Những bài học rút ra từ kinh nghiệm quản lý đầu tư phát triển từ nguồn vốn

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Hà Tĩnh (Trang 51)

nguồn vốn NSNN của các địa phương trên

- Tăng cường phân cấp đầu tư gắn với ràng buộc trách nhiệm về rủi ro đầu tư để hạn chế đầu tư tràn lan hoặc quy mô quá lớn vượt khả năng cân đối vốn đầu tư;

- Phân định rõ giữa Nhà nước và doanh nghiệp để kiện toàn chức năng điều tiết vĩ mô của Nhà nước và giảm tải bao cấp của Nhà nước đối với doanh nghiệp;

- Hoàn thiện thể chế phải đảm bảo tính đồng bộ và có tầm chiến lược lâu dài, hạn chế bớt những điều chỉnh mang tính sự vụ, cục bộ và xử lý tình thế trong một

thời gian ngắn;

- Xây dựng đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng ở các địa phương phải giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân theo quan điểm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”;

- Chi tiết và công khai hóa các quy trình xử lý các công đoạn của quá trình đầu tư để thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính và năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương;

- Nâng cao vai trò tiên phong của cán bộ chủ chốt với tinh thần “ dám làm dám chịu trách nhiệm” và sẵn sàng đối thoại trực tiếp với công dân.

Tóm tắt chương 1: Trên cơ sở những nghiên cứu từ các tài liệu tác giả đã hệ thống các lý luận liên quan đến quản lý đầu tư phát triển. So sánh các lý luận với các quy định của nhà nước, từ đó đưa ra các nhận định, đánh giá về công tác quản lý đầu tư phát triển. Vận dung lý luận để nghiên cứu thực tiển tại một số địa phương trong nước, tiếp thu các cách làm hay, vận dụng và đưa ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hà Tĩnh.

CHƢƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN TỪ NGUỒN VỐN NSNN Ở TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2010 - 2013

2.1. Tình hình đầu tƣ phát triển từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn Hà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2013

2.1.1. Tổng quan đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên Vị trí địa lý.

Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung bộ (vùng duyên hải Miền Trung), có toạ độ địa lý từ 17o53'50'' đến 18o45'40'' vĩ độ Bắc và 105o05'50'' đến 106o30'20'' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An; Phía Nam giáp Quảng Bình; Phía Đông giáp biển Đông với 137 km bờ biển; Phía Tây giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với 145 km đường biên giới. Diện tích đất tự nhiên 6.025,6 km2.

Đặc điểm địa hình.

Hà Tĩnh nằm phía Đông dãy Trường Sơn có địa hình hẹp và dốc nghiêng dần từ Tây sang Đông. Địa hình đồi núi chiếm gần 80% diện tích tự nhiên, đồng bằng có diện tích nhỏ, bị chia cắt bởi các dãy núi, sông suối. Vùng đồng bằng Hà Tĩnh nằm dọc theo ven biển với có địa hình trung bình trên dưới 3m, bị uốn lượn theo mức độ thấp ra cửa biển từ vùng đồi núi phía Tây, càng về phía Nam càng hẹp. Nhìn chung, địa hình tương đối bằng phẳng nhất là vùng hình thành bởi phù sa các sông suối lớn trong tỉnh, đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến nhẹ.

Đặc điểm khí hậu.

Hà Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địa Trung Quốc tràn về bị suy yếu nên mùa đông đã bớt lạnh hơn và ngắn hơn so với các tỉnh miền Bắc và chia làm hai mùa rõ rệt 1 mùa lạnh và mùa nóng. Nhiệt độ bình quân ở Hà Tĩnh thường cao. Nhiệt độ không khí vào mùa đông chênh lệch thấp hơn mùa hè. Nhiệt độ đất bình quân mùa đông thường từ 18-22oC, ở mùa hè

bình quân nhiệt độ đất từ 25,5 – 33oC. Tuy nhiên nhiệt độ đất thường thay đổi theo loại đất, màu sắc đất, độ che phủ và độ ẩm của đất.

Hà Tĩnh có lượng mưa nhiều, trừ một phần nhỏ ở phía Bắc, còn lại các vùng khác có lượng mưa bình quân hàng năm đều trên 2000 mm, cá biệt có nơi trên 3000 mm.

Bảng 2.1: Thống kê một số chỉ tiêu trong 5 năm:

Trích yếu ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013 1, Nhiệt độ trung bình 0c 24,9 25,4 25,0 26,2 25,6 2, Số giờ nắng giờ 1.259 1.299 1.257 1.085 1.206 3, Lượng mưa mm 1.724,1 1.966,5 3.092,5 2.647,2 2.159,8 4, Độ ẩm % 84 84 72 70 66

Nguồn: Cục Thống kê Hà Tĩnh qua các năm Sông, hồ và biển.

Sông ngòi nhiều nhưng ngắn. Dài nhất là sông Ngàn Sâu 131 km, ngắn nhất là sông Cày 9 km; sông Cả đoạn qua Hà Tĩnh giáp Nghệ An cũng chỉ có 37 km.

Hà Tĩnh có 137 km bờ biển. Do chế độ thuỷ triều, độ sâu, địa mạo, địa hình, đường đẳng sâu đáy biển, gió mùa Đông Bắc... nên vùng biển này có đầy đủ thực vật phù du của Vịnh Bắc Bộ (có 193 loài tảo) và lượng phù sa của vùng sông Hồng, sông Cả, sông Lam, sông Mã tạo ra nhiều nguồn thức ăn cho các loại hải sản sinh sống, cư trú. Trữ lượng cá 8 - 9 vạn tấn/năm; tôm, mực, moi... 7 - 8 ngàn tấn/năm nhưng mới khai thác được 20 - 30%. Biển Hà Tĩnh có 267 loài cá thuộc 97 họ trong đó 60 loài có giá trị kinh tế cao, có 27 loài tôm; vùng ven biển rất thuận lợi cho việc sản xuất muối và nuôi tôm, cua, ốc, nghêu, hàu...

Đất đai, khoáng sản.

Diện tích đất tự nhiên 6.025 km2.

Tình hình sử dụng đất năm 2013 như sau (602.560 ha): - Đất nông nghiệp: 461.833 ha chiếm 76,65%

- Đất phi nông nghiệp: 77.063 ha chiếm 12,79% - Đất chưa sử dụng: 63.614 ha chiếm 10,56%

Bảng 2.2: Đất đai phân bố theo đơn vị hành chính: Đơn vị Diện tích (km2) Đơn vị Diện tích (ha) Thành phố Hà Tĩnh 56 Thị xã Hồng Lĩnh 59 Hương Sơn 1.104 Đức Thọ 202 Vũ Quang 638 Nghi Xuân 220 Can Lộc 301 Hương Khê 1.278 Thạch Hà 355 Cẩm Xuyên 637 Kỳ Anh 1.056 Lộc Hà 119 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Cục Thống kê Hà Tĩnh qua các năm Khoáng sản:

Khoáng sản nằm rải rác ở hầu khắp các huyện trong tỉnh, từ vùng ven biển đến vùng trung du miền núi. Toàn tỉnh có 91 mỏ và điểm khoáng sản trong đó:

- Nhóm kim loại: có quặng sắt nằm tại các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc. Đặc biệt là có mỏ sắt Thạch Khê - Thạch Hà có trữ lượng ước tính 544 triệu tấn, đang đầu tư khai thác; có mỏ Titan chạy dọc theo bờ biển từ Nghi Xuân đến Kỳ Anh, trữ lượng khoảng 4,6 triệu tấn (chiếm hơn 1/3 trữ lượng của cả nước). Đây là các loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ, giá trị xuất khẩu hàng năm đạt trên 100 tỷ đồng; mỏ Vàng chủ yếu là dạng sa khoáng nằm rải rác ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh; mỏ nước khoáng ở Sơn Kim - Hương Sơn; ngoài ra còn có mỏ thiếc ở Hương Sơn, chì, kẽm ở Nghi Xuân,…

- Nhóm phi kim: như nguyên liệu gốm sứ, thuỷ tinh có trữ lượng khá lớn nằm rải rác ở các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Can Lộc, Đức Thọ.

- Nhóm nhiên liệu: có than nâu, than đá ở Hương Khê, than bùn ở Đức Thọ có chất lượng cao nhưng trữ lượng hạn chế.

- Nguyên liệu chịu lửa: gồm có quaczit ở Nghi Xuân, Can Lộc; dolomit ở Hương Khê; pyrit ở Kỳ Anh.

- Nguyên liệu làm phân bón: ngoài than bùn còn có photphorit ở Hương Khê, chất lượng tốt, hiện đang được khai thác.

- Nguyên vật liệu xây dựng: các loại đá, cát, sỏi có ở khắp các huyện trong tỉnh.

Những thuận lợi và tiềm năng kinh tế Hà Tĩnh.

Tiềm năng du lịch.

Hà Tĩnh có quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt quốc gia đi xuyên suốt chiều dài của tỉnh, có quốc lộ 8A nối trung tâm thị xã Hồng Lĩnh với cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Thái Lan được đánh giá là con đường đẹp nhất Việt Nam năm 2008. Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, cảng biển nước sâu Vũng Áng có thể cho tàu 5 vạn tấn cập bến. Hà Tĩnh có 137 km bờ biển với 4 cửa sông chính, nhiều lạch tạo nhiều bãi biển đẹp. Khu du lịch sinh thái Nước Sốt với mỏ nước khoáng thiên nhiên đạt tiêu chuẩn quốc tế là nơi du lịch dưỡng bệnh cho khách thập phương, khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang, khu du lịch sinh thái Kẻ Gỗ…làm cho Hà Tĩnh trở nên sôi động bởi các hoạt động kinh doanh thương mại, du lịch, dịch vụ đến từ hai miền Nam - Bắc và các du khách quốc tế.

Hà Tĩnh có nguồn tài nguyên văn hoá nhân văn phong phú, lâu đời với 328 di tích, trong đó có 58 di tích – thắng cảnh đã được xếp hạng quốc gia. Đây là vùng đất có nhiều lễ hội hiện nay đang cần được khôi phục như: lễ hội Rước Hến (Đức Thọ), lễ hội Xuân Điền, lễ hội chùa Hương Tích (Can Lộc), lễ hội Nhượng Bạn (Cẩm Xuyên), đền Củi (đền Bà Chúa Kho ở Nghi Xuân)…với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn du khách. Hà Tĩnh có nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo được làm ra từ các làng nghề truyền thống hàng trăm năm trước như mộc(Thái Yên), làng rèn Vân Chàng(Trung Lương), mây tre Thạch Long…du khách về Hà Tĩnh còn được thưởng những làn điệu dân ca đặc sắc như hát ru, hò vè, trò kiểu, múa trống, múa quạt, hát chăn trâu, múa đèn, múa cửa đình…nhiều đặc sản nổi tiếng như bưởi Phúc Trạch, cu đơ Hà Tĩnh, quýt Kỳ Anh, hồng vuông Thạch Hà.

Những lĩnh vực kinh tế lợi thế.

Tài nguyên đất ở Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc khoanh nuôi, trồng rừng và phát triển các vùng cây công nghiệp. Hơn 5.340 ha mặt nước có khả năng cải tạo để nuôi trồng thuỷ sản. Công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, khai

thác và chế biến khoáng sản là những ngành có tiềm năng để phát triển đầu tư trong tương lai. Đặc biệt, du lịch tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển. Thành phố Hà Tĩnh nằm trên trục đường quốc lộ 1A, trung đoạn giữa Hà Nội và thành phố Huế, trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2010 - 2015 được xác định là một điểm du lịch quan trọng trên tuyến du lịch xuyên Việt, có tính chất trung chuyển và đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý đưa vào quy hoạch trọng điểm du lịch của quốc gia. Nguồn vốn để lại cửa khẩu Cầu Treo theo Quyết định 53/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ đã được đầu tư cải thiện một bước hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế đường 8 đến Cảng Xuân Hải. Các trung tâm thương mại– khách sạn được đầu tư khá hiện đại đang thu hút lượng hàng hoá và du khách trong và ngoài nước như trung tâm thương mại thị trấn Tây Sơn, trung tâm thương mại Phố Châu, Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc tế tại thị xã Hồng Lĩnh, trung tâm thương mại khách sạn Thành phố Hà Tĩnh, các siêu thị, khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao như khách sạn Thiên Ý tại khu nghỉ mát Thiên Cầm…Cùng với xu thế phát triển của ngành du lịch – dịch vụ cả nước, với những tiềm năng, lợi thế và định hướng phát triển du lịch đúng đắn, trong thời gian tới, ngành du lịch - dịch vụ Hà Tĩnh sẽ có những bước phát triển đáng kể, góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Những khó khăn trong đầu tư và phát triển kinh tế Hà Tĩnh.

Với vị trí địa lý ở trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, Hà Tĩnh có điều kiện thuận lợi để phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt là phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Tuy nhiên, so với nhiều tỉnh khác và mặt bằng chung của cả nước, Hà Tĩnh còn có nhiều yếu tố bất lợi, và đó cũng chính là những khó khăn, thách thức lớn của tỉnh trong thời gian tới:

- Trước hết, đó là việc Hà Tĩnh không nằm trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế của cả nước. Trên địa bàn tỉnh cũng thiếu vắng những cơ sở kinh tế, những doanh nghiệp lớn của các Bộ, ngành Trung ương với vai trò đầu tàu, dẫn dắt tạo điều kiện cho kinh tế địa phương, cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển. - Kết cấu hạ tầng tuy đã được cải thiện đáng kể, nhưng do bị chiến tranh,

thiên tai tàn phá nặng nề, gây hậu quả nghiêm trọng đối với các tuyến giao thông đường bộ nhưng chậm được phục hồi, đặc biệt là quốc lộ 8A; Đường Hồ Chí Minh được đầu tư nhưng thiếu những tuyến nhánh nối với quốc lộ 1A và các tỉnh lộ khác, nên chậm phát huy hiệu quả. Cảng biển Vũng áng chưa được đầu tư đồng bộ; Chưa có sân bay; Hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, trạm xá, trường học nhìn chung còn thiếu và yếu...

- Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu, sản xuất hàng hóa chậm phát triển; Thiết bị và công nghệ trong sản xuất công nghiệp còn yếu kém, quy mô sản xuất nhỏ bé, phân tán. Chi ngân sách hàng năm chủ yếu vẫn dựa vào trợ cấp từ Trung ương, nguồn thu quá thấp nên không đảm bảo nhu cầu chi đầu tư phát triển.

- Hà Tĩnh trong những năm qua đã có chuẩn bị nguồn nhân lực cho việc phát triển kinh tế; đặc biệt là khu kinh tế Vũng Áng. Số lượng doanh nghiệp đầu tư vào khu kinh tế đã tăng từ 93 doanh nghiệp lên con số 153 và con số này chắc chắn sẽ còn tăng mạnh vào thời gian tới. Theo khảo sát, nhu cầu nhân lực của KKT Vũng Áng trong giai đoạn 2011-2015 lên đến hơn 74.000 lao động ở các cấp trình độ. Tuy nhiên, bài toán nguồn nhân lực đang là vấn đề chưa có lời giải đối với Hà Tĩnh.

- Nằm giữa khu vực Bắc miền Trung nên Hà Tĩnh cũng phải gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề của thiên tai như lụt, bão, hạn hán, triều cường... Đó thực sự là những khó khăn, thách thức của nền công nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác (Lâm nghiệp, Nông nghiệp, Thương mại, du lịch và dịch vụ,..) của Hà Tĩnh trong thời gian tới.

2.1.1.2. Tình hình Kinh tế - xã hội

Giai đoạn 2011-2013, kinh tế tăng trưởng nhanh, phát triển theo hướng bền vững, có sự thay đổi về chất. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011- 2013 đạt 14,8%, trong đó năm 2011 đạt 11,68%, năm 2012 đạt 13,44%, năm 2013 dự kiến đạt 19,2%; GDP bình quân đầu người năm 2013 đạt 24 triệu đồng. Mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế bước đầu đạt kết quả tốt, tiếp tục chuyển đổi mô hình kinh tế theo hướng phát triển chiều sâu. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, lĩnh

vực công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ chiếm 81,71%; lĩnh vực nông nghiệp chỉ còn 18,29% trong cơ cấu GDP của tỉnh, chỉ tiêu cơ cấu kinh tế đã gần về đích so với mục tiêu Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Chỉ đạo triển khai quyết liệt các dự án đầu tư trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, đảm bảo tiến độ các dự án lớn trong Khu kinh tế Vũng Áng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng nhanh, giai đoạn 2011-2013 ước đạt trên 117 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2 lần so với giai đoạn 2006-2010; riêng năm 2013 dự kiến đạt trên 58 nghìn tỷ đồng, tăng 51% so với kế hoạch, tăng hơn 24 nghìn tỷ đồng so với năm 2012 và gấp 2,3 lần so với năm 2011. Đây là yếu tố đóng góp quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách của tỉnh nhà.

Thực hiện chính sách thắt chặt đầu tư công theo chủ trương chung của Chính phủ, nhưng nguồn vốn từ NSNN dành cho đầu tư phát triển hàng năm trên địa bàn tỉnh vẫn tăng hơn mức bình quân chung cả nước. Tổng vốn đầu tư từ NSNN giai

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Hà Tĩnh (Trang 51)