Kiểm soát việc sử dụng vốn đầu tư phát triển từ NSNN của Tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Hà Tĩnh (Trang 76)

2.2.4.1. Công tác thanh tra, kiểm tra

Hiện nay, để kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực đầu tư đã có nhiều cơ quan như: Thanh tra Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, giám sát về đầu tư nằm ở cơ quan Kế hoạch và đầu tư, Thanh tra ngành tài chính, thanh tra chuyên ngành, hệ thống giám sát của các công ty tư vấn, giám sát của ngành công an, giám sát cộng đồng, tuy đã làm được nhiều việc nhưng vẫn còn những bất cập lớn trong lĩnh vực này như sự chồng chéo, thiếu phối hợp giữa các đơn vị thanh kiểm tra, do nguyên nhân sau:

Các ngành kiểm tra giám sát chưa có kế hoạch tổng thể trong việc kiểm tra, mạnh ngành nào thì ngành đó thực hiện, chủ đầu tư phải tiếp nhiều đoàn kiểm tra, thanh tra, trong một thời điểm gây khó khăn cho hoạt động xây dựng của chủ đầu tư, nhưng hiệu quả giám sát kiểm tra lại thấp. Ngược lại nhiều dự án không có đơn vị thanh tra, kiểm tra đến kiểm tra.

Trong quá trình giám sát đầu tư chưa nghiêm túc thực thi công vụ, việc giám sát đầu tư chưa đánh giá được hiệu quả kinh tế xã hội, mà việc đánh giá hiệu quả chỉ dựa vào hiệu quả trong dự án đầu tư đã đưa ra, chính vì điều này mà các dự án không

được uốn nắn, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của dự án. Mặt khác không có tư liệu để cho việc quy hoạch ngành, lĩnh vực trong thời gian tới. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là ngành kế hoạch đầu tư chưa có quy trình chi tiết về giám sát đầu tư, chưa có đủ đội ngũ cán bộ tinh thông trong việc giám sát chính vì thế mới phải mời liên ngành tham gia giám sát, hiệu quả không cao.

Trong kiểm tra, thanh tra cán bộ thực thi còn thái độ cố gắng tìm ra những vấn đề sai của đơn vị thi công và chủ đầu tư để thỏa thuận những lợi ích kinh tế cho mình, nếu thỏa thuận được thì những việc khuất tất được bỏ qua, chính vì vậy mới có hiện tượng đoàn kiểm tra sau khi phát hiện những vấn đề lớn tồn tại mà đoàn kiểm tra trước không phát hiện được, nguyên nhân chính là cán bộ thực thi lợi dụng vị trí công tác để đặc quyền, đặc lợi, cố tình làm sai chế độ.

Giám sát chất lượng thi công của chủ đầu tư là việc kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt cho công trình do nhà thầu thi công công trình cùng cấp theo yêu cầu của thiết kế. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, là việc xem xét đơn vị thi công có thực thi đúng ý đò tác giả không, khi phát hiện thi công sai với thiết kế. Việc thay đổi thiết kế trong quá trình thi công chỉ được tiến hành khi dự án đầu tư xây dựng có sự điều chỉnh hoặc phát hiện những yếu tố bất hợp lý được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trên thực tế việc quản lý chất lượng không đúng với thực tế, ba đối tượng nếu trên thường thống nhất với nhau về các tiêu chuẩn của vật liệu, thiết bị như trong thiết kế yêu cầu nhưng thực chất không đảm bảo, có những công trình chủ đầu tư còn bỏ qua một số khâu kiểm định vật liệu, kiểm tra xuất sứ của vật liệu, thiết bị gây ra chất lượng công trình xây dựng không đạt yêu cầu như mong muốn của nhà thiết kế.

2.2.4.2. Công tác giám sát, đánh giá dự án

Đối với dự án đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN nói riêng và dự án đầu tư mà sử dụng một phần vốn NSNN trên địa bàn tỉnh đã được giám sát, đánh giá đầu tư. Đối với dự án sử dụng vốn khác, việc giám sát, đánh giá đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định. Yêu cầu và nội dung giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm: Đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi của dự án; Giám sát, đánh giá việc thực hiện dự

án của chủ đầu tư theo các nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và việc chấp hành các quy định của Nhà nước về đầu tư xây dựng; Qua giám sát, đánh giá đầu tư, phát hiện các nội dung phát sinh, điều chỉnh và đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án. Thông thường, người quyết định đầu tư hoặc người uỷ quyền quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giám sát, đánh giá đầu tư.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ngoài việc giám sát thực hiện dự án đầu tư từ phía cơ quan nhà nước thì việc giám sát cộng đồng cũng đã được đề cao. Giám sát đầu tư của cộng đồng là hoạt động tự nguyện của dân cư sinh sống trên địa bàn xã, phường, hoặc thị trấn nhằm theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các nhà thầu và đơn vị thi công dự án trong quá trình đầu tư; phát hiện, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các việc làm vi phạm các quy định về quản lý đầu tư để kịp thời ngăn chặn và xử lý các việc làm sai quy định, gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản nhà nước, xâm hại lợi ích của cộng đồng. Nội dung của giám sát đầu tư của cộng đồng bao gồm:

+ Đánh giá sự phù hợp của quyết định đầu tư với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển các ngành, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch xây dựng chi tiết các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp,... kế hoạch đầu tư có liên quan trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;

+ Đánh giá việc chủ đầu tư chấp hành các quy định về: chỉ giới đất đai và sử dụng đất; quy hoạch mặt bằng chi tiết, phương án kiến trúc, xây dựng; xử lý chất thải, bảo vệ môi trường; đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư; tiến độ, kế hoạch đầu tư;

+ Phát hiện những việc làm xâm hại đến lợi ích của cộng đồng; những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồng trong quá trình thực hiện đầu tư, vận hành dự án.

lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc dự án.

+ Theo dõi, kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mức vật tư và loại vật tư đúng quy định trong quá trình thực hiện đầu tư dự án; theo dõi, kiểm tra kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình.

2.3. Đánh giá tình hình quản lý đầu tƣ phát triển từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn Hà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2013

Vượt qua bối cảnh khó khăn chung, các công trình, dự án trọng điểm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước trên địa bàn tỉnh vẫn tiếp tục được huy động các nguồn lực nhằm triển khai theo đúng lộ trình cam kết (Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa, dự án Nhiệt điện Vũng Áng I...); số dự án đầu tư vào KKT Vũng Áng tăng cao, nhất là các dự án sử dụng nguồn vốn FDI; trong năm 2013 có 15 dự án được cấp chứng nhận đầu tư (6 dự án đầu tư trong nước, 9 dự án có vốn đầu tư nước ngoài); nâng tổng số dự án đầu tư vào KKT Vũng Áng lên 83 dự án (47 dự án có vốn đầu tư trong nước, tổng vốn đăng ký 39.619 tỷ đồng; 36 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đăng ký trên 16 tỷ USD).

Các công trình, dự án trọng điểm, cấp bách khác (công trình hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ, xã hội phục vụ Khu kinh tế Vũng Áng, hạ tầng kỹ thuật Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, hạ tầng các tuyến giao thông trọng điểm, Hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang) được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo quyết liệt, tích cực làm việc với Bộ, ngành Trung ương về hỗ trợ đầu tư và cơ chế chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc, huy động mọi nguồn lực đẩy nhanh tiến độ.

Tác động của các dự án đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN:

Đối với tỉnh Hà Tĩnh, đóng góp của đầu tư đặc biệt là đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế là rất lớn. Điểu này đã được chứng minh trong thực tế những năm gần đây, bộ mặt của Hà Tĩnh đã thay đổi hoàn toàn, thoát khỏi tỉnh nghèo và dần dần trở thành một tỉnh có kinh tế phát triển trong khu vực. Theo tổng hợp từ báo tình hình đầu tư phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh qua các năm, một số kết quả và thành tựu đạt được qua các con số thống kê chủ yếu sau:

Kinh tế tiếp tục tăng trƣởng, tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội và thu ngân sách tăng nhanh; các công trình, dự án trọng điểm đƣợc tập trung đẩy nhanh tiến độ

Giai đoạn 2010-2013, kinh tế tăng trưởng nhanh, phát triển theo hướng bền vững, có sự thay đổi về chất. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010- 2013 đạt 13,5%, trong đó năm 2010 đạt 9,68%, năm 2011 đạt 11,68%, năm 2012 đạt 13,44%, năm 2013 đạt 19,2%; GDP bình quân đầu người năm 2013 đạt 24 triệu đồng. Mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế bước đầu đạt kết quả tốt, tiếp tục chuyển đổi mô hình kinh tế theo hướng phát triển chiều sâu. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ chiếm 81,71%; lĩnh vực nông nghiệp chỉ còn 18,29% trong cơ cấu GDP của tỉnh, chỉ tiêu cơ cấu kinh tế đã gần về đích so với mục tiêu Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Chỉ đạo triển khai quyết liệt các dự án đầu tư trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, đảm bảo tiến độ các dự án lớn trong Khu kinh tế Vũng Áng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng nhanh, giai đoạn 2010-2013 ước đạt trên 156 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2 lần so với giai đoạn 2006-2010; riêng năm 2013 đạt trên 58 nghìn tỷ đồng, tăng 51% so với kế hoạch, tăng hơn 24 nghìn tỷ đồng so với năm 2012 và gấp 2,3 lần so với năm 2011. Đây là yếu tố đóng góp quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách của tỉnh nhà.

Thực hiện chính sách thắt chặt đầu tư công theo chủ trương chung của Chính phủ, nhưng nguồn vốn từ NSNN dành cho đầu tư phát triển hàng năm trên địa bàn tỉnh vẫn tăng hơn mức bình quân chung cả nước. Tổng vốn đầu tư từ NSNN giai đoạn 2010-2013 đạt 27.537,5 tỷ đồng; trong đó, năm 2013 đạt 10.337,5 tỷ đồng, tăng 4.639,5 tỷ đồng so với năm 2011. Giải ngân các năm đạt trên 97%, trong đó các nguồn ngân sách Trung ương, trái phiếu Chính phủ và tạm ứng ngân sách Trung ương đạt 100% kế hoạch vốn.

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng nhanh, giai đoạn 2010-2013 đạt 14.485 tỷ đồng, tăng 2,4 lần so với giai đoạn 2006-2010; riêng năm 2013 đạt trên 5.500 tỷ đồng; trong đó, thu ngân sách nội địa đạt 4.500 tỷ đồng, tăng 58,5% kế hoạch Trung ương giao, tăng 7,9% so với kế hoạch HĐND tỉnh giao, tăng 47,2% so

với năm 2012; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 1.000 tỷ đồng, bằng kế hoạch Trung ương và tỉnh giao, tăng 2% so với năm 2012. Tính riêng năm 2013, Hà Tĩnh thuộc nhóm tỉnh có tốc độ tăng thu ngân sách cao, hoàn thành kế hoạch từ tháng 9 năm 2013, trong lúc cả nước dự kiến thu ngân sách không đạt kế hoạch. Cơ cấu nguồn thu ngân sách có chuyển biến tích cực, trong đó thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm 85,6% tổng thu ngân sách. [27,31,32]

Các ngành kinh tế phát triển đúng định hƣớng gắn với thực hiện tốt tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình kinh tế theo hƣớng phát triển chiều sâu

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản được tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, đạt kết quả cao và toàn diện. Triển khai có hiệu quả các đề án, quy hoạch, chính sách hỗ trợ sản xuất đã ban hành; cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng phát triển các sản phẩm hàng hoá chủ lực, một số sản phẩm phát triển nhanh về quy mô, liên kết với doanh nghiệp để tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu bộ giống lúa chuyển đổi theo hướng tích cực. Hình thành các vùng sản xuất lúa hàng hóa, cánh đồng mẫu lớn gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được ứng dụng vào sản xuất góp phần tăng năng suất, chất lượng, giá trị trên đơn vị diện tích canh tác; tính riêng năm 2013 đạt 62 triệu đồng/ha, tăng 18 triệu đồng/ha so với năm 2010 (mục tiêu đến năm 2015 là 65 triệu đồng/ha).

Chăn nuôi chuyển mạnh từ nhỏ lẻ, phân tán sang hình thức gia trại, trang trại công nghiệp, quy mô lớn, liên kết với doanh nghiệp, từng bước tổ chức lại chăn nuôi nông hộ tạo khối lượng hàng hóa có chất lượng cao. Tỷ trọng chăn nuôi quy mô trang trại tăng nhanh. Đến nay, toàn tỉnh có 117 cơ sở chăn nuôi lợn liên kết quy mô từ 300-2.500 con (tăng 63 cơ sở so với năm 2012); phát triển mạnh đàn bò thịt chất lượng cao, hình thành được 281 mô hình chăn nuôi bò gia trại quy mô từ 10 - 40 con, đàn hươu có 34,5 nghìn con; tổ chức đưa vào thử nghiệm mô hình bò thịt chất lượng cao giống Charolaise - Thái Lan, bò 3B (BBB) bước đầu đạt kết quả.

Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, ngư nghiệp bình quân giai đoạn 2010-2013 ước đạt 4,40%/năm, trong đó năm 2010 tăng 4,28%, năm 2011 tăng 4,36%, năm 2012 tăng 4,58%, năm 2013 tăng 4,39%; sản lượng lương thực năm 2010 đạt 45,7 vạn

tấn, năm 2011 đạt 49,56 vạn tấn, năm 2012 đạt 50,5 vạn tấn, năm 2013 đạt 50,6 vạn tấn (mục tiêu đến năm 2015 là trên 51 vạn tấn).

Chỉ đạo quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp quản lý, bảo vệ rừng; đầu năm 2013 đến nay toàn tỉnh chỉ xảy ra 01 vụ cháy rừng, với diện tích thiệt hại 3,75ha, giảm 91,6% so với năm 2012. Tỷ lệ độ che phủ rừng năm 2013 đạt 50%.

Sản xuất thủy sản tiếp tục phát triển nhanh và bền vững: Phát triển diện tích nuôi tôm thâm canh, công nghiệp, an toàn sinh học, có giá trị kinh tế cao. Sản xuất tôm giống có bước phát triển mới; thu hút được một số doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh. Tổng sản lượng thủy sản năm 2013 ước đạt 41.892 tấn, tăng 3,1% so với năm 2012. Năng lực đội tàu đánh bắt xa bờ được tăng cường, cải hoán, đóng mới 59 chiếc công suất trên 90CV, nâng đội tàu xa bờ lên 114 chiếc.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo quyết liệt, tiếp tục đạt những kết quả rõ nét. Hệ thống cơ chế, chính sách được ban hành đồng bộ, kịp thời và phát huy hiệu quả. Nhận thức của người dân về sản xuất hàng hóa, liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị ngày càng rõ hơn, trong 3 năm xây dựng được 1.599 mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, doanh thu trên 100 triệu đồng/năm (năm 2013: 1.000 mô hình). Kết cấu hạ tầng KT - XH nông thôn tiếp tục được quan tâm đầu tư, nâng cấp; tổng huy động nguồn lực xã hội cho xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2010-2013 đạt khoảng 21.055 tỷ đồng (năm 2013 đạt 11.000 tỷ đồng). Tổ chức, thực hiện các tiêu chí nông thôn mới có sự chuyển biến tích cực. Cuối năm 2013 toàn tỉnh có 7 xã về đích nông thôn mới.

Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp từng bước khắc phục khó khăn do

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Hà Tĩnh (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)