Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm cầutrùng tại một số địa phƣơng

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh cầu trùng bê, nghé tại tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 74)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm cầutrùng tại một số địa phƣơng

Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng bê, nghé tại một số địa phƣơng

Địa điểm (huyện, xã) Số bê, nghé kiểm tra (con) Số bê, nghé nhiễm (con) Tỷ lệ (%)

Cƣờng độ nhiễm (Số Oocyst/g phân)

500 500 - 1000 1000 - 5000 5000 n % n % n % n % Phú Lƣơng 120 46 38,33 23 50,00 16 34,78 5 10,87 2 4,35 Phấn Mễ 42 15 35,71 8 53,33 4 26,67 2 13,33 1 6,67 Tức Tranh 35 15 42,86 7 46,67 6 40,00 2 13,33 0 0,00 Cổ Lũng 43 16 37,21 8 50,00 6 37,50 1 6,25 1 6,25 Phú Bình 129 60 46,51 30 50,00 21 35,00 6 10,00 3 5,00 Lƣơng Phú 43 19 44,19 10 52,63 6 31,58 2 10,53 1 5,26 Đào Xá 41 19 46,34 8 42,11 8 42,11 2 10,53 1 5,26 Tân Kim 45 22 48,89 12 54,55 7 31,82 2 9,09 1 4,55 Phổ Yên 119 45 37,82 24 53,33 15 33,33 4 8,89 2 4,44 Hồng Tiến 41 16 39,02 8 50,00 6 37,50 1 6,25 1 6,25 Đồng Tiến 38 14 36,84 9 64,29 4 28,57 1 7,14 0 0,00 Tiên Phong 40 15 37,5 7 46,67 5 33,33 2 13,33 1 6,67 Tính chung 368 151 41,03 77 50,99 52 34,44 15 9,93 7 4,64

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết quả bảng 3.2 cho thấy:

* Về tỷ lệ nhiễm:

Có 151 mẫu bị nhiễm cầu trùng trong tổng số 368 mẫu phân bê, nghé kiểm tra, chiếm tỷ lệ 41,03%, biến động từ 37,82% - 46,51%. Tỷ lệ nhiễm này khác nhau giữa các xã của 3 huyện và phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: tuổi bê, nghé, thời tiết khí hậu, điều kiện chăm sóc nuôi dƣỡng, tình trạng vệ sinh thú y, mật độ chăn nuôi … Do địa hình rộng có một số xã, thôn, xóm ở vùng sâu, phƣơng thức chăn nuôi còn lạc hậu, điều kiện vệ sinh thú y chƣa đảm bảo nên tỷ lệ nhiễm cầu trùng bê, nghé ở các xã thuộc 3 huyện trên là tƣơng đối cao. Ở cả 3 huyện, phƣơng thức chăn nuôi chủ yếu là bán chăn thả (ban ngày đƣợc thả chăn dắt, ban đêm nhốt tại chuồng và cho ăn bổ sung). Trong đó, các xã của huyện Phú Bình có địa hình rộng, xen kẽ nhiều đồi núi thấp, điều kiện vệ sinh chuồng trại, bãi chăn thả kém, bê nghé đƣợc chăn thả theo đàn, tạo điều kiện cho Oocyst cầu trùng phát tán và lây nhiễm sang nhau. Các xã của huyện Phú Lƣơng và Phổ Yên mật độ chăn nuôi thấp hơn. Đồng thời ngƣời chăn nuôi đã có ý thức hơn trong công tác phòng chống dịch bệnh nên tỷ lệ nhiễm cầu trùng thấp hơn (38,33% và 37,82% so với 46,51%).

Tỷ lệ nhiễm cầu trùng đƣợc thể hiện rõ hơn qua hình 3.1.

37.82 46.51 38.33 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 45.00 50.00 % Phú Lương Phú Bình Phổ Yên Huyện

Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm cầu trùng bê, nghé ở 3 huyện của tỉnh Thái Nguyên

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Biểu đồ ở hình 3.1 cho thấy, các cột biểu thị tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở các huyện cao thấp khác nhau.

Tỷ lệ nhiễm cầu trùng cao nhất ở bê, nghé nuôi tại huyện Phú Bình (46,51%), sau đó đến bê, nghé ở huyện Phú Lƣơng (38,33%) và cuối cùng đến Phổ Yên (37,82%). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Tauseef Ur Rehman và cs (2010) [69]; và phù hợp với nhận xét của Lassen B. (2009) [61], Lâm Thị Thu Hƣơng (2011) [9].

* Về cƣờng độ nhiễm:

- Bảng 3.2 cho thấy: bê, nghé đều nhiễm cầu trùng ở cƣờng độ từ nhẹ đến rất nặng ở 3 huyện nghiên cứu. Trong tổng số 151 bê nghé nhiễm cầu trùng có 77 bê nghé nhiễm ở cƣờng độ nhẹ (chiếm tỷ lệ 50,99%), có 52 bê nghé nhiễm cầu trùng ở cƣờng độ trung bình (chiếm tỷ lệ 34,44%), ở cƣờng độ nặng có 15 bê nghé (chiếm tỷ lệ 9,93%) và 7 bê nghé nhiễm cầu trùng ở cƣờng độ rất nặng (chiếm tỷ lệ 4,64%). Phú bình là huyện có tỷ lệ nhiễm rất nặng cao nhất (5%).

- Từ kết quả bảng 3.2 và đồ thị 3.1, chúng tôi có nhận xét: điều kiện chăn nuôi ảnh hƣởng tới cƣờng độ nhiễm. Ba huyện Phú Bình, Phú Lƣơng và Phổ Yên của tỉnh Thái Nguyên chăn nuôi với tình trạng vệ sinh thú y kém, chế độ chăm sóc nuôi dƣỡng chƣa tốt, ngƣời dân có tập quán chăn thả theo bầy đàn, nên cƣờng độ rất nặng cao. Kết quả này là phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [16], Lƣơng Tố Thu (1986) [41], Lâm Thị Thu Hƣơng (2011) [9].

Theo Trịnh Văn Thịnh và cs (1978) [38], điều kiện tự nhiên và xã hội có ảnh hƣởng tới sự tồn tại và phát triển của ký sinh trùng, do đó ảnh hƣởng đến sự cảm nhiễm ký sinh trùng ở gia súc và gia cầm, trong đó có cầu trùng bê nghé.

Những nhận xét của các tác giả trên đã phần nào làm rõ hơn nguyên nhân dẫn đến bê, nghé nhiễm cầu trùng với tỷ lệ và cƣờng độ cao. Trên cơ sở này chúng tôi tiếp tục nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở bê, nghé tại tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh cầu trùng bê, nghé tại tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 74)