Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Hà Tĩnh (Trang 129)

3.3.5.1. Công tác cải cách thủ tục hành chính

- Về thủ tục hành chính: Trong những năm qua, bằng nhiều giải pháp cụ thể, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện thị xã, thành phố trên toàn tỉnh về cải cách thủ tục hành chính và tạo điều kiện cho Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi, vì vậy chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của tỉnh đã được cải thiện và có mức tăng đáng kể: năm 2006 xếp thứ 59, năm 2009 xếp thứ 47, năm 2010 xếp thứ 37, năm 2011 xếp thứ 7/63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương. Để giữ vững và phát huy lợi thế nằm trong tốp 10 về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cần tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính trong thẩm định phê duyệt dự án đầu tư, công tác đấu thầu, cấp giấy chứng nhận đầu tư, cấp giấy đăng ký kinh doanh, tiếp cận đất đai, cấp phép xây dựng và các thủ tục khác liên quan đến đầu tư cho doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân.

3.3.5.2. Hoàn thiện chiến lược thu hút đầu tư

- Trên cơ sở các dự án đầu tư đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh và những dự án có tính khả thi sẽ triển khai trong thời gian sắp tới. Yêu cầu các chủ đầu tư (các huyện, thị xã, thành phố, các ban ngành …liên quan) thống kê các chương trình dự án, các nguồn vốn đã được cấp, xác định khả năng tiếp tục triển khai thi công công trình và xác định điểm dừng kỹ thuật của các dự án khó khăn về nguồn vốn để kêu gọi các hình thức hỗ trợ đầu tư theo các hình thức khác (BOT, BT, BTO, PPP).

- Đẩy mạnh hình thức hợp tác đầu tư trong xây dựng kết cấu hạ tầng theo các hình thức hợp đồng BT, BOT, BTO quy định tại Nghị định số 108/2009/NĐ-CP, Nghị định số 24/2011/NĐ-CP của Chính phủ, đặc biệt là khuyến khích khu vực dân doanh tham gia thực hiện theo hình thức Hợp đồng BOT, BTO, BT các dự án xây dựng và vận hành quản lý công trình kết cấu hạ tầng mới hoặc dự án cải tạo, mở rộng, hiện đại hóa và vận hành, quản lý các công trình hiện có trong các lĩnh vực đường bộ, cầu đường bộ, hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải, nhà máy điện, đường dây tải điện.

- Thực hiê ̣n thí điểm hình thức đầu tư công - tư (PPP) đối với mô ̣t số công trình, dự án và từng bước mở rô ̣ng ra nhiều lĩnh vực . Quy hoa ̣ch đồng bô ̣ các ngành , lĩnh vực có điều kiện khuyến khích xã hội hóa để công khai và vận động , đẩy ma ̣nh công tác xã hô ̣i hóa trên các lĩnh vực giáo du ̣c , y tế, văn hóa, thể du ̣c, thể thao. Mô hình PPP sẽ giúp giảm bớt gánh nặng bảo lãnh vốn, giải được bài toán thu hút đầu tư trong cơ sở hạ tầng; đồng thời tạo cơ hội cho phép các NĐT tư nhân được đóng góp ý kiến, đề xuất các quy định, chính sách kinh tế, xã hội phù hợp hơn cho hoạt động của tất cả các bên. Do vậy, mô hình PPP sẽ là chìa khoá quan trọng để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế. Trong nhiều hợp đồng, có thể đàm phán, Chính phủ có thể bảo lãnh doanh thu lên tới 90%, điều này khiến cho khu vực tư nhân hầu như không có rủi ro doanh thu mà phần rủi ro này được chuyển sang phần lớn cho Chính phủ. Chính vì vậy, tốc độ phát triển của các dự án PPP tăng lên nhanh chóng.

3.3.5.3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

- Phân cấp quản lý trong bô ̣ máy một cách rõ ràng , viê ̣c phân công cán bô ̣ thực thi quản lý Nhà nước về lĩnh vực đầu tư ở cấp Huyê ̣n phải có hướng tâ ̣p trung , không phân tán như hiê ̣n nay , mô ̣t cán bô ̣ thực hiê ̣n rất nhiều viê ̣c nhưng từng nghiê ̣p vu ̣ la ̣i không sâu, dẫn đến bất câ ̣p trong công tác quản lý.

- Xây dựng hê ̣ thống các tiêu chuẩn chức danh cán bô ̣ theo hướng : Đối với những cán bô ̣ hoa ̣ch đi ̣nh chính sách về đầu tư và xây dựng , ngoài tầm nhìn tổng thể vĩ mô cần đi sâu vào thực tế hơn nữa , có như vậy văn bản ban hành ra thực sự có ý nghĩa về QLNN, những cán bô ̣ thực hiê ̣n công viê ̣c ở cấp cơ sở cần chuyên sâu theo lĩnh vực.

- Cải cách thể thức đào tạo , nâng cao trình đô ̣ cán bô ̣ và công ch ức; xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo phù hợp nh ằm vào công chức hành chính và công chức ở cấp cơ sở . Có chương trình đào tạo để bổ sung kiến thức thiếu hụt của đô ̣i ngũ cán bô ̣, viê ̣c luân chuyển cán bô ̣ phả i có chế đô ̣ gối đầu , không để hu ̣t hẫng trong các sở chuyên ngành.

lĩnh vực XDCB như : Kế hoa ̣ch & Đầu tư ; Tài chính ; Xây dựng ; Nông nghiê ̣p và Phát triển nông thôn ; Du lịch; Giao thông - Vâ ̣n tải … bên ca ̣nh đó đô ̣i ngũ thư ký của UBND Tỉnh cũng cần phải củng cố theo hướng ổn định vị trí công tác , nhằm tích lũy kinh nghiệm trong công tác quản lý.

- Xây dựng công cu ̣ để quản lý nhân sự, sử du ̣ng công nghê ̣ thông tin đồng thời cải tiến chế độ tiền lương , theo hướng chuyển từ giai đoa ̣n chính sách lương thấp sang giai đoa ̣n chính sách lương cao cho cán bô ̣ công chức.

Tóm tắt chương 3: Trên cơ sở đánh giá tình hình quốc tế, trong nước, tình hình địa phương trong bối cảnh mới và các quan điểm, định hướng phát triển về kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2010-2015, tác giả đã mạnh dạn đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Hà Tĩnh như các giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách, các giải pháp về công tác quy hoạch, kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư. Bên cạnh đó là các giải pháp kiểm soát việc sử dụng vốn đầu tư, cải cách hành chính, đào tạo bồi dưỡng cán bộ giúp cho việc quản lý đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ngày càng có hiệu quả.

KẾT LUẬN

Với vai trò quan tro ̣ng trong viê ̣c phát triển kinh tế - xã hội thì hoạt độ ng đầu tư đã và đang được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm . Cho đến nay chúng ta đã đa ̣t được nhiều thành tựu trong đầu tư phát triển, như ta ̣o ra các tài sản cố định mới và năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế quốc dân , từ đó tạo đà cho những bước nhảy vọt về kinh tế. Đối với tỉnh Hà Tĩnh, trong giai đoạn từ 2010 -2013, kinh tế của tỉnh đã có bước phát triển mạnh mẽ với sự đóng góp tích cực, mang tính chất quyết định đó là đầu tư bằng nguồn vốn NSNN. Tuy nhiên, trong hoạt động đầu tư phát triển từ trước cho tới nay vẫn còn xảy ra nhiều tình tra ̣ng tiêu cực , thất thoát, gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng và quản lý vốn đầu tư , đồng thời gây tác đô ̣ng xấu đến tăng trưởng. Trong điều kiện nguồn lực tài chính đầu tư còn hạn chế do quy mô của NSNN tỉnh Hà Tĩnh còn hạn hẹp thì việc sử dụng có hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng nguồn vốn NSNN có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển và cũng là yêu cầu then chốt của công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này . Do đó viê ̣c phân tích tình hình thực hiê ̣n đầu tư phát triển, quản lý vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN và đưa ra các giải pháp tăng cường quản lý có vai trò quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách để phát triển nền kinh tế trong thời gian tới.

Đầu tư phát triển là một lĩnh vực phức tạp , có liên quan đến nhiều ngành , nhiều cấp, nhiều quy đi ̣nh khác nhau , đă ̣c biê ̣t phải xử lý đa da ̣ng các mối q uan hê ̣ dân sự, quan hê ̣ hành chính và nhiều mối quan hê ̣ khác.

Nô ̣i dung của luâ ̣n văn là vấn đề lớn , quản lý đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh là vấn đề rất rộng khi tiếp cận nó ở góc độ quản lý kinh tế. Mặt khác, nó là vấn đề hết sức phức tạp trong thực tiễn cần phải bàn luận nhiều. Tác giả mong muốn có nhiều bạn đồng hành tiếp tục mở rộng nghiên cứu vấn đề mà luận văn chưa có điều kiện đi sâu luận giải.

Do pha ̣m vi khuôn khổ của luâ ̣n văn và điều kiê ̣n nghiên cứu của tác giả có hạn, chắc chắn còn nhiều thiếu sót , rất mong được sự góp ý của Hô ̣i đồng , các thầy, các cô, đồng nghiê ̣p và các ba ̣n. Tác giả xin trân trọng cảm ơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

*******************

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Văn bản số 7356/BKHĐT-TH ngày 28/10/2011 về việc Hướng dẫn thực hiện chỉ thị của TTCP về tăng cường quản lý đầu tư từ NSNN và TPCP.

2. Bộ Tài chính (2011), Thông tư 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.

3. Bộ Xây dựng (2009), Thông tư 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

4. Chính phủ (2009), Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

5. Chính phủ (2009), Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

6. Chính phủ (2013), Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

7. Chính phủ (2009), Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng.

8. Chính phủ (2007), Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04/4/2007 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

9. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về tăng cường quản lý vốn đầu tư từ NSNN và vốn TPCP.

10. Chính phủ (2011), Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ.

11. Chính phủ (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.

12. Cục Thống kê Hà Tĩnh (2008, 2009, 2010, 2011, 2012), Niên giám thống kê Hà Tĩnh.

13. Nguyễn Văn Chọn (2003), Kinh tế đầu tư xây dựng, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.

14. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2010, 2011, 2012, 2013), Nghị quyết về thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh hàng năm.

15. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2010, 2011, 2012, 2013), Nghị quyết về phân bổ dự toán thu, chi ngân sách và bố trí vốn đầu tư phát triển hàng năm.

16. Ngô Thắng Lợi (2008), Hoạch định phát triển kinh tế - xã hội: Lý luận và thực tiễn Việt Nam, nhà xuất bản Đại học KTQD, Hà nội.

17. Quốc hội (2002), Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002.

18. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005.

19.Quốc hội (2003), Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003.

20. Quốc hội (2009), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009.

21. Quốc hội (2005), Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005.

22. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh (2010, 2011, 2012, 2013), Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư hàng năm.

23. Nguyễn Hồng Sơn, Phan Huy Đường (đồng chủ biên) (2013), Giáo trình Khoa học quản lý, Nxb ĐHQG Hà Nội.

24. Nguyễn Thị Minh Tâm (2004), Vai trò của tài chính với thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 311.

25. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (năm 2012), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, Nxb ĐHQG Hà Nội.

26. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2010), Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND ngày 11/10/2010 về việc ban hành Quy định một số nội dung về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công tình sử dụng nguồn vốn Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

27. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2011), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015.

28. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2011), Quyết định số 26/2011/QĐ-UBND ngày 29/8/2011 của UBND tỉnh Hà Tĩnh quy định một số nội dung về quản lý đầu tư xây dựng công trình bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh.

29. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2011), Văn bản số 3900/UBND-TH ngày 14/11/2011 về việc hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 1792/CT-TTg và Văn vản số 7356/BKHĐT-TH.

30. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2012), Quyết định số 2024/QĐ-UBND ngày 17/7/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc công bố các thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ trong Bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

31. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2010, 2011, 2012, 2013), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm.

32. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2010, 2011, 2012, 2013), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh hàng năm.

33. Ngô Doãn Vịnh (năm 2005), Bàn về phát triển kinh tế, Nxb chính trị quốc gia. 34. Viện chiến lược phát triển kinh tế (năm 2000), Việt Nam tầm nhìn 2020, Nxb Chính trị Quốc gia. Website: 35. http://dantri.com.vn 36. http://vnexpress.net 37. http://chinhphu.vn 38. http://thuvienphapluat.vn 39. http://mpi.gov.vn 40. http://baodautu.vn

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Hà Tĩnh (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)