Những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Hà Tĩnh (Trang 93)

Bên cạnh những thành công và đóng góp tích cực vào quá trình phát triển của tỉnh nhà trong thời gian vừa qua, không thể phủ nhận việc quản lý đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế, nhất là về hiệu quả đầu tư. Đầu tư công luôn đi cùng với lãng phí và tốn kém, thậm chí với mức độ ngày càng nặng nề. Một số công trình được đầu tư đến khi hoàn thành lại không phát huy hiệu quả sử dụng do không bám sát quy hoạch và tính toán kỹ quy mô đầu tư là do sự quản lý lỏng lẽo, không chặt chẽ từ các cơ quan quản lý.

Ngoài ra, hiệu quả đầu tư công thấp còn chịu ảnh hưởng của cơ chế khép kín, lợi ích cục bộ, phe nhóm, địa phương, sự nể nang cảm tính và tư duy nhiệm kỳ. Thủ tục hành chính phức tạp nhưng lại lỏng lẻo, thiếu minh bạch; chất lượng quy hoạch và lập dự án thấp; tình trạng không hoặc chỉ đấu thầu hình thức, năng lực và trách nhiệm nhà thầu kém; nạn tham nhũng, thiếu kiểm soát và có chế tài kịp thời, nghiêm khắc, trách nhiệm; sự chưa rõ ràng và nhất là thiếu phối hợp đồng bộ các chính sách, giữa các cấp, ngành và các bên hữu quan...

2.3.2.1. Những tồn tại, khó khăn cụ thể trong thời gian qua gian qua:

- Sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, hàng hóa quy mô lớn, liên kết với doanh nghiệp đang chiếm tỷ lệ thấp trong sản xuất, một số sản phẩm phát triển chưa bền vững, khả năng cạnh tranh còn thấp.

- Một số địa phương chưa quyết liệt trong chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp nên hiệu quả còn thấp; việc chấp hành lịch thời vụ, cơ cấu bộ giống, quản lý chất lượng về vật tư nông nghiệp, đặc biệt là giống chưa chặt chẽ, nghiêm túc, chất lượng giống kém, giá cả cao, cung cấp chưa kịp thời, còn để tình trạng gieo cấy trước lịch thời vụ, với giống không phù hợp theo đề án của tỉnh.

- Một số dịch bệnh nguy hiểm trên vật nuôi (như: dịch lở mồm long móng gia súc, tai xanh ở lợn, cúm gia cầm,…) tái phát tại nhiều địa phương; kết quả tiêm phòng đạt thấp so với chỉ tiêu kế hoạch.

- Một số huyện chỉ đạo xây dựng nông thôn mới thiếu quyết liệt, chưa sâu sát; mô hình sản xuất có hiệu quả chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số hộ gia đình nông thôn; liên kết với doanh nghiệp từ sản xuất đến tiêu thụ phát triển chưa đồng đều giữa các địa phương; kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới còn chênh lệch lớn giữa các địa phương có điều kiện tương đồng; một số xã phấn đấu về đích nhưng đến nay một số tiêu chí chưa đạt chuẩn. Một số tiêu chí mức độ tiến triển còn thấp như môi trường, thuỷ lợi nội đồng, cơ sở vật chất văn hoá,….

- Sản xuất công nghiệp vẫn còn ở quy mô nhỏ, hiệu quả thấp, khả năng cạnh tranh chưa cao. Tiến độ triển khai một số dự án lớn còn chậm như: Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, các dự án bất động sản tại thành phố Hà Tĩnh… làm ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, hàng tồn kho lớn và khó tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất kinh doanh; nhiều doanh nghiệp phải sản xuất cầm chừng, tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể; vẫn còn một số doanh nghiệp chưa có phát sinh thuế trong năm.

- Chủng loại hàng hóa xuất khẩu còn đơn điệu, chủ yếu là hàng nông sản và dăm gỗ, chưa tập trung phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế như hàng thủy sản, chè, cao su, sản phẩm chế biến sâu từ gỗ rừng trồng…

- Thiếu quyết liệt, còn để kéo dài việc thu hồi đất của một số dự án vi phạm trong sử dụng đất. Tiến độ triển khai công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa đạt yêu cầu. Các dự án xử lý thuốc bảo vệ thực vật tồn dư phải điều chỉnh phương án, triển khai chậm, chưa đảm bảo tiến độ theo kế hoạch.

- Công tác giải phóng mặt bằng vẫn còn chậm, nhiều vướng mắc làm ảnh hưởng đến tiến độ các chương trình, dự án, nhất là tại các công trình trọng điểm. Một số địa phương, đơn vị chưa tập trung cho công tác GPMB, còn buông lỏng, đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm.

- Hoạt động khoa học và công nghệ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Việc ứng dụng đổi mới tiến bộ công nghệ vào sản xuất còn chậm, chưa tập trung giải quyết được những nhiệm vụ quan trọng, chưa có sự đột phá. Công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là quản lý đo lường chất lượng và quản lý công nghệ.

- Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội cả về số lượng và chất lượng, chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn hạn chế. Lao động kỹ thuật chất lượng cao còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong lực lượng lao động, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ còn bất cập.

- Chất lượng khám chữa bệnh tuy đã có cải thiện nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, đội ngũ bác sỹ chính quy và dược sỹ đại học, cán bộ có trình độ cao còn thiếu. Công tác quản lý thuốc và hành nghề y dược tư nhân chưa được quan tâm đúng mức. Đến nay, tỷ lệ sinh con thứ 3 tăng so với cùng kỳ 2012 (3,1%). Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh; xã hội hóa trong lĩnh vực y tế còn yếu. Công tác tham mưu của ngành còn yếu, nhất là quy hoạch, kế hoạch và những vấn đề mang tính chiến lược.

- Chất lượng giáo dục và đào tạo toàn diện chưa thực sự đáp ứng yêu cầu, trong đó có chất lượng về đội ngũ giáo viên, học sinh. Bệnh thành tích trong giáo dục, tình trạng dạy thêm, học thêm và lạm thu trong nhà trường... chưa được khắc phục kịp thời. Cơ sở vật chất trường lớp học còn khó khăn, thiếu thốn, nguồn lực đầu tư còn hạn chế.

- Công tác cải cách hành chính, kỷ luật kỷ cương, chỉ đạo, điều hành, thực thi công vụ còn nhiều bất cập; hoạt động của mô hình "một cửa" chưa thật sự thông suốt; một số cán bộ, công chức, viên chức năng lực chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu tâm huyết, còn có biểu hiện hành chính, quan liêu, gây phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân.

- An ninh, trật tự xã hội, an toàn giao thông diễn biến phức tạp, còn tiềm ẩn những yếu tố khó lường; mặc dù tệ nạn đánh bạc, vi phạm giao thông đã được xử lý nghiêm khắc nhưng tỷ lệ vi phạm vẫn cao.

2.3.2.2. Nguyên nhân của các tồn tại, khó khăn trên:

Ngoài những yếu tố khách quan của tình hình kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, sự thay đổi của các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, sự biến động của giá cả hàng hóa, thị trường bị thu hẹp, các doanh nghiệp khôi phục sản xuất chậm, sự mất cân đối giữa nhu cầu đầu tư và khả năng nguồn lực, hậu quả thiên tai... thì chủ yếu là những nguyên nhân chủ quan sau đây:

- Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của một số sở, ngành, địa phương chưa quyết liệt, nhất là trong chỉ đạo sản xuất, giải phóng mặt bằng, quản lý đầu tư XDCB, an toàn giao thông, xây dựng nông thôn mới.

- Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị chưa đồng bộ, thiếu nhất quán. Một số cơ quan, tổ chức thiếu chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ và tham mưu cho Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh các biện pháp, giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch.

- Mặc dù tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhưng việc tổ chức thực hiện của một số cơ quan, địa phương chưa tốt, việc cân đối nguồn lực còn khó khăn.

- Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết, cơ chế chính sách cũng như việc đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa thường xuyên, chưa sâu sát, có mặt còn hình thức, hiệu quả hạn chế; công tác xử lý về trách nhiệm chưa cụ thể, kịp thời và thiếu kiên quyết.

- Kỷ cương, kỷ luật hành chính ở một số cơ quan, đơn vị chưa nghiêm; hiện tượng công chức, viên chức vi phạm thời gian, kỷ luật lao động còn xẩy ra, dẫn đến hiệu quả, hiệu lực quản lý của cơ quan nhà nước thấp. Việc thực hiện chuyển đổi vị trí công tác theo Nghị định 158/NĐ-CP ở một số đơn vị còn chưa nghiêm.

- Chất lượng công tác quy hoạch còn thấp, hiện tượng khá phổ biến là thiếu phối hợp trong các bộ phận công việc như quy hoạch làm đường giao thông thiếu kết hợp với quy hoạch hệ thống lưới điện, cấp nước, thoát nước… dẫn đến công việc chồng chéo, phá đi, làm lại gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tư và tài sản khác. Những thiếu sót trong công tác quy hoạch đã dẫn đến lãng phí hàng trăm tỷ đồng cho công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị xây dựng công trình để sau phải dỡ bỏ hoặc

sử dụng không hết công suất là hiện tượng khá phổ biến song chậm được khắc phục. - Việc cho phép lập và tiến hành thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư trên địa bàn không căn cứ vào kế hoạch tổng thể và phát triển các dự án, không cân đối được khả năng huy động vốn từ các kênh, chính vì việc duyệt dự án tràn lan dẫn đến những dự án được duyệt hoặc đã được khởi công nhưng không có vốn thanh toán. Những vấn đề này tạo nên bức xúc về tình trạng nợ đọng XDCB và nhiều dự án nằm trong tình trạng “treo”. Việc thẩm định và phê duyệt dự án không năm trong quy hoạch, dẫn đến tình trạng mất cân đối về các mặt của đời sống kinh tế - xã hội và đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đối với dự án được đầu tư;

- Tổ chức bộ máy quản lý các dự án còn nhiều hạn chế. Những năm gần đây việc thành lập các Ban quản lý dự án được tổ chức theo 2 dạng: Chuyên trách hoặc không chuyên trách (kiêm nhiệm). Ban quản lý dự án chuyên trách thường tập trung ở cấp Tỉnh; các Huyện, Thị xã và một số ngành có nhiều dự án đầu tư, xong bên cạnh đó còn rất nhiều Ban quản lý riêng lẻ (kiêm nhiệm). Các Ban quản lý chuyên trách có ưu điểm hơn ban quản lý kiêm nhiệm, về trình độ, năng lực điều hành quản lý về tiến độ thi công, quản lý vốn đầu tư, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Do số lượng cán bộ được bố trí tương đối đông nên có điều kiện tổ chức và phân công mang tính chất chuyên ngành, cán bộ của ban quản lý chuyên ngành được đào tạo đúng chuyên ngành và được sử dụng theo đúng tính chất chuyên ngành. Ngược lại ban quản lý không chuyên thì gặp khó khăn nhiều trong việc sắp xếp cán bộ đúng chuyên ngành và thường kiêm nhiệm công việc, công việc không ổn định, do hạn chế về số lượng người được bố trí trong ban (3 đến 5 người);

Trên thực tế việc giao cho các Ban quản lý dự án làm chủ đầu tư chưa khoa học, chưa có quy chế trong việc giao nhiệm vụ chủ đầu tư. Nhiều cơ quan không có chuyên môn về xây dựng (trường học, bệnh viện, các trung tâm…) nhưng vẫn giao chủ đầu tư dẫn đến quản lý hoạt động đầu tư gặp rất nhiều khó khăn;

Những tồn tại trên làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ xây dựng, chất lượng công trình và hiệu quả quản lý đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh.

đai chưa xác định theo cơ chế thị trường, chưa phân biệt giá đất đai giành cho công trình công cộng và đất đai giành cho công trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Giá đền bù thường có xu hướng thấp hơn giá bán quyền sử dụng đất đai tại thời điểm giải phóng mặt bằng dẫn đến bức xúc trong người dân bị thu hồi đất. Có sự so sánh lợi ích kinh tế giữa những người dân với nhau, từ đó gây cản trở di dời để xây dựng những công trình công cộng.

- Công tác đấu thầu trong xây dựng mới chỉ là hợp thức hóa thủ tục. Trong công tác đấu thầu hiện nay rất ít dự án được thực hiện lành mạnh, đấu thầu chỉ là hợp thức hóa Luật và Nghị định về đấu thầu xây dựng. Chứng minh rõ nhất cho quan điểm này là việc đơn vị thi công nào, nếu khai thác được nguồn vốn cho dự án, thì đơn vị thi công đó sẽ trúng thầu dự án trong tương lai. Về hình thức đấu thầu tính cạnh tranh chưa cao, đấu thầu mới chỉ là hình thức hợp lý hóa, chưa đúng theo nội dung của quy chế đấu thầu.

- Trách nhiệm của một số chủ đầu tư còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, chưa tập trung chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra tiến độ triển khai các dự án; có lúc còn khoán trắng cho các đơn vị tư vấn và thi công trong quán trình lập hồ sơ, triển khai dự án; thậm chí còn buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm dẫn đến một số hậu quả cả về chất lượng và tiến độ các công trình, dự án.

Tóm tắt chương 2: Các nội dung của Chương 2 đã phân tích thực trạng về quản lý đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2013. Tác giả đã tổng quan về đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, những nhân tố đã làm ảnh hưởng đến thực trạng quản lý đầu tư trên địa bàn, những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân của các khó khăn tồn tại để nhằm định ra các phương hướng, giải pháp khắc phục, tăng cường công tác quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn hà tỉnh đạt hiệu quả tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo.

CHƢƠNG 3

QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN

TỪ NGUỒN VỐN NSNN Ở TỈNH HÀ TĨNH

3.1. Bối cảnh mới ảnh hƣởng đến đầu tƣ phát triển từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

3.1.1. Tình hình Quốc tế

Tình hình thế giới và khu vực mất ổn định và có nhiều diễn biến phức tạp; do khủng hoảng kinh tế, lạm phát khu vực và trong nước nên tình hình chung của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là giai đoạn suy thoái kinh tế, nhà nước thắt chặt đầu tư công, kiềm chế lạm phát, giảm dần bội chi ngân sách nhà nước, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.

3.1.2. Tình hình trong nước

Trong bối cảnh tình hình kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn, nguồn thu bị thu hẹp, với quyết tâm nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư từ nguồn NSNN, ngay từ năm 2008, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã chủ động rà soát danh mục dự án đầu tư trong kế hoạch, thực hiện đình hoãn hoặc giãn tiến độ các dự án không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp.

Năm 2010, khối lượng thực hiện vốn đầu tư từ NSNN đạt trên 106,12 tỷ đồng, bằng 82,7% kế hoạch năm, cùng với đó công tác đấu thầu trong đầu tư xây dựng được thực hiện nghiêm túc, góp phần tiết kiệm 1.762,61 tỷ đồng, trong đó khối các cơ quan trung ương là 455,74 tỷ đồng và các tỉnh, thành phố là 1.306,87 tỷ đồng...

Năm 2011, công tác phân bổ kế hoạch của các bộ, ngành, địa phương bảo đảm tiến độ, thời gian và đã tích cực rà soát, cắt giảm, điều chuyển vốn đầu tư nhằm sử

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Hà Tĩnh (Trang 93)