1.1.2.1. Khái niệm đầu tư phát triển là gì
Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Mai (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội), trong thực tế quản lý kinh tế hiện nay ở nước ta nhiều nhà kinh tế còn có sự nhầm lẫn giữa đầu tư phát triển với các loại đầu tư khác. Điều này là một nguyên nhân dẫn đến thực trạng là khi tổng kết đánh giá kết quả và hiệu quả của đầu tư phát triển không thống nhất, mỗi cơ quan quản lý đưa ra những số liệu khác nhau, gây khó khăn cho quá trình hoạch định chính sách và kế hoạch hoá tiếp theo. Do đó, vấn đề làm rõ bản chất và nội dung của đầu tư phát triển, sự khác biệt và mối quan hệ giữa đầu tư phát triển và các loại đầu tư khác trong nền kinh tế nước ta hiện nay là cần thiết, cấp bách.
Đầu tư là một hoạt động kinh tế của đất nước; một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở, một vấn đề trong cuộc sống được mọi gia đình, mọi cá nhân quan tâm khi có điều kiện nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của bản thân và gia đình.
Bản chất thuật ngữ “đầu tư” là sự bỏ ra, sự chi phí, sự hy sinh và hoạt động đầu tư là sự bỏ ra, sự hy sinh sự chi phí các nguồn lực (tiền, của cải vật chất, sức lao động,...) để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đạt được những kết quả lớn hơn (các chi phí đã bỏ ra) trong tương lai (như thu về được số tiền lớn hơn số tiền đã bỏ ra, có thêm nhà máy, trường học, bệnh viện, máy móc thiết bị, sản phẩm được sản xuất ra,... tăng thêm sức lao động bao gồm cả số lượng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sức khoẻ).
Xét về bản chất đầu tư phát triển chính là đầu tư tài sản vật chất và sức lao động trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tăng thêm hoặc tạo ra tài sản mới cho mình đồng thời cho cả nền kinh tế, từ đó làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động sản xuất khác, là điều kiện chủ yếu tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì hoặc tăng thêm tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại, bổ sung tài sản và tăng thêm tiềm lực của mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước.
1.1.2.2. Đặc điểm chung của đầu tư phát triển
- ĐTPT từ NSNN thường hướng đến những công trình dự án quan tâm đến hiệu quả xã hội nhiều hơn là hiệu quả kinh tế. Nói cách khác mục đích của các dự án ĐTPT từ nguồn vốn NSNN hướng đến tối đa hoá phúc lợi xã hội nhiều hơn là chú ý đến tối đa hoá lợi ích kinh tế.
- ĐTPT từ nguồn vốn NSNN là sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường nhằm khắc phục yếu kém, khuyết tật và sự thất bại của thị trường.
- Chi ĐTPT từ nguồn vốn NSNN là khoản chi lớn của NSNN nhưng không có tính ổn định, chi theo ngân sách hàng năm, bị ảnh hưởng bởi yếu tố nhiệm kỳ nên dễ xảy ra dàn trải, manh mún, nợ công, quyết định đầu tư vội vàng, đầu tư sai, đầu tư hình thức, đầu tư theo phong trào, thiếu hiệu quả đích thực.
mức độ chi luôn gắn liền với việc thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển KTXH của Nhà nước trong từng thời kỳ.
- ĐTPT từ nguồn vốn NSNN ít có tính cạnh tranh trong việc thực hiện mà chủ yếu cạnh tranh qua cấp phát, xin cho, vì vậy dễ dẫn đến chất lượng hiệu quả thấp kém, dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng, thất thoát.
- ĐTPT từ nguồn vốn NSNN có chủ sở hữu tài sản là Nhà nước nhưng đơn vị thực hiện, đơn vị sử dụng, hưởng lợi và chủ sở hữu thường không phải là một nên trách nhiệm đối với việc đầu tư thường không chặt chẽ, mờ nhạt, chung chung.
- Việc quyết định chủ trương đầu tư từ nguồn vốn NSNN thường theo ý kiến đề xuất, tham mưu của cơ quan kế hoạch, tài chính,...hoặc phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người có quyền quyết định đầu tư mà không xuất phát từ thị trường, nhu cầu đích thực nội tại của đầu tư nên người có thẩm quyền dễ có quyết định chủ quan, duy ý chí, đầu tư sai, không có hiệu quả, lãng phí, vô trách nhiệm hoặc vụ lợi.
- Do cơ chế xin cho, cấp phát là chủ yếu trong phân bổ nguồn lực ĐTPT từ nguồn vốn NSNN nên dễ xảy ra tình trạng chia đều bình quân, dàn trải, manh mún, lợi dụng, ứng trước vốn, thiếu quy hoạch hoặc điều chỉnh quy hoạch chủ quan dẫn đến thiếu hiệu quả toàn diện.
- Sự phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương trong quyết định chủ trương đầu tư tăng thêm tính chủ động tích cực trong ĐTPT, nhưng cũng tiềm ẩn tình trạng đầu tư lộn xộn, chồng chéo, khó kiểm soát, thiếu quy hoạch chung.
- Quyết định đầu tư của Nhà nước thường do một hoặc một số cán bộ có chức có quyền nhưng không phải là chủ sở hữu của tài sản đem ra đầu tư, việc giải ngân hàng năm, cán bộ làm theo nhiệm kỳ, nên nếu ý thức trách nhiệm kém dễ dẫn đến chủ trương đầu tư không đúng, vô trách nhiệm, thiếu quy hoạch, kế hoạch hoặc tự phá vỡ quy hoạch, kế hoạch, nợ đọng, vay vốn tràn lan làm Nhà nước thâm nợ.
Thực chất của việc Đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN là việc sử dụng vốn ngân sách đầu tư vào các hoạt đông xây dựng kinh tế, xã hội, thông qua phương thức cấp phát hoặc tín dụng của nhà nước để phát triển cơ sở hạ tầng với mục đích ổn định, phát triển kinh tế (xây dựng, trùng tu hệ thống đê điều, đường sá, đầu tư
phát triển giáo dục, ... dự trữ vật tư, thiết bị, hàng hóa chiến lược của nhà nước phòng khi nền kinh tế gặp những biến cố bất ngờ về thiên tai, địch họa, đảm bảo cho nền sản xuất phát triển ổn định, không phụ thuộc vào các yếu tố rủi ro lường trước).
Các hoạt động đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách:
Với vai trò và chức năng kinh tế nhà nước, ở bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng NSNN đầu tư vào phát triển xã hội đất nước. Khi đó nhà nước với tư cách là chủ sở hữu dùng nguồn vốn từ NSNN đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội. Việc đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN là quá trình nhà nước sử dụng một phần tiền tệ tạo lập thông qua các hoạt động hoạt động thu NSNN để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; đầu tư phát triển sản xuất; thực hiện mục tiêu tăng trưởng và ổn định kinh tế. Vì vậy ở một quốc gia nào, việc quản lý nguồn vốn NSNN là hết sức coi trọng và có những chính sách đúng đắn để thực hiện đầu tư phát triển cũng như có giải pháp quản lý hiệu quả.
Mọi hoạt động đầu tư từ nguồn vốn NSNN đều được thực hiện qua dự án đầu tư. Trong các khoản chi sử dụng Đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN, thì việc sử dụng cho đầu tư xây dựng cơ bản là lớn nhất, chủ yếu nhất và có nội dung quản lý phức tạp nhất trong các khoản chi đầu tư phát triển. Và việc chi đầu tư xây dựng cơ bản (hạ tầng sản xuất, giao dục, y tế, giao thông, nông ngư nghiệp, ...) của NSNN nhằm thực hiện tái sản xuất đơn giản, và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định, từng bước tăng cường và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế xã hội.
Tùy theo yêu cầu quản lý , nội dung quản lý đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách được chia theo những hình thức nhau.
Cụ thể, nếu xét theo khía cạnh hình thái sản xuất cố định thì chi đầu tƣ xây dựng cơ bản gồm: Chi xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, trang bị lại kỹ thuật.
- Chi xây dựng mới bao gồm các khoản chi để xây dựng mới công trình, dự án. Kết quả là tăng thêm tài sản cố định, năng lực sản xuất mớicho nền kinh tế quốc dân. Đầu tư mới là việc đầu tư theo chiều rộng cho phép ứng dụng thuận lợi kỹ thuật
tiên tiến và thay đổi sự phân bố sản xuất. Việc xây dựng mới đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng dài.
- Chi đầu tư cải tạo mở rộng, trang bị lại kỹ thuật bao gồm các khoản chi mở rộng đào tạo lại năng lực và tái sản cố định hiện có nhằm tăng thêm công suất năng lực và hiện đại hóa tài sản cố định. Cải tạo, trang bị kỹ thuật theo chiều sâu
Nếu xét theo cơ cấu công nghệ (hay cơ cấu kỹ thuật) của vốn đầu tƣ thì chi đầu tƣ xây dựng cơ bản bao gồm: Chi cho xây lắp, chi cho mua sắm máy móc thiết bị, chi cho công tác xây dựng cơ bản khác.
- Chi cho các khoản xây lắp là các khoản chi để xây dựng, lắp ghép kiến trúc và lắp đặt máy móc thiết bị vào đúng vị trí, theo đúng thiết kế kỹ thuật được duyệt.
- Chi cho mua sắm máy móc thiết bị là những khoản chi hợp thành giá trị máy móc thiết bị đầu tư mua sắm, nó bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc xếp, chi phí về bảo quản, chi phí về gia công tinh chế thiết bị kể từ khi mua đến khi thiết bị được lắp đặt hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng.
- Chi phí xây dựng cơ bản khác là những khoản chi phí nhằm đảm bảo điều kiện cho qua trình xây dựng, lắp đặt và đưa công trình đi vào sản xuất, sử dụng. Nó bao gồm: chi phí chuẩn bị đầu tư (chi phí xác định sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, thăm dò thị trường, điều tra khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cúu khả thi), chi phí khảo sát, lập thiết kế dự toán công trình, chi phí quản lý công trình, chi phí tư vấn quản lý dự án, chi phí tháo dỡ kiến trúc, chi phí dùng đất xây dựng, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí khánh thành, hoàn thành nghiệm thu bàn giao. Việc quản lý đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách là việc quản lý các khoản chi từ nguồn vốn ngân sách có hiệu quả trong việc phân bổ NSNN đầu tư vào các hoạt động xây dựng kinh tế, xã hội một cách hiệu quả, đúng đắn và thỏa mãn nhu câu cấp thiết của xã xội trong việc phát triển kinh tế đất nước.
1.1.2.3. Vai trò của đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN
- Đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN có vai trò đặc biệt trong việc duy trì, đảm bảo sự tồn tại, hoạt động và phát triển của bộ máy nhà nước.
- Đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN có vai trò thúc đẩy, định hướng, chi phối, dẫn dắt, điều chỉnh,…trong hoạt động đầu tư phát triển nói chung của toàn bộ nền kinh tế.
- Đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN có vai trò to lớn trong việc thực hiện các nhiệm vụ KTXH của Nhà nước như đảm bảo nền kinh tế hoạt động có hiệu quả và đúng định hướng, thực hiện công bằng xã hội, mục tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô…