Nghiên cứu về miễn dịch cầutrùng ở vật nuôi

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh cầu trùng bê, nghé tại tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 40)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.6.1. Nghiên cứu về miễn dịch cầutrùng ở vật nuôi

Tyzzer E. E. (1929) [70 đã chứng minh bằng thực nghiệm là có 2 mức miễn dịch trong bệnh cầu trùng.

- Mức 1: phát sinh sau khi con vật nhiễm một lƣợng nhỏ cầu trùng. Khi đó sẽ tạo ra miễn dịch yếu, và nếu gây nhiễm cho con vật một liều cầu trùng cao hơn (liều siêu nhiễm) thì nó sẽ mắc bệnh lại.

- Mức 2: phát sinh khi con vật nhiễm một lƣợng lớn cầu trùng. Trong trƣờng hợp này con vật có sức miễn dịch và không bị nhiễm lại khi cầu trùng xâm nhập vào cơ thể. Nhận định này đƣợc Beyer xác nhận khi thí nghiệm trên thỏ, và Paskin xác nhận khi thí nghiệm trên gà con.

Bachman G. W. (1930) [52] cho rằng, miễn dịch theo tuổi hình thành ở gia súc do chúng tái nhiễm cầu trùng nhiều lần.

Hammond D. M. và cs (1944) đã gây miễn dịch trƣớc cho bê thí nghiệm bằng E. bovis với liều 25.000 - 30.000 Oocyst; bê đối chứng không gây nhiễm cầu trùng. Sau đó đƣa qua lỗ dò cho cả bê thí nghiệm và đối chứng với số lƣợng 0,4 - 1,9 tỷ thể phân lập của loài cầu trùng trên. Tiếp sau đó dùng phƣơng pháp sinh thiết làm các tiêu bản tế bào ruột. Kết quả cho thấy, những bê đã gây miễn dịch (thí nghiệm), các thể phân đoạn không phát triển đƣợc và bệnh cầu trùng không phát ra. Ở bê đối chứng (không đƣợc gây miễn dịch) bệnh cầu trùng đã phát ra. Điều đó cho thấy, gây nhiễm Oocyst ở bê đã hình thành sức miễn dịch, nhờ vậy ngăn khả năng xâm nhiễm của các thể phân đoạn cầu trùng cùng loài sau đó. (Dẫn theo Giáp Mạnh Hoàng, 2011 [10]).

Horton Smith C. (1963) cũng chứng minh rằng khi nuôi cách ly gà đến 6 tháng tuổi không cho tiếp xúc với cầu trùng, sau 6 tháng tuổi tiến hành cho nhiễm tự nhiên thấy gà rất cảm thụ với E. tenella, nhƣng sau đó nuôi bình

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thƣờng thì gà không bị nhiễm E. tenella nữa. (Dẫn theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2008 [16]).

1.2.6.2. Tính đặc hiệu của miễn dịch cầu trùng Eimeria

Tyzzer E. E. (1929) [70] cho biết, tính đặc hiệu của miễn dịch cầu trùng là có thật. Sau khi gây nhiễm cho gà bằng E. tenella (lần 1), tác giả tiếp tục gây nhiễm lần 2 cách 2 tuần với 3 loài cầu trùng: E. tenella, E. maxima, E. acervulina. Khi mổ khám, chỉ phát hiện thấy bệnh tích ở ruột non (nơi gây bệnh của cầu trùng E. maximaE. acervulina) mà không thấy bệnh tích ở manh tràng (nơi gây bệnh của cầu trùng E. tenella).

Rose M. E. (1962) [67] đã chứng minh tính đặc hiệu theo loài rất nghiêm ngặt ở Eimeria bằng phƣơng pháp kết tủa trên thạch.

Stotish R. L. (1977) đã nghiên cứu thành phần kháng thể đặc hiệu dạng dịch thể chống cầu trùng, tác giả nhận thấy E. tenella nhiễm cho gà sẽ kích thích sản sinh ra các kháng thể đặc hiệu, chủ yếu là IgG và IgM. Theo Waidenstedt L. và cs (1999), hầu hết các trƣờng hợp, kháng thể miễn dịch của gà chỉ có tác dụng với loài cầu trùng trực tiếp kích thích tạo ra nó. (Dẫn theo Lê Minh, 2009 [24]).

1.2.6.3. Cơ chế đáp ứng miễn dịch

Theo cơ chế đáp ứng miễn dịch chung, muốn có kháng thể phải có kháng nguyên kích thích vào cơ thể. Trong thực tiễn, sự sống của động vật luôn diễn ra quá trình tiếp nhận kháng nguyên, nhƣng không phải tất cả đều hình thành kháng thể. Theo Lillehoj S. H. (1996), miễn dịch cầu trùng

Eimeria chỉ hình thành khi có sự hiện diện của cầu trùng Eimeria (Dẫn theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2008 [16]).

Bản chất của đáp ứng miễn dịch bao gồm: đáp ứng miễn dịch tế bào và đáp ứng miễn dịch dịch thể (Nguyễn Ngọc Lanh, 1982 [18], Đặng Đức Trạch và cs, 1984 [44], Nguyễn Nhƣ Thanh và cs, 1997 [34]).

Theo Horton Smith (1963), đáp ứng miễn dịch của gà với cầu trùng là tổng hợp của miễn dịch tế bào và đáp ứng miễn dịch dịch thể. Miễn dịch tế

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bào đóng vai trò chính trong việc chống lại cầu trùng. Hệ thống miễn dịch hỗn hợp ở ruột bao gồm các tế bào thực thể, các tế bào điều hòa miễn dịch và các tế bào hiệu ứng miễn dịch. Trong miễn dịch dịch thể, gà bị nhiễm cầu trùng, kháng thể hình thành trong máu và dịch tiết của niêm mạc. (Dẫn theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2008 [16]).

Long P. T. và cs (1979) [64] cho rằng, kháng thể kháng Eimeria

đƣợc hình thành do tác động của cầu trùng Eimeria. Thời gian tác động để hình thành kháng thể chống cầu trùng ở giờ thứ 92 (gần 4 ngày), nhƣng có thể phát hiện sự đề kháng sau 3 ngày (72 giờ) sau nhiễm. Thời gian cần thiết tạo miễn dịch chắc chắn đối với bệnh cầu trùng cũng tƣơng tự nhƣ đối với các bệnh do vi rút.

Theo Turh (1975), trạng thái cơ thể có vai trò quan trọng ảnh hƣởng đến kết quả đáp ứng miễn dịch. Lillehoj S. H. cho biết, đáp ứng miễn dịch của vật nuôi với bệnh cầu trùng là hỗn hợp nhiều mặt của việc chống lại cầu trùng và sự tƣơng hỗ giữa tế bào bạch cầu ở ruột với cầu trùng. Đây là đặc trƣng cho đáp ứng miễn dịch cầu trùng. (Dẫn theo Giáp Mạnh Hoàng, 2011 [10]).

Euzeby J. (1981) cho biết, thời gian duy trì miễn dịch đối với cầu trùng

Eimeria là 12 - 14 tháng. Theo tác giả, sự bảo hộ tại chỗ là có thật và có thể duy trì đến hàng tháng, thậm chí hàng năm. Miễn dịch này không nhất thiết kích thích để huy động kháng thể tại chỗ, nhƣng chắc chắn nó kích thích để huy động kháng thể.

Hệ thống miễn dịch ở ruột bao gồm: các tế bào điều hoà miễn dịch và các tế bào hiệu ứng miễn dịch. Lympho ruột đƣợc tạo ra từ nhiều tổ chức khác nhau nhƣ: hạch hạnh nhân, mảng payer, túi thừa mackei, các chùm lympho nằm rải rác dọc nội bì và lamina propria của đƣờng ruột. Mảng payer đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp IgA và tiểu quần thể lympho B, là những thành phần quan trọng trong việc tiết IgA.

Tô Long Thành (2008) [35] cho rằng, sức đề kháng của cơ thể vật chủ đối với nguyên sinh động vật chủ yếu do các yếu tố không đặc hiệu cũng nhƣ các cơ chế miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào đặc hiệu. Các cytokin cũng

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tham gia trong việc điều khiển cả đáp ứng miễn dịch và bệnh lý học. Đã có biểu hiện rõ ràng có các phân nhóm, đó là những phân nhóm của cả tế bào T hỗ trợ (Th) và tế bào T gây độc tế bào (Tc) sản sinh ra các cytokin khác nhau. Ví dụ, Th-1 sản sinh ra gama interferon (IFN- ), và interleukin-2 (IL-2) tham gia vào đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Ngƣợc lại, Th-2 sản sinh và giải phóng IL-4 và IL-6 chịu trách nhiệm cho đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Sự cảm ứng xuất hiện các quần thể T này là chìa khoá quyết định cho khả năng hồi phục và sức đề kháng của con vật.

Để có đáp ứng miễn dịch của vật nuôi đối với bệnh cầu trùng phải kể đến vai trò to lớn của đại thực bào, rồi đến bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm. Ngoài nhiệm vụ thực bào và tiêu diệt cầu trùng, đại thực bào còn đóng vai trò trong việc tạo miễn dịch đặc hiệu, nó tiếp nhận kháng nguyên, chia cắt kháng nguyên thành siêu kháng nguyên rồi trình diện cho các tế bào có thẩm quyền miễn dịch. Các tế bào lympho B sau khi nhận diện kháng nguyên cầu trùng, một nhóm sẽ tạo ra kháng thể đặc hiệu để kháng cầu trùng, khi cầu trùng xâm nhập vào lần sau thì kháng thể đƣợc sinh ra nhanh hơn và nhiều hơn. Đây chính là cơ sở để chế tạo vắc xin phòng bệnh cầu trùng. Các tế bào lympho T sinh ra lymphokin để tiêu diệt cầu trùng, một số có vai trò trong điều hoà miễn dịch, một số nguyên bào lympho T mẫn cảm cũng trở thành “tế bào nhớ”. (Dẫn theo Lê Minh, 2009 [24]).

1.2.6.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch cầu trùng

Theo Tyzzer E. E. (1929) [70], bằng kỹ thuật gây bệnh thực nghiệm đã chứng minh cƣờng độ miễn dịch không đồng đều, phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: loài cầu trùng gây bệnh, đƣờng xâm nhập vào cơ thể và trạng thái sức khoẻ vật nuôi. Những loài cầu trùng gây bệnh ở tầng sâu thƣờng kích thích cơ thể sản sinh kháng thể mạnh hơn những loài cầu trùng chỉ ký sinh ở bề mặt niêm mạc. Sự xâm nhập của cầu trùng qua quá trình tiêu hoá tự nhiên kích thích sinh miễn dịch tốt hơn tiêm thẳng vào ruột, sức khoẻ vật nuôi tốt thì đáp ứng miễn dịch tốt hơn khi đau ốm.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngoài ra, liều gây nhiễm cũng có vai trò quan trọng. Với liều thích hợp có tác dụng kích thích khả năng hình thành kháng thể, liều cao thì có thể ức chế hình thành kháng thể, thậm chí có thể làm con vật phát bệnh.

Theo Horton Smith (1963), Long P. T. và cs (1982), thời gian miễn dịch dài hay ngắn phụ thuộc vào phƣơng pháp gây miễn dịch và sự tồn tại của cầu trùng. (Dẫn theo Lê Minh, 2009 [24].

Kolapxki N. A. và cs, 1980 [47] đã cho gà con nhiễm một liều nhỏ

Oocyst (dƣới 5000/gà) thì thấy gà không có triệu chứng. Khi nhiễm lần 2 với liều 50.000 Oocyst/gà, thì gà bị cầu trùng rất nặng, có thể chết.

Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu ở gà của Trần Tích Cảnh và cs (1996) [1] cho thấy, miễn dịch ở gà với E. tenella có thể duy trì 60 ngày. Đây là kết quả rất có ý nghĩa trong việc chế vắc xin phòng bệnh cầu trùng.

1.2.6.5. Vắc xin cầu trùng

Việc sử dụng vắc xin để phòng các bệnh ký sinh trùng nói chung và cầu trùng nói riêng chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ, một số loại vắc xin đã ra đời nhƣng hiệu lực chƣa cao hoặc chƣa chắc chắn. Trong phòng chống bệnh cầu trùng, một số loại vắc xin đã lần lƣợt ra đời. Nhƣng vấn đề quan trọng hơn là cách dùng vắc xin nhƣ thế nào để có hiệu quả cao. Có hai quan điểm về vấn đề này: một là, cho nhiễm từ từ các loại cầu trùng có trong trại chăn nuôi. Hai là, chỉ dùng các loại vắc xin giảm độc ổn định.

Trong tƣơng lai, hƣớng nghiên cứu tập trung vào các loại vắc xin tái tổ hợp gen. Các vắc xin này sẽ tạo ra một thế hệ thứ 2 của vắc xin chống cầu trùng. Hiện nay, chƣa có một kháng nguyên tái tổ hợp gen nào có khả năng một mình tạo đƣợc sức kháng cho con vật. Vì vậy, vắc xin sống trong nhiều năm nữa vẫn là đối tƣợng lựa chọn để thay thế việc phòng bệnh bằng hoá dƣợc.

Hiện nay, vẫn chƣa có loại vắc xin phòng bệnh cầu trùng cho bê nghé, nhƣng đã có một số loại vắc xin đƣợc sản xuất phòng bệnh cầu trùng cho gà nhƣ: CoccivaxR, ImmucoxR, LivacoxR D,VAC. MR, ParacoxR.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Theo Bạch Mạnh Điều (2004) [4], vắc xin Coccivax phòng bệnh cầu trùng cho gà từ 6 ngày tuổi không gây phản ứng phụ, sau 10 ngày gà đƣợc bảo hộ an toàn, đến 54 ngày khả năng bảo hộ vẫn đƣợc duy trì.

1.2.7. Chẩn đoán bệnh cầu trùng bê, nghé

Theo Trịnh Văn Thịnh (1978) [38], (1982) [39], Phạm Văn Khuê và cs (1996) [11], Lê Hữu Khƣơng (2011) [12] để chẩn đoán bệnh cầu trùng cần căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, đặc điểm dịch tễ và xét nghiệm phân tìm

Oocyst cầu trùng.

Kolapxki N. A. và cs, 1980 [48] cho rằng, chẩn đoán cần dựa trên cơ sở chẩn đoán tổng hợp, căn cứ vào đặc điểm dịch tễ, triệu chứng, bệnh tích và những kết quả xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Về triệu chứng lâm sàng cần chú ý tới đặc điểm ỉa chảy, phân có gân máu hay cả vệt máu. Thời kỳ đầu của bệnh, việc chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng là không đơn giản chút nào.

Những bệnh tích cần chú ý là những biến đổi trong ruột già: hồi tràng, manh tràng, trực tràng luôn luôn chứa đầy những cục máu có màng fibrin; niêm mạc ruột sƣng và có phủ những đám loét, có những chấm hay những vệt xuất huyết; trên niêm mạc ruột già thấy rõ những ổ thâm nhiễm màu đỏ sẫm, trong đó bao giờ cũng thấy rất nhiều Oocyst cầu trùng.

* Chẩn đoán phân biệt:

Theo Kolapxki N. A. và cs, 1980 [48], cần chú ý phân biệt bệnh cầu trùng ở bê nghé với các bệnh tụ huyết trùng, phó lao bởi các bệnh này có một số triệu chứng gần giống bệnh cầu trùng.

Để phân biệt bệnh cầu trùng với bệnh phó lao, ngƣời ta chú ý tới yếu tố mùa vụ: bệnh cầu trùng phát nhiều vào mùa hè, còn bệnh phó lao thì xảy ra quanh năm nhƣng chủ yếu thấy ở mùa xuân và mùa thu. Theo quy luật, gia súc non hay bị bệnh cầu trùng; còn bệnh phó lao thấy nhiều ở trâu bò từ 3 đến 5 tuổi.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thời kỳ nung bệnh trong bệnh cầu trùng là 2 - 3 tuần, còn với bệnh phó lao là vài tháng. Bệnh cầu trùng gây ỉa chảy nhiều nƣớc, phân thời kỳ đầu có lẫn máu; còn bệnh phó lao thì phân có dạng cháo đặc hay dịch lỏng, có nhiều bọt khí.

Ở bệnh cầu trùng bệnh tích đặc trƣng là thiếu máu, viêm ruột hay viêm đại tràng, viêm xuất huyết hoặc có vết loét; còn bệnh phó lao thì viêm ruột nhƣng đặc trƣng nhất là viêm ở ruột non, màng niêm mạc dày lên, trên các nếp gấp có nhiều điểm xuất huyết.

Để phân biệt bệnh cầu trùng với bệnh tụ huyết trùng, ngƣời ta so sánh nguồn và đƣờng nhiễm bệnh. Trong bệnh cầu trùng, nguồn truyền bệnh là những gia súc ốm hoặc gia súc tái phát bệnh, đồng cỏ, nguồn nƣớc v..v.. Còn bệnh tụ huyết trùng, vi trùng thƣờng cƣ trú ở đƣờng hô hấp trên. Khi sức đề kháng của gia súc kém, bệnh phát triệu chứng. Bệnh cầu trùng thƣờng có vào mùa hè, mùa thu ít hơn; bệnh cầu tụ huyết trùng thì hoặc là vào đầu xuân, hoặc là mùa hè.

1.2.8. Phòng, trị bệnh cầu trùng cho bê, nghé

1.2.8.1. Điều trị

Để điều trị bệnh cầu trùng bê, nghé, từ lâu các tác giả đã thử nghiệm thành công nhiều loại thuốc.

Boughton (1941-1943), dùng Sunfaguanidin 0,1g/kg trong 2 ngày để chữa bệnh cầu trùng bê nghé cho kết quả tốt. Hanmond và cs (1956-1959) nghiên cứu tác dụng của Sunfamerazin, Sunfametazin chữa bệnh cầu trùng ở các giai đoạn phát triển khác nhau, các tác giả kết luận, dùng các Sunfanilamid kể trên về cơ bản đã có tác dụng giết hại các thể phân lập của cầu trùng. Newman (1966, 1968) dùng Amprolium liều từ 25 - 66mg/1 kg thể trọng thấy triệu chứng lâm sàng ở bê biến mất sau khi dùng thuốc 2 ngày. (Dẫn theo Lƣơng Tố Thu, 1986 [41]).

Trên thế giới, nhiều loại kháng sinh đã đƣợc một số tác giả nghiên cứu lựa chọn để điều trị cầu trùng cho bê, nghé.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Peardon và cs (1965) thử tác dụng của Lincomycine khi gây bệnh cho 3 bê thí nghiệm và 6 bê đối chứng bằng noãn nang cầu trùng E. bovisE. canadensis. Thuốc đƣợc dùng cho bê uống vào 4 ngày đầu sau khi gây bệnh. Ở những bê này mức độ phát bệnh giảm tới 3 lần so với 2 bê khác, khi cho 2 bê này chúng uống lincomycine vào ngày thứ 8 - 11 và ngày thứ 15 - 18 sau khi nhiễm bệnh. Arakawa và Todd (1968) cũng thử tác dụng của Lincomycine bằng cách gây bệnh trên bê bằng cầu trùng E. bovis. Các tác giả cho biết: nếu hàng ngày cho bê uống thuốc, liều 1000 mg/con, từ ngày thứ 12 - 15 sau khi gây nhiễm thì Lincomycine đã làm cho một số thể phân lập của cầu trùng bị thoái hoá. Evalop và cs (1977) dùng Biomicine, liều 25mg/kg cho bê, nghé uống trong 3-4 ngày liên tục. Kết quả sau giai đoạn cho thuốc ỉa chảy ngừng, bê nghé thèm ăn hơn, lƣợng noãn nang giảm so với lô đối chứng 78 lần. (Dẫn theo Lƣơng Tố Thu, 1986 [41])

Ellisade M. H, Ross C. B. và cs (1993) [53] đã sử dụng Salinomycine để điều trị bệnh cầu trùng và thuốc đã cho hiệu quả điều trị tốt.

Ở Việt Nam, Lê Văn Năm (2004) [26], đã giới thiệu 11 nhóm thuốc và hoá chất có khả năng điều trị bệnh cầu trùng, bao gồm các thuốc sau:

- Nhóm hợp chất chứa Nitrofura: gồm có Furazolidon Tripan Coruleum (phẩm xanh), Mepacrin (Acrichin). Hiện nay, đa số các chất trong nhóm này đã bị cấm sử dụng tại Việt Nam (mặc dù có hiệu lực diệt cầu trùng cao), bởi sự tồn dƣ của thuốc trong cơ thể gia súc, gia cầm, ảnh hƣởng đến sức khoẻ con ngƣời.

- Nhóm Pyrinidin: gồm có Amprolium, Beclothiamin, Diaveridin, Pyrimethamin, Trimethoprin. Nhóm thuốc này rất xƣa nhƣng đến nay vẫn

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh cầu trùng bê, nghé tại tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)