Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Hà Tĩnh (Trang 67)

2.2.2.1. Xây dựng quy hoạch

Theo thống kê báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tĩnh qua các năm, Nhiều quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng chi tiết còn thiếu, không đồng bộ hoặc đã quá cũ, lạc hậu. Một số quy hoạch vừa mới lập và phê duyệt đã phải sửa đổi, bổ sung. Quy hoạch xây dựng không đồng bộ, chất lượng quy hoạch thấp; quy hoạch không phù hợp với điều kiện thực tế dẫn đến khi thực hiện dự án gây tốn kém, lãng phí và giảm hiệu quả đầu tư của dự án.

Việc phối kết hợp giữa ngành với ngành, giữa ngành với cấp trong việc lập quy hoạch còn hạn chế, trình độ của đơn vị tư vấn lập quy hoạch chưa cao, do đó có những quy hoạch vừa mới duyệt xong đã phải điều chỉnh lại.

Quy hoạch xây dựng xã, phường chưa được quan tâm, hầu hết các xã, phường chưa có quy hoạch chi tiết.

Công tác quản lý qui hoạch còn buông lỏng; việc phân công, phân cấp không rõ ràng, thiếu một khung pháp lý đầy đủ cho việc lập, phê duyệt, quản lý quy hoạch, thiếu sự chỉ đạo và hướng dẫn thống nhất về các vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch, thiếu kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch.

Nhiều đơn vị, cá nhân chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của công tác quy hoạch. Việc phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quá trình lập quy hoạch ngành, vùng, lưu vực chưa thống nhất, thiếu sự phối hợp nên xảy ra tình trạng quy hoạch chồng chéo và không ăn khớp giữa quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, lưu vực.

các chuyên gia và người dân; quy hoạch sau khi phê duyệt chưa công bố rộng rãi để các tổ chức, cá nhân được biết và thực hiện theo quy hoạch

2.2.2.2. Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển từ NSNN

Công tác lập kế hoạch trong các năm qua đã được triển khai sớm, dân chủ, công khai, chấp hành nghiêm túc các quy định, nguyên tắc, định hướng của Chính phủ, của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Nghị quyết của HĐND Tỉnh; UBND Tỉnh, các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch theo đúng các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư. Hàng năm Tỉnh đã xác định và ưu tiên đầu tư cho các công trình, dự án trọng điểm, các công trình phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc và bố trí vốn đối ứng; các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất có lợi thế cạnh tranh và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển xã hội. Đã thực hiện việc rà soát thực hiện các mục tiêu phát triển KT - XH, các chương trình dự án ưu tiên đầu tư, hiện trạng các công trình XDCB, khả năng cân đối để phân bổ và bố trí vốn đầu tư từ nguồn ngân sách do địa phương quản lý. Thực hiện đúng cơ cấu vốn đầu tư do Chính phủ bố trí cho các dự án và chương trình mục tiêu cũng như chương trình mục tiêu quốc gia.

Kế hoạch vốn đầu tư XDCB được giao cho cơ quan quản lý kế hoạch xây dựng và trình HĐND cùng cấp phê duyệt tại kỳ họp HĐND cuối năm để tổ chức triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, công tác bố trí vốn vẫn còn tình trạng dàn trải, lượng nợ đọng vốn xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách còn lớn, nhiều công trình hoàn thành nhưng chưa có khả năng thanh toán và thiếu khả năng cân đối:

Nguyên nhân của tình trạng nợ đọng vốn xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách là:

Nhiều chủ đầu tư và các đơn vị chủ quản còn tư tưởng cho rằng nếu công trình được duyệt sử dụng vốn ngân sách thì cứ triển khai xây dựng, không quan tâm nhiều đến khả năng cân đối vốn trong kế hoạch hàng năm, nếu thi công vượt khối lượng được giao sẽ chờ xin vốn Nhà nước để bổ sung thanh toán, làm mất cân đối giữa

mục tiêu đầu tư và khả năng cân đối vốn của kế hoạch năm sau.

Một số dự án do vốn Trung ương bảo đảm nhưng kế hoạch vốn bố trí quá ít. Nhiều công trình với lượng vốn bố trí quá ít nên với lượng vốn đó sẽ không đủ để hoàn thành một hạng mục. Việc bố trí vốn cho xây lắp, thiết bị và kiến thiết cơ bản khác trong một dự án còn chia đều theo tỷ lệ, trong khi chi trả cho tư vấn cần phải thực hiện trước vì tư vấn đã hoàn thành hợp đồng, đủ điều kiện thanh toán.

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Hà Tĩnh (Trang 67)