D-n = D0 * (1+Tg)-n
Tiết PPCT: 26 Ngày soạn: 28 / 10/ 2013 Bài 23: CƠ CẤU DÂN SỐ
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
+ Hiểu và phân biệt được các loại cơ cấu dân số: cơ cấu dân số theo tuổi và giới; cơ cấu dân số theo lao động, khu vực kinh tế và trình độ văn hóa.
+ Nhận biết được ảnh hưởng của cơ cấu dân số đến sự phát triển dân số và phát triển kinh tế - xã hội.
2. Kĩ năng
+Biết cách phân chia dân số theo nhóm tuổi và cách biểu hiện.
+ Nhận xét, phân tích bảng số kiệu về cơ cấu dân số theo tuổi, theo trình độ văn hóa; nhận xét và phân tích tháp tuổi; nhận xét và vẽ biểu đồ cơ cấu dân số theo khu vực.
3. Thái độ
HS nhận thức được dân số nước ta trẻ, nhu cầu về giáo dục và việc làm ngày càng lớn. Ý thức được vai trò của giới trẻ đối với dân số, giáo dục, lao động và việc làm.
II. Thiết bị dạy học
- Bản đồ phân bố dân cư và các đô thị lớn trên thế giới - Hình 23.1, 23.2 SGK
III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Trình bày quy mô dân số và tình hình phát triển dân số thế giới.
3. Dạy bài mới
Mở bài: Sự phân chia toàn bộ dân số thành các bộ phận khác nhau theo một tiêu chí tạo nên cơ cấu dân số. Có những kiểu cơ cấu dân số nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Thời
20p
10p
HĐ1: nhóm
+ GV chia lớp làm 4 nhóm và giao nhiệm vụ:
- Nhóm 1, 2: tìm hiểu cơ cấu dân số theo giới và theo độ tuổi với yêu cầu:
* Khái niệm về cơ cấu dân số theo giới và tuổi
* So sánh tỉ lệ các nhóm tuổi trong cơ cấu dân số trẻ và dân số già.
* Những khó khăn của cơ cấu dân số trẻ và cơ cấu dân số già đối với sự phát triển kinh tế-xã hội.
- Nhóm 3, 4: tìm hiểu về tháp tuổi, yêu cầu:
* Mô tả các kiểu tháp tuổi cơ bản. * Nêu đặc trưng cơ bản của dân số qua từng kiểu tháp tuổi.
+ HS: đại diện nhóm trả lời + GV: chuẩn kiến thức
HĐ2: cả lớp
+ GV: yêu cầu HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi: - Cơ cấu dân số theo lao động cho ta biết điều gì?
- Phân biết sự khác nhau giữa nhóm dân số hoạt động kinh tế và nhóm dân số không hoạt động kinh tế
+ HS: trả lời