Tình hình địa phương trong giai đoạn phát triển hiện nay

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Hà Tĩnh (Trang 100)

Năm 2013, kinh tế thế giới và trong nước vẫn còn khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái, Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh thắt chặt chi tiêu và cải cách đầu tư công. Nguồn vốn đầu tư phát triển năm 2013 chủ yếu tập trung huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư cho phát triển kinh tế, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước năm 2013 tiếp tục giảm. Đối với Hà Tĩnh, năm 2013 tuy giảm so với năm 2012 nhưng tổng nguồn vốn NSTW hỗ trợ (Hỗ trợ có mục tiêu, Trái phiếu CP, các Chương trình mục tiêu quốc gia) vẫn ở mức cao so với các tỉnh cả nước.

- Nguồn vốn đầu tư kế hoạch năm 2013 được Chính phủ, HĐND tỉnh thông báo sớm so với năm 2012 để các ngành, địa phương các cấp kịp thời triển khai ngay từ đầu năm. Bên cạnh đó Chính phủ đã ban hành Nghị quyết các giải pháp chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế xã hội và Nghị quyết về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu..., nhờ vậy đã cải thiện đáng kể về niềm tin của doanh nghiệp vào các chính sách, sự điều hành của Chính phủ và của tỉnh.

3.2. Các quan điểm, định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2015 [14,15,27]

3.2.1. Phát triển nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững. Phấn đấu đến năm 2015, Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp và dịch đấu đến năm 2015, Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển

- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai đề án tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế giai đoạn 2013 - 2020. Tập trung thực hiện tốt các mục tiêu tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu các ngành kinh tế cũng như các lĩnh vực sản xuất nội ngành và tái cơ cấu các vùng kinh tế ven biển, vùng trung du, miền núi và vùng đồng bằng.

- Tập trung rà soát, hoàn thành việc điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới các quy hoạch ngành, địa phương; Triển khai các chương trình, đề án thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn 2050.

- Phát triển nông lâm ngư nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất, áp dụng các biện pháp thâm canh, quy trình thực hành sản xuất tốt, ứng dụng khoa học công nghệ mới, cơ giới hóa vào sản xuất; tập trung đầu tư phát triển các cây trồng, sản phẩm hàng hóa chủ lực đã xác định (lúa, lạc, rau củ quả, chè, cao su,…). Tiếp tục hình thành các cánh đồng mẫu lớn, vùng sản xuất tập trung, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ. Phát triển sản xuất cây công nghiệp và rau ở những địa phương có lợi thế,…Tăng cường công tác bảo vệ thực vật, quản lý nhà nước về chất lượng giống, vật tư nông nghiệp, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Phát triển các sản phẩm chủ lực ngành chăn nuôi: lợn, bò, hươu theo hướng thâm canh, tập trung hàng hóa quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo hình thức liên doanh, liên kết với doanh nghiệp. Tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi lợn giống cấp bố mẹ quy mô 250-1.200 con/cơ sở, liên kết phát triển trang trại vệ tinh chăn nuôi lợn thương phẩm quy mô từ 300 - 2.500 con. Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi hươu. Tổ chức nhân rộng mô hình sản xuất bò thịt chất lượng cao giống Charolaise - Thái Lan, tiếp tục

đẩy mạnh công tác Zêbu hóa đàn bò; phát triển các trang trại chăn nuôi gia cầm theo quy trình kép kín, an toàn dịch bệnh.

Tập trung triển khai thực hiện tốt Đề án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng bền vững năm 2014. Khuyến khích các doanh nghiệp vào đầu tư liên kết với người dân phát triển các vùng nguyên liệu cây gỗ lớn theo hướng thâm canh, gắn sản xuất với xây dựng nhà máy chế biến tinh, chế biến sâu, sản xuất các sản phẩm đồ gỗ cao cấp, phục vụ xuất khẩu.

Phát triển các loại hình nuôi trồng thuỷ sản thâm canh, công nghiệp, công nghệ cao và an toàn sinh học, phát triển nuôi tôm trên cát, nuôi cá lồng bè trên sông. Mở rộng và nâng cao chất lượng sản xuất cung ứng giống thủy sản, nhất là giống tôm phục vụ người nuôi trên địa bàn tinh. Tăng cường cải hoán, đóng mới, phát triển nhanh đội tàu đánh bắt xa bờ, hạn chế các tàu thuyền nhỏ, hiệu quả thấp; hình thành các tổ đội đánh bắt trên biển kết hợp sản xuất với bảo đảm quốc phòng, bảo vệ an ninh chủ quyền trên biển.

Đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới: Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới về chiều sâu, phấn đấu đến cuối năm 2014 toàn tỉnh có 35 xã đạt chuẩn nông thôn mới; rà soát lại mức độ hoàn thành 19 tiêu chí tại các xã. Nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả; phát triển mạnh hình thức liên kết với doanh nghiệp. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách trong xây dựng nông thôn mới để thu hút vào đầu tư nông nghiệp nông dân nông thôn. Tập trung huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

3.2.2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa quốc tế, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Tập trung chỉ đạo triển khai đúng tiến độ các công trình, dự án đầu tư quan trọng tại các Khu kinh tế Vũng Áng và các địa bàn kinh tế trọng điểm. Tiếp tục hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trình xử lý các khó khăn, vướng mắc và cung cấp các dịch vụ điện, nước, viễn thông, ngân hàng ... Huy động các nguồn lực xây dựng kết

cấu hạ tầng các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhằm tạo hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ.

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư cả về cơ chế chính sách và kết cấu hạ tầng. Thường xuyên tiếp xúc, tìm hiểu và kịp thời xử lý các khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong quá trình triển khai đầu tư. Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các kế hoạch công nghiệp, cụm công nghiệp. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các Chương trình tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn trong Công nghiệp, an toàn VSLĐ, PCCN. Phát huy năng lực sản xuất của một số nhà máy mới hoàn thành và khôi phục sản xuất như: Nhà máy Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1, Nhà máy thủy điện Hố Hô và một số nhà máy tại các KCN, CCN. Thu hút đầu tư để tập trung phát triển các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh như: sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện, luyện kim, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp gắn với kinh tế biển, chế biết nông lâm sản…

3.2.3. Nâng cao chất lượng phát triển các lĩnh vực kinh tế- xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị

Đẩy mạnh công tác dạy nghề, giải quyết việc làm và thường xuyên chăm lo các đối tượng chính sách người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, tăng cường phòng chống tệ nạn xã hội; thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo.

Triển khai các dự án xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp và dự án nhà ở cho công nhân lao động theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ; khẩn trương xây dựng khu nhà ở công nhân tại Khu kinh tế Vũng Áng.

Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 8,15%, hộ cận nghèo còn 13,82%; 100% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế, 72,52% số xã phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em; đảm bảo các chính sách cho người có công, các đối tượng xã hội.

3.2.4. Đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị - xã hội

Quốc phòng: Duy trì chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền và an

ninh biên giới, vùng biển. Thực hiện tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ cho một số huyện thị, hoàn thành công tác diễn tập Khu vực phòng thủ đơn vị cấp huyện. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình phòng thủ và các công trình kết hợp kinh tế với quốc phòng. Làm tốt công tác tuyển quân, giáo dục kiến thức quốc phòng cho các đối tượng. Làm tốt công tác quy tập hài cốt liệt sỹ tại Lào.

An ninh: Chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời xử lý những vấn đề phức tạp xảy ra, bảo vệ an toàn các ngày lễ lớn và các sự kiện quan trọng diễn ra trên địa bàn. Đẩy mạnh đấu tranh quyết liệt các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, nhất là ma tuý, mại dâm, cướp của, giết người, triệt tiêu các băng nhóm xã hội đen; kiềm chế và làm giảm tai nạn giao thông, các biện pháp phòng chống cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn, cháy rừng. Tập trung giám sát và ổn định an ninh, trật tự an toàn xã hội các địa bàn trọng điểm.

3.2.5. Tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, đảm bảo tăng trưởng hợp lý và bền vững; tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng - dịch vụ gắn với tập hợp lý và bền vững; tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng - dịch vụ gắn với tập trung xây dựng các khu đô thị - công nghiệp - thương mại

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

- Hoàn thành cơ bản các công trình, dự án trọng điểm đúng tiến độ, nhất là Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, Khu kinh tế Vũng Áng, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Khu công nghiệp Gia Lách, Khu công nghiệp Hạ Vàng…

- Đa dạng hoá các hình thức và đẩy mạnh huy động các nguồn vốn nhằm xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề và cụm đô thị thương mại - dịch vụ, trong đó chú trọng đến mạng lưới giao thông, hệ thống cấp thoát nước và xử lý chất thải.

-Tập trung cải thiện đồng bộ môi trường đầu tư cả về hệ thống cơ chế chính sách khuyến khích ưu đãi và hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng. Trong đó ưu tiên, khuyến khích phát triển các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh như: khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện, luyện kim, cơ khí chế tạo, lọc hoá dầu, công nghiệp chế biến nông - lâm sản, công nghiệp phụ trợ, công

nghiệp cơ khí đóng mới và sửa chữa tàu biển, công nghiệp dịch vụ cảng và kho bãi phục vụ kinh tế biển

- Tiếp tục xây dựng mới và rà soát, điều chỉnh, quản lý quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 ở các đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành đã được phê duyệt đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội.

- Tổ chức lập quy hoạch hệ thống cấp nước đô thị toàn tỉnh đến năm 2020, triển khai các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước tại các đô thị. Phấn đấu tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch từ 80-85%. Mức sử dụng nước sạch bình quân 90 lít/người/ngày. Tỷ lệ thất thoát nước giảm xuống còn 26-27%. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt bình quân cả tỉnh 80%.

- Xây dựng chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tập trung triển khai Chương trình nhà ở cho người thu nhập thấp, Chương trình nhà ở cho các công nhân các khu công nghiệp, Chương trình hỗ trợ các hộ nghèo về nhà ở. Tiếp tục thực hiện chính sách xã hội hóa lĩnh vực nhà ở, phát triển đa dạng các loại nhà ở nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và điều kiện thu nhập của các tầng lớp dân cư. Phấn đấu đến năm 2015, diện tích bình quân về nhà ở đạt 19m2/người.

- Tập trung nguồn lực xây dựng thành phố Hà Tĩnh cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại II và thị xã Hồng Lĩnh đạt các tiêu chí đô thị loại III; chuẩn bị các điều kiện để hình thành đơn vị hành chính thuộc tỉnh tại Khu kinh tế Vũng Áng, phát triển nhiều khu đô thị tại Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo...; tiếp tục nâng cấp và hình thành một số thị xã, thị trấn, thị tứ.

Phát triển nông nghiệp:

- Phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng hiện đại hoá, bền vững: + Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, quy mô lớn, sản phẩm hàng hoá có chất lượng và giá trị kinh tế cao; Tập trung thâm canh, đưa giống mới, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phấn đấu đến năm 2015 ổn định diện tích canh tác chuyên lúa là 55.000 ha.

+ Chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu vật nuôi, mở rộng và nâng cao chất lượng hình thức chăn nuôi tập trung theo gia trại, trang trại, chăn nuôi công nghiệp, đồng thời nâng cao chất lượng đàn gia súc, phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ bò lai Zêbu đạt 40% tổng đàn, lợn nái ngoại, nái lai đạt 34,4% tổng đàn; phấn đấu 100% gia súc, gia cầm được tiêm phòng các loại bệnh chủ yếu; hỗ trợ phát triển đàn hươu; khuyến khích phát triển các khu công nghiệp tập trung, trang trại xa khu dân cư, sản xuất thức ăn cho gia súc tại chỗ và chủ động nguồn thức ăn thô xanh; làm tốt công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

+ Phát triển lâm nghiệp đồng bộ từ trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, cải tạo rừng đến khai thác, chế biến lâm sản, dịch vụ môi trường và du lịch sinh thái; quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững ổn định diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 357.259 ha; nâng độ che phủ rừng lên 56% năm 2015. Gắn trồng rừng sản xuất, khai thác gỗ với chế biến, phấn đấu giai đoạn 2011-2015 trồng được 47.000 ha rừng tập trung, bình quân mỗi năm khai thác gỗ đạt 300.000m3; nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng.

+ Phát triển thuỷ sản với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; điều tra khảo sát, đánh giá nguồn lợi thủy sản, đẩy mạnh đánh bắt phát triển xa bờ; Rà soát lại quỹ đất có khả năng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm trên cát ;Xây dựng quy hoạch và tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng nuôi trồng thủy sản và sản xuất giống, phấn đấu đến năm 2015 sản xuất cung cấp 50% nhu cầu giống thuỷ sản mặn lợ, xuất khẩu bình quân trên 5.200 tấn thuỷ sản.

- Tập trung cho công tác quy hoạch và hoàn chỉnh chuyển đổi ruộng đất, khuyến khích tích tụ ruộng đất, đồng thời tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế sau chuyển đổi ruộng đất có hiệu quả.

- Phát triển nhanh, đồng bộ kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống của người dân như: giao thông, thủy lợi, đê sông, đê biển, các công trình phòng chống lụt bão… Dồn sức cho các công trình trọng

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Hà Tĩnh (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)