Tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, đảm bảo tăng trưởng hợp lý và

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Hà Tĩnh (Trang 104)

hợp lý và bền vững; tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng - dịch vụ gắn với tập trung xây dựng các khu đô thị - công nghiệp - thương mại

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

- Hoàn thành cơ bản các công trình, dự án trọng điểm đúng tiến độ, nhất là Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, Khu kinh tế Vũng Áng, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Khu công nghiệp Gia Lách, Khu công nghiệp Hạ Vàng…

- Đa dạng hoá các hình thức và đẩy mạnh huy động các nguồn vốn nhằm xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề và cụm đô thị thương mại - dịch vụ, trong đó chú trọng đến mạng lưới giao thông, hệ thống cấp thoát nước và xử lý chất thải.

-Tập trung cải thiện đồng bộ môi trường đầu tư cả về hệ thống cơ chế chính sách khuyến khích ưu đãi và hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng. Trong đó ưu tiên, khuyến khích phát triển các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh như: khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện, luyện kim, cơ khí chế tạo, lọc hoá dầu, công nghiệp chế biến nông - lâm sản, công nghiệp phụ trợ, công

nghiệp cơ khí đóng mới và sửa chữa tàu biển, công nghiệp dịch vụ cảng và kho bãi phục vụ kinh tế biển

- Tiếp tục xây dựng mới và rà soát, điều chỉnh, quản lý quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 ở các đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành đã được phê duyệt đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội.

- Tổ chức lập quy hoạch hệ thống cấp nước đô thị toàn tỉnh đến năm 2020, triển khai các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước tại các đô thị. Phấn đấu tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch từ 80-85%. Mức sử dụng nước sạch bình quân 90 lít/người/ngày. Tỷ lệ thất thoát nước giảm xuống còn 26-27%. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt bình quân cả tỉnh 80%.

- Xây dựng chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tập trung triển khai Chương trình nhà ở cho người thu nhập thấp, Chương trình nhà ở cho các công nhân các khu công nghiệp, Chương trình hỗ trợ các hộ nghèo về nhà ở. Tiếp tục thực hiện chính sách xã hội hóa lĩnh vực nhà ở, phát triển đa dạng các loại nhà ở nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và điều kiện thu nhập của các tầng lớp dân cư. Phấn đấu đến năm 2015, diện tích bình quân về nhà ở đạt 19m2/người.

- Tập trung nguồn lực xây dựng thành phố Hà Tĩnh cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại II và thị xã Hồng Lĩnh đạt các tiêu chí đô thị loại III; chuẩn bị các điều kiện để hình thành đơn vị hành chính thuộc tỉnh tại Khu kinh tế Vũng Áng, phát triển nhiều khu đô thị tại Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo...; tiếp tục nâng cấp và hình thành một số thị xã, thị trấn, thị tứ.

Phát triển nông nghiệp:

- Phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng hiện đại hoá, bền vững: + Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, quy mô lớn, sản phẩm hàng hoá có chất lượng và giá trị kinh tế cao; Tập trung thâm canh, đưa giống mới, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phấn đấu đến năm 2015 ổn định diện tích canh tác chuyên lúa là 55.000 ha.

+ Chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu vật nuôi, mở rộng và nâng cao chất lượng hình thức chăn nuôi tập trung theo gia trại, trang trại, chăn nuôi công nghiệp, đồng thời nâng cao chất lượng đàn gia súc, phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ bò lai Zêbu đạt 40% tổng đàn, lợn nái ngoại, nái lai đạt 34,4% tổng đàn; phấn đấu 100% gia súc, gia cầm được tiêm phòng các loại bệnh chủ yếu; hỗ trợ phát triển đàn hươu; khuyến khích phát triển các khu công nghiệp tập trung, trang trại xa khu dân cư, sản xuất thức ăn cho gia súc tại chỗ và chủ động nguồn thức ăn thô xanh; làm tốt công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

+ Phát triển lâm nghiệp đồng bộ từ trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, cải tạo rừng đến khai thác, chế biến lâm sản, dịch vụ môi trường và du lịch sinh thái; quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững ổn định diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 357.259 ha; nâng độ che phủ rừng lên 56% năm 2015. Gắn trồng rừng sản xuất, khai thác gỗ với chế biến, phấn đấu giai đoạn 2011-2015 trồng được 47.000 ha rừng tập trung, bình quân mỗi năm khai thác gỗ đạt 300.000m3; nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng.

+ Phát triển thuỷ sản với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; điều tra khảo sát, đánh giá nguồn lợi thủy sản, đẩy mạnh đánh bắt phát triển xa bờ; Rà soát lại quỹ đất có khả năng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm trên cát ;Xây dựng quy hoạch và tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng nuôi trồng thủy sản và sản xuất giống, phấn đấu đến năm 2015 sản xuất cung cấp 50% nhu cầu giống thuỷ sản mặn lợ, xuất khẩu bình quân trên 5.200 tấn thuỷ sản.

- Tập trung cho công tác quy hoạch và hoàn chỉnh chuyển đổi ruộng đất, khuyến khích tích tụ ruộng đất, đồng thời tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế sau chuyển đổi ruộng đất có hiệu quả.

- Phát triển nhanh, đồng bộ kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống của người dân như: giao thông, thủy lợi, đê sông, đê biển, các công trình phòng chống lụt bão… Dồn sức cho các công trình trọng điểm như: Hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang, đê La Giang, Hệ thống kênh

trục sông Nghèn, hồ Rào Trổ…; quan tâm đúng mức vấn đề biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người dân.

- Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ, nhất là công tác giống, tăng nhanh tỷ trọng cơ giới hóa trong sản xuất, chế biến, xử lý môi trường. Quan tâm công tác đào tạo nghề cho nông dân góp phần chuyển dịch lao động và tăng thu nhập cho người sản xuất.

- Rà soát, điều chỉnh và xây dựng đồng bộ hệ thống chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn; ưu tiên lĩnh vực giống, khoa học-công nghệ, môi trường, dịch bệnh, kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào, vùng sản xuất hàng hóa lớn, khu chăn nuôi tập trung; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

- Huy động, lồng ghép bố trí đủ nguồn lực để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2015 có 48 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới, các xã còn lại đạt trên 5 tiêu chí. Trước mắt, năm 2011 hoàn thành công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới, đề án phát triển sản xuất tại 235/235 xã; hoàn thành cơ bản các tiêu chí tại xã điểm Gia Phố, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí tại 12 xã điểm đạt các tiêu chí vào năm 2013 và 35 xã điểm đạt các tiêu chí vào năm 2015.

Phát triển các ngành dịch vụ :

- Chú trọng phát triển và hiện đại hóa, đa dạng hoá các loại hình thương mại và dịch vụ chất lượng cao như: tài chính, ngân hàng, công nghệ - thông tin, viễn thông, bảo hiểm, y tế, tư vấn, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ.

- Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động bưu chính - viễn thông, trong đó chú trọng phát triển tại các khu kinh tế trọng điểm và khu vực nông thôn.

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển các loại hình du lịch theo quy hoạch, trong đó chú trọng phát triển mạnh các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa gắn với lễ hội. Phấn đấu đến năm 2015, đón 20.000 lượt khách quốc tế và 1,28 triệu lượt khách nội địa vào Hà Tĩnh, doanh thu từ du lịch đạt 485 tỷ đồng. Huy động các nguồn vốn đầu tư trong và

ngoài nước để đầu tư kết cấu hạ tầng, nhằm khai thác đạt hiệu quả các tuyến, điểm du lịch đã quy hoạch.

- Tập trung mở rộng thị trường nội địa gắn với xây dựng thương hiệu cho các loại sản phẩm có sức cạnh tranh. Phát triển và hoàn thiện hệ thống phân phối thị trường bán lẻ đáp ứng nhu cầu hàng hoá phục vụ đời sống vá sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp và nhân dân, nhất là vùng nông thôn, miền núi. Kiểm soát bình ổn giá cả thị trường.

- Huy động các nguồn lực để nâng cấp, phát triển hệ thống chợ theo quy hoạch. Đầu tư phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị quy mô lớn, hiện đại tại các địa bàn trọng điểm có đông dân cư và các đô thị mới và các khu kinh tế.

- Tổ chức tốt công tác quản lý thị trường, thường xuyên kiểm tra nhằm ngăn chặn tình trạng buôn lậu, đầu cơ, thao túng thị trường. Nâng cao năng lực dự báo thị trường để có biện pháp điều hành kịp thời và hiệu quả.

- Đổi mới công tác xúc tiến thương mại theo hướng chú trọng vào khâu tổ chức và cung cấp thông tin thị trường, tập trung xúc tiến thương mại tại các thị trường trọng điểm có kim ngạch xuất khẩu lớn.

- Triển khai xây dựng tổng kho trung chuyển trên địa bàn tỉnh, cảng biển, để góp phần phát triển ngành dịch vụ.

3.3. Các giải pháp chủ yếu để tăng cƣờng quản lý đầu tƣ phát triển từ nguồn vốn NSNN ở tỉnh Hà Tĩnh

Để thúc đẩy nhanh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh, phát triển các lĩnh vực văn hoá - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút được các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tận dụng mọi cơ hội từ bên ngoài cho phát triển kinh tế của Tỉnh. Đồng thời cần thực hiện các biện pháp chấn chỉnh quản lý đầu tư và xây dựng, nâng cao hiệu quả đầu tư, nhất là nguồn vốn từ NSNN theo Chỉ thị 374/CT-TTg ngày 24/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó cần tập trung vào các vấn đề trọng tâm sau đây:

Để nâng cao hiệu của các dự án đầu tư xây dựng sử du ̣ng vốn ngân sách góp phần thực hiện kế hoạch và mục tiêu phát triển KT-XH của Tỉnh trong những năm

tới đòi hỏi các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân và toàn thể nhân dân phải nâng cao tinh thần trách nhiệm và thực hiện đồng bộ các giải pháp trong đó tập trung vào một số nội dung trọng tâm sau:

3.3.1. Giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ phát triển

UBND Tỉnh cần chỉ đạo tổng rà soát, đánh giá hệ thống văn bản pháp luật đầu tư hiện hành, đối chiếu với yêu cầu bố trí, quản lý, sử dụng có hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Kịp thời ban hành các văn bản cụ thể hóa, hướng dẫn thi hành và chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản luật có liên quan đến đầu tư XDCB như: Luật Xây dựng; Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư… bảo đảm tính nhất quán, minh bạch, ổn định, rõ trách nhiệm và chế tài cụ thể, công khai các quy định pháp luật và trong quá trình thực hiện; bảo đảm tính hợp lý trong mối quan hệ giữa Trung ương, địa phương, giữa các Bộ tổng hợp và các Bộ quản lý ngành, giữa các Bộ và UBND Tỉnh.

Nghiên cứu bổ sung hoàn thiện các cơ chế, chính sách

Tập trung hoàn thiện theo hướng loại bỏ dần tình trạng khép kín trong hoạt động đầu tư, tách chức năng quản lý Nhà nước với việc tổ chức thực hiện; người quyết định đầu tư không đồng thời là chủ đầu tư; UBND các cấp nên thành lập các Ban quản lý dự án chuyên trách, mang tính chuyên nghiệp; cần quản lý chặt chẽ chủ đầu tư trong việc thành lập Ban quản lý dự án, quy định rõ tiêu chuẩn các Ban quản lý về mặt năng lực chuyên môn đảm bảo theo đúng các quy định, tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực quản lý.

Xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trong quản lý đầu tư xây dựng

UBND Tỉnh ban hành quy chế phối hợp liên ngành trong công tác quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản, công tác thanh tra, kiểm tra tạo ra đồng bộ, vừa khắc phục tình trạng lỗ hổng trong quản lý đối với một số lĩnh vực vừa tránh sự chồng chéo vừa gây khó khăn cho các cơ quan quản lý và cả các đơn vị thực hiện.

Xây dựng đơn giá, định mức phù hợp cơ chế thị trường

trọng, không những phản ánh trung thực giá trị của sản phẩm xây dựng cơ bản mà còn đòi hỏi phản ánh kịp thời giá trị đó và tránh tình trạng tiêu cực trong quá trình thực hiện đầu tư.

UBND Tỉnh cần chỉ đạo Liên Sở Xây dựng-Tài chính thực hiện việc thống báo giá vật liệu đến hiện trường xây lắp theo tháng phải thường xuyên, kịp thời và chính xác, kịp thời. Khoảng từ ngày 01 đến 05 tháng sau phải ra thông báo cho tháng trước. Không để tình trạng sau nhiều tháng mới thông báo gây khó khăn trong việc nghiệm thu thanh toán cho chủ đầu tư và các nhà thầu. Nghiêm cấm việc duyệt giá vật liệu hoặc thông báo giá vật liệu đến hiện trường xây lắp đến từng công trình, địa điểm cụ thể vì dễ lãng phí vốn đầu tư của Nhà nước và không công bằng đối với các nhà thầu.

UBND Tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng và các Ngành xây dựng định mức cho những công tác chưa có trong hệ thống định mức của Bộ Xây dựng và các Bộ chuyên ngành công bố; đặc biệt là hiện nay nhiều máy móc thi công hiện đại chưa được các Bộ, Ngành công bố để thuận lợi cho việc lập dự toán, nghiệm thu thanh quyết toán của chủ đầu tư và các đơn vị thi công; tạo thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.

Tăng cường quản lý Nhà nước trong quản lý các Chương trình dự án trên địa bàn

- Tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút đầu tư, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn bằng nhiều hình thức, chú trọng công tác cải cách hành chính và đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển bền vững.

- Các ngành, các cấp cần tích cực vận động các nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương, như nguồn vốn bổ sung có mục tiêu, nguồn Trung ương đầu tư qua các bộ, ngành trên địa bàn, nguồn ODA.... Chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư và xây dựng trong tất cả các khâu: củng cố và sắp xếp lại các Ban quản lý dự án, tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát, nhất là giám sát của nhân dân; nâng cao hiệu quả điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.

- Đẩy mạnh các hoạt động khuyến công, khuyến nông, xúc tiến thương mại và đầu tư; quan tâm hơn nữa công tác thông tin dự báo thị trường cho doanh nghiệp. Tiếp tục thực hiện công tác hỗ trợ môi giới việc làm, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Hà Tĩnh (Trang 104)