Những thiệt hại về kinh tế do bệnh cầutrùng gây ra

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh cầu trùng bê, nghé tại tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 33)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.1. Những thiệt hại về kinh tế do bệnh cầutrùng gây ra

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bệnh cầu trùng không gây thành ổ dịch lớn nhƣ các bệnh truyền nhiễm do vi rút, vi khuẩn gây ra nhƣng bệnh thƣờng kéo dài, khó loại bỏ nếu nhƣ không áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp.

Kết quả nghiên cứu của các nhà ký sinh trùng học trên thế giới đều cho thấy, cầu trùng là nguyên nhân chính gây ỉa chảy của bê, nghé, làm giảm khả năng tăng trọng, giảm tỷ lệ nuôi sống, làm tăng tỷ lệ còi cọc, khả năng đáp ứng miễn dịch giảm, bê nghé rất dễ bị nhiễm kế phát các bệnh khác, gây ra những tổn thất đáng kể cho ngành chăn nuôi trâu bò.

Bê nghé bị cầu trùng thƣờng chậm lớn, giảm tốc độ sinh trƣởng, tăng trọng kém. Tiêu tốn thức ăn và các chi phí khác tăng cao nhƣ: chi phí về thuốc điều trị, thuốc sát trùng, chăm sóc nuôi dƣỡng.

Foster (1949) nhận thấy, ở Mỹ hàng năm bệnh cầu trùng bê, nghé gây thiệt hại bằng 1/3 tổng số thiệt hại do các bệnh khác gây ra. Theo Nazar – Evalop (1980) cho rằng bệnh cầu trùng bê, nghé là nguyên nhân chủ yếu gây ỉa chảy đỏ của bê, nghé và làm giảm khả năng tăng trọng bình quân từ 4 - 12% (Dẫn theo Lƣơng Tố Thu, 1986 [41]).

Ở Anh, bệnh cầu trùng gây ra hội chứng ỉa chảy, làm ảnh hƣởng đến việc phát triển của bê non, gây thiệt hại kinh tế cho các trại chăn nuôi bò ở các tỉnh Tây Nam trong mùa hè và mùa thu (Dẫn theo Phạm Sỹ Lăng và cs, 2002 [19]).

Ở Việt Nam, theo Lƣơng Tố Thu (1986) [41], tại Trung tâm trâu sữa Phùng Thƣợng (Hà Nam Ninh), năm 1978 đã xảy ra một vụ dịch do cầu trùng gây ra, làm chết 14,8% tổng đàn nghé. Số nghé còn lại đã giảm khả năng tăng trọng bình quân từ 600g/ngày (1977) xuống 450g/ngày (1978). Tác giả đã phát hiện thấy bê thuộc giống bò sữa lang trắng đen (Holstein) và trâu sữa Murrah bị nhiễm bệnh, gây tổn thất nhiều về kinh tế.

1.2.2. Cơ chế sinh bệnh

Theo tác giả Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2006) [15] và (2012) [17], tác động gây bệnh của cầu trùng phụ thuộc chủ yếu vào số lƣợng cầu trùng

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xâm nhập vào cơ thể, số lƣợng tế bào biểu mô đƣờng tiêu hoá bị chúng ký sinh và phá huỷ.

Đề cập đến quá trình sinh bệnh học của bệnh cầu trùng, Kolapxki N. A. và cs (1980) [48], Ajayi J. A. (2004) [51] đều thống nhất rằng: trong màng niêm mạc ruột, cầu trùng phát triển mạnh bằng phƣơng thức sinh sản vô tính và làm cho hàng loạt tế bào biểu mô bị phá huỷ. Ngƣời ta xác định rằng, một con vật mắc bệnh cầu trùng thải ra môi trƣờng bên ngoài hàng ngày từ 9 triệu đến 980 triệu Oocyst. Điều đó tƣơng ứng với, trong cơ thể con vật ốm, hàng ngày có trên 500 triệu tế bào biểu mô ruột bị phá huỷ. Không những chỉ các tế bào bị cầu trùng ký sinh, mà hình nhƣ cả những tế bào bên cạnh, những mao quản và mạch quản bị phá huỷ. Sự phá huỷ hàng loạt tế bào của ký chủ làm cho tính toàn vẹn của vách ruột bị tổn thƣơng. Những vùng ruột bị huỷ hoại làm cho nhiều đoạn ruột không tham gia đƣợc vào quá trình tiêu hoá, làm cho con vật thiếu dinh dƣỡng dai dẳng, dẫn đến sự phù nề các cơ quan và mô bào. Quá trình bệnh thƣờng thể hiện máu loãng, mạch đập chậm. Sự sinh sản mạnh của cầu trùng trong niêm mạc ruột và sự phá huỷ các tế bào biểu mô ruột, dẫn tới hậu quả là, trên các vùng tế bào bị chết, hệ vi khuẩn gây mủ sinh sản, làm nặng thêm quá trình viêm ruột, gây rối loạn chức năng hấp thụ và nhu động của ruột, dẫn đến con vật ỉa chảy.

Kolapxki N. A. và cs (1980) [48] chỉ ra rằng, khi con vật bị bệnh cầu trùng, lƣợng hồng cầu và hemoglobin giảm, con vật bị thiếu máu.

Williams R. B và cs (1991) cho thấy, tác động quá trình gây bệnh của cầu trùng giống Eimeria là làm cho hàng loạt tế bào niêm mạc ruột bị phá vỡ, giải phóng Oocyst vào xoang ruột, gây hiện tƣợng xuất huyết tràn lan, tế bào bong tróc, làm cho thành ruột trở nên mỏng. (Dẫn theo Lê Minh, 2009 [24]).

Phạm Văn Khuê và cs (1996) [11] cho biết, cầu trùng xâm nhập vào tế bào biểu mô ruột gây tổn thƣơng lan tràn niêm mạc ruột, từ đó một số lƣợng lớn tế bào biểu mô, lớp dƣới niêm mạc, các mạch quản, thần kinh bị phá huỷ, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển và xâm nhập vào cơ thể.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Những xét nghiệm về hoá sinh và hình thái học cho thấy, khi bị bệnh cầu trùng, số lƣợng hồng cầu, hàm lƣợng hemoglobin giảm, con vật bị thiếu máu. Ngoài ra, vào thời kỳ bệnh tiến triển ác tính còn làm giảm lƣợng đƣờng trong máu, giảm glutation, catalaza và lƣợng kiềm dự trữ.

Từ cách sinh bệnh trên chúng ta phải xem bệnh cầu trùng nhƣ là một bệnh toàn thân, chứ không chỉ riêng một cơ quan có loài cầu trùng này hay loài cầu trùng khác ký sinh.

1.2.3. Triệu chứng của bê, nghé bị bệnh cầu trùng

Kolapxki N. A. và cs (1980) [48] cho biết, thời kỳ nung bệnh kéo dài từ 2 - 3 tuần. Bệnh diễn ra ở các thể cấp tính, á cấp tính hay mãn tính. Điều đó phụ thuộc vào trạng thái cơ thể, loài cầu trùng và số lƣợng Oocyst gây bệnh xâm nhập vào cơ thể bê nghé.

Ở thể cấp tính, thấy bê nghé bị suy nhƣợc hoàn toàn: con vật hay nằm hơn, không thích vận động, ít ăn, lông mất màu ánh, trở nên xù xì, nhai lại chậm chạp. Bệnh ở ngày thứ 2, thứ 3 thì sinh ỉa chảy, phân lỏng có chất nhờn và những gân máu. Sau 7 - 8 ngày từ khi mắc bệnh, trạng thái suy nhƣợc toàn thân tăng lên, sự nhai lại ngừng hẳn, nhu động ruột tăng, hậu môn nửa đóng, nửa mở, màng niêm mạc ruột cũng xuất huyết mạnh. Ở vùng đuôi và hai chân sau, lông phủ dịch bẩn màu hơi xanh. Sau đó phân trở nên loãng, màu hơi xanh nâu, mùi rất thối, trong phân có hỗn hợp niêm dịch và máu, nhiều khi có cả màng fibrin. Cuối tuần lễ thứ 2, ỉa chảy càng mạnh hơn, vật mắc bệnh rặn ỉa liên tục. Nhiệt độ cơ thể con ốm lên tới 40 - 410C. Bê nghé xuống sức nhanh, nằm liệt, bỏ ăn, không thiết gì đến xung quanh, kiệt sức nhanh chóng. Lúc này mắt bê trũng sâu xuống, màng niêm mạc trắng nhợt. Hậu môn mở rộng, niêm mạc hậu môn đầy những chấm hay những vệt xuất huyết. Phân toàn màu nâu hay nâu sẫm, giai đoạn cuối phân có màu đỏ. Khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống còn 36 - 350C, con vật chết.

Hầu hết các tác giả cho rằng, bệnh cầu trùng thể cấp tính thƣờng thấy khi bê nghé nhiễm lần đầu loài cầu trùng E. zuernii. Nhiều ngƣời cũng thấy

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giai đoạn cấp tính xảy ra khi bị nhiễm ghép loài E. zuernii với một số loài cầu trùng khác.

Ở thể á cấp tính, trạng thái mệt mỏi biểu hiện ít hơn, bê nghé hay nằm hơn, ăn ít, nhai lại yếu, phân loãng có chất nhày. Tới ngày thứ 7, thứ 8 bê nghé bắt đầu ỉa chảy nhƣng không có máu. Con vật gầy, bệnh tiến triển dai dẳng và kéo dài.

Thể mãn tính, thấy ở những bê nghé tuổi lớn hơn và thƣờng ở trâu bò trƣởng thành. Ở các cơ sở chăn nuôi kém, thể bệnh này xảy ra thƣờng xuyên. Gia súc gầy yếu, ỉa chảy lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ, phân nhiều nƣớc có lẫn bọt khí, chất nhày và thƣờng có máu ẩn. Con vật kém ăn, màng niêm mạc tái nhợt. Bê nghé sinh trƣởng và phát dục kém, thậm chí giảm khối lƣợng cơ thể. Thể mãn tính của bệnh cầu trùng kéo dài làm cho cơ thể bê nghé yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm phát sinh.

Gobzem V. R. (1972) (dẫn theo Kolapxki N. A. và cs, 1980 [48] và Lƣơng Tố Thu (1986) [41]) đã nghiên cứu triệu chứng lâm sàng khi gây bệnh cho bê bằng một loài cầu trùng duy nhất - loài E. bovis. Tác giả đã gây nhiễm cho 18 bê bằng cách cho mỗi con nuốt 200 nghìn Oocyst đã hình thành bào tử. Ngày thứ 2 sau khi nhiễm bệnh bê đã có biểu hiện mỏi mệt, một số con chảy nƣớc mũi, phân có nhiều chất nhày. Vào ngày thứ 3, ở bê thí nghiệm xuất hiện ỉa chảy. Những ngày sau, phân nửa đặc nửa loãng. Tới ngày thứ 8 bê vẫn ăn tốt, nhiệt độ cơ thể hơi cao, lỗ mũi chảy niêm dịch lẫn mủ. Phản ứng Gregerxen phát hiện máu ẩn trong phân dƣơng tính. Từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 15, bê mệt nhiều hơn; nƣớc mũi chảy có chất nhày lẫn mủ, ở một số con phân có nhiều chất nhày, một số con khác thì ỉa chảy. Khi xét nghiệm chất nhày và mủ chảy ra từ lỗ mũi, ngƣời ta thấy những thể tựa nhƣ thể phân đoạn (Merozoit) của cầu trùng E. bovis. Các nang trứng (Oocyst) cầu trùng xuất hiện trong phân bê thí nghiệm ở ngày thứ 20 sau khi nhiễm bệnh. Số lƣợng Oocyst có trong 1 g phân đến 105 nghìn. Triệu chứng lâm sàng biểu hiện rõ hơn vào ngày thứ 23 - 27. Lúc này bê mệt mỏi nhiều, ỉa chảy mạnh,

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

gầy sút, mắt lõm, chứng tỏ cơ thể bê mất nhiều nƣớc. Bộ lông mất màu sáng và trở nên xù xì, nhiệt độ cơ thể tăng cao, nhu động ruột cũng tăng.

Ở một số bê, ngày thứ 14 ngay khi gây nhiễm nhiệt độ cơ thể lên tới 40,20C, mạch tăng nhanh tới 116 lần/phút, gƣơng mũi khô và nóng hơn, nghe vùng phổi có tiếng ran phế quản, nhu động ruột tăng mạnh. Sau đó nhiệt độ giảm xuống ở ngày thứ 15. Tới ngày thứ 20 thì bê suy sụp hoàn toàn, xuất hiện run cơ, nhiệt độ xuống còn 36,50C. Tới ngày thứ 21 bê chết.

Stokdale (1976) khi gây nhiễm thực nghiệm cho bê cũng nhận thấy, ở ngày 19 - 23 sau khi gây nhiễm bằng noãn nang cầu trùng E.zurnii, tất cả các con bê bị ỉa chảy có máu nặng, nhƣng vẫn ăn uống bình thƣờng. Năm 1981, tác giả vẫn gây nhiễm cho bê bằng noãn nang cầu trùng E.zurnii, ông cũng nhận thấy, ở ngày thứ 20 tất cả bê đều bị ỉa chảy, kiết lị mạnh, có 3 con nguy kịch. Ở bê thí nghiệm hàm lƣợng natrichlorua giảm rõ rệt ở ngày 25 sau thí nghiệm. Số lƣợng hồng cầu và hàm lƣợng huyết sắc tố cũng giảm ở cuối thí nghiệm, song hàm lƣợng protein tổng số và hàm lƣợng albumin giảm không đáng kể (Dẫn theo Lƣơng Tố Thu, 1986 [41]).

Theo Lƣơng Tố Thu (1986) [41], E. bovis, E.zurnii là hai loài cầu trùng có độc lực cao, có mặt nhiều trong những bê, nghé có biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh cầu trùng.

Ahmed M. W. và cs (2007) [50] khi nghiên cứu 176 bê, nghé để tìm hiểu về triệu chứng lâm sàng của những bê, nghé bị nhiễm bệnh cầu trùng, tác giả đã thấy bê, nghé có một số triệu chứng lâm sàng chủ yếu sau: lông xù, giảm tăng trọng, ỉa chảy, ăn kém, xuất hiện những chỗ tổn thƣơng ở da, trong đó triệu chứng bê nghé bị xù lông chiếm tỷ lệ cao nhất (29,50%).

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh cầu trùng bê, nghé tại tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)