Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Bắc Giang (Trang 71)

- Các khoản phải thu 34.786 52.085 54.992 88.172 121

2.2.3.Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn của công ty

1 Các khoản phải thu 34.786 52.085 54.992 88.72 2

2.2.3.Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn của công ty

2.2.3.1. Những kết quả đạt được

* Kết quả đạt được trong công tác quản lý và sử dụng vốn nói chung

Có thể thấy, trong thời gian qua Công ty cổ phần xây dựng số 1 Bắc Giang đã đạt đƣợc những kết quả khả quan.

- Công ty đều đảm bảo hoàn thành hoặc cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu về doanh thu, có lãi, bảo toàn và phát triển vốn. Tổng doanh thu hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trƣớc, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng ổn định, hàng năm đều có lợi nhuận và đóng góp vào ngân sách thông qua việc nộp thuế.

- Một số chỉ tiêu kinh tế đạt hiệu quả khá khả quan so với các doanh nghiệp cùng ngành xây dựng nhƣ hiệu suất sử dụng vốn bình quân trong 5 năm

đạt 2,63 trong khi đó tại Công ty cổ phần Sông Đà 9.09 là 0,63; Công ty xây dựng số 2 là 1,24; Công ty cổ phần Sameco Sông Đà là 0,97; Công ty cổ phần Sông Đà 9 là 0,58; Công ty Đầu tƣ và Xây dựng COTEC là 0,79; sức sinh lời của tài sản (ROA) ở mức bình quân 0,02 so với các doanh nghiệp cùng ngành là chƣa cao, nhƣ tại Công ty cổ phần Sông Đà 9.09 là 0,15; Công ty xây dựng số 2 là 0,08; Công ty cổ phần Sameco Sông Đà là 0,04; Công ty cổ phần Sông Đà 9 là 0,05; Công ty Đầu tƣ và Xây dựng COTEC là 0,02, nhƣng sức sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) từ năm 2004 đến năm 2008 đều đạt từ 40% đến 50%, bình quân trong 5 năm là 44,62%, chỉ tiêu này tại Công ty cổ phần Sông Đà 9.09 đạt 37,32%; Công ty xây dựng số 2 đạt 26,02%; Công ty cổ phần Sameco Sông Đà đạt 21,34%; Công ty cổ phần Sông Đà 9 đạt 20,43%; Công ty Đầu tƣ và Xây dựng COTEC đạt 6,89%. Khả năng thanh toán các khoản nợ đƣợc nâng cao, nhất là khả năng thanh toán nhanh hàng năm đều đạt xấp xỉ 1, cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp cùng ngành xây dựng, chỉ tiêu này tại Công ty cổ phần Sông Đà 9.09 là 0,95; Công ty xây dựng số 2 là 0,73; Công ty cổ phần Sameco Sông Đà là 0,7; Công ty cổ phần Sông Đà 9 là 0,48; Công ty Đầu tƣ và Xây dựng COTEC là 0,49. Điều này giúp cho công ty đứng vững trong giai đoạn tiếp theo và ổn định công việc cũng nhƣ thu nhập cho cán bộ công nhân viên của công ty.

- Công ty cũng đã mở rộng đƣợc mối quan hệ với khách hàng, bạn hàng. Đặc biệt duy trì và giữ thế mạnh về đặc điểm ngành nghề kinh doanh của mình trên thị trƣờng nhằm quảng bá thƣơng hiệu và củng cố vững chắc các mối quan hệ sẵn có, tăng cƣờng khả năng tự chủ, thích nghi với mọi thay đổi hoàn cảnh thị trƣờng.

- Công ty đã hoàn thiện quy chế tài chính giúp cho các bộ phận trực thuộc có trách nhiệm hơn trong công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh; xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế quản lý điều hành các dự án, công

trình có quy mô lớn, yêu cầu công nghệ cao nhằm rút ngắn chu kỳ sản xuất, bảo đảm chất lƣợng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhƣng đời sống của cán bộ công nhân viên công ty trong những năm qua không ngừng đƣợc nâng cao, thu nhập luôn đảm bảo đã tạo điều kiện cho tập thể cán bộ công nhân viên có sự ổn định, tin tƣởng, yên tâm công tác và đóng góp mọi khả năng để phục vụ cho công ty, đƣa công ty ngày càng phát triển vững mạnh.

- Trình độ của cán bộ quản lý đã đƣợc công ty coi trọng và đào tạo phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác sử dụng vốn của công ty.

* Kết quả đạt được trong công tác quản lý và sử dụng vốn cố định

Công ty đã thực hiện chính sách nâng cấp đổi mới tài sản cố định, chuyển một số tài sản cố định sang công cụ dụng cụ, đặc biệt là đổi mới máy móc, thiết bị thể hiện năng lực kỹ thuật, công nghệ của công ty trong lĩnh vực xây dựng. Đồng thời công ty cũng đã tiến hành phân loại, đánh giá và nhƣợng bán, thanh lý những tài sản cố định cũ, lạc hậu, hết khấu hao, không có nhu cầu sử dụng hoặc hiệu quả sử dụng thấp. Đầu tƣ, nâng cấp, thay mới một số máy móc, thiết bị hiện đại nhằm giúp công ty có một cơ cấu tài sản cố định hợp lý, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng và mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty cũng đã quy định rõ trách nhiệm vật chất đối với các cá nhân, bộ phận đơn vị quản lý sử dụng tài sản cố định của công ty.

Qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty trong giai đoạn 2004 - 2008 ở phần trên cho thấy: hiệu suất sử dụng vốn cố định những năm qua của công ty luôn đạt mức khá cao và luôn đƣợc duy trì qua các năm, bình quân 5 năm từ năm 2004 đến năm 2008 đạt 68,8. Chỉ tiêu này tại Công ty cổ phần Sông Đà 9.09 là 2,8; Công ty xây dựng số 2 là 10,9; Công ty cổ phần Sameco Sông Đà là 5,1; Công ty cổ phần Sông Đà 9 là 1,1; Công ty Đầu tƣ và Xây dựng COTEC

là 2,7. Có thể thấy đây là một kết quả khá cao đối với một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên từ năm 2007 công ty đầu tƣ nhiều máy móc, thiết bị thi công mới nên vốn cố định của công ty tăng lên, hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty giảm xuống. Tài sản cố định tăng song doanh thu và lợi nhuận lại không tăng tƣơng ứng, máy móc thiết bị mới hầu nhƣ ít đƣợc dùng trong khi đó vẫn phải tính và trích khấu hao đối với số máy móc thiết bị mới này. Điều đó làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị dẫn đến việc sử dụng vốn cố định của công ty chƣa đạt hiệu quả, vì vậy công ty cần quan tâm hơn nữa đến việc sử dụng tài sản cố định đƣa vào sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.

* Kết quả đạt được trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động

Có thể nói trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Bắc Giang những năm qua mặc dù còn gặp nhiều khó khăn song công ty đã có những nỗ lực rất lớn để đứng vững và phát triển liên tục qua các năm. Việc sử dụng vốn lƣu động của công ty chƣa đƣợc tốt dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chƣa cao, tuy nhiên cũng đã có một số kết quả nhất định, đó là:

- Trong thời gian qua, công ty đã đáp ứng đƣợc tƣơng đối đầy đủ nhu cầu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quy mô vốn lƣu động ngày càng tăng qua các năm. Hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo toàn và phát triển nguồn vốn, không làm thất thoát, lãng phí vốn.

- Tỷ suất lợi nhuận của vốn lƣu động của công ty còn thấp, bình quân hàng năm chỉ đạt 2%, trong khi chỉ tiêu này của Công ty cổ phần Sông Đà 9.09 là 16,1%; Công ty xây dựng số 2 là 7,4%; Công ty cổ phần Sameco Sông Đà là 5,2%; Công ty cổ phần Sông Đà 9 là 11,8%; Công ty Đầu tƣ và Xây dựng COTEC là 2,2%. Tuy nhiên hệ số đảm nhiệm vốn lƣu động của công ty vẫn luôn nhỏ hơn 1 cho thấy sự cố gắng trong việc sử dụng vốn lƣu động, công ty cần tiếp tục phát huy trong những năm tới.

2.2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

- Trong công tác quản lý và sử dụng vốn cố định:

Nhìn chung công tác quản lý và sử dụng vốn cố định của công ty trong những năm qua đƣợc thực hiện khá tốt, tuy nhiên còn một số điểm cần phải có giải pháp khắc phục:

+ Một số tài sản cố định là máy móc thiết bị đã cũ, lạc hậu, năng suất chất lƣợng cũng nhƣ hiệu quả sử dụng rất thấp, không đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành sử dụng, năm 2008 tuy đã thanh lý đƣợc một số phƣơng tiện vận tải song số máy móc cũ vẫn còn nhiều, công ty cần tiếp tục có kế hoạch thanh lý, nhƣợng bán và kịp thời đổi mới để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.

+ Công tác triển khai đầu tƣ, mua sắm tài sản cố định, máy móc thiết bị của công ty còn chậm, chƣa đáp ứng kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến nhiều thiết bị mua về không đƣợc sử dụng đúng thời điểm (thƣờng là muộn hơn) không những gây lãng phí, không sử dụng vẫn phải tính trích khấu hao mà còn ảnh hƣởng đến chất lƣợng và tiến độ thi công công trình.

- Trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động:

Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu vốn lƣu động của công ty, đặc biệt là phải thu của khách hàng. Điều này gây ứ đọng nguồn vốn lƣu động của công ty dẫn đến tình trạng thiếu vốn thanh toán và phải đi vay vốn để bổ sung cho hoạt động sản xuất kinh doanh, gây thiệt hại về chi phí lãi vay vốn, giảm lợi nhuận của công ty. Tỷ trọng nợ ngắn hạn quá cao trong khi tỷ trọng nợ dài hạn thấp ảnh hƣởng đến sự an toàn trong thanh toán. Công ty cần xem xét lại cơ cấu vốn vay để nâng cao tính an toàn trong thanh toán, tránh tình trạng thừa vốn ngắn hạn mà lại thiếu vốn dài hạn.

Nguyên nhân là do công ty chƣa quan tâm đến vấn đề này thật sát sao và thƣờng xuyên, chƣa có ban chuyên trách thu hồi công nợ, việc theo dõi,

đôn đốc thu hồi công nợ thiếu tập trung và thƣờng xuyên, hồ sơ không đầy đủ nên việc thu hồi khá chậm, không hiệu quả. Quy định nội dung thanh toán trong hợp đồng còn thiếu chặt chẽ nên khi thực hiện công ty còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, công ty cần chú trọng khi đàm phán ký kết hợp đồng với khách hàng.

Một nguyên nhân nữa là công tác lập và ký hồ sơ hoàn công nghiệm thu, bàn giao, thanh quyết toán các công trình, hạng mục công trình còn chậm trễ, không đảm bảo, nhiều hạn chế và yếu kém. Nhiều khối lƣợng phát sinh, thay đổi, bổ sung giữa chủ đầu tƣ và công ty không tuân thủ đầy đủ các thủ tục, văn bản thống nhất trình duyệt trƣớc khi thi công dẫn đến việc khi thi công xong, công trình đã hoàn thành, bàn giao đƣa vào sử dụng nhƣng không xong đƣợc hồ sơ quyết toán.

Hàng tồn kho của công ty cũng vẫn chiếm một số lƣợng khá lớn, điều này có ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn lƣu động trong khâu dự trữ làm cho công ty luôn ở trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh, ngoài ra còn làm cho vốn lƣu động luân chuyển chậm, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lƣu động.

Một nguyên nhân nữa cũng có ảnh hƣởng đến các khoản phải thu của khách hàng là quy chế về quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản của nhà nƣớc mặc dù đã đƣợc nâng tầm lên thành Luật xây dựng, Luật đầu tƣ, Luật đấu thầu song vẫn còn rất nhiều bất cập, gây khó khăn cho các doanh nghiệp xây dựng trong việc thanh toán công trình. Chƣa có quy định chặt chẽ về trách nhiệm của chủ đầu tƣ trong việc thanh quyết toán công trình, thủ tục phê duyệt còn nhiều phức tạp. Nhiều dự án, công trình khi thực hiện còn gặp nhiều sự chi phối, cả nể, chấp nhận, thiếu chặt chẽ, bỏ qua nhiều khâu trong các thủ tục, quy trình bắt buộc do đó khi thanh toán gặp rất nhiều khó khăn.

Ngoài ra, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu cuối năm 2007 đầu năm 2008 cũng đã tác động không nhỏ đến hoạt động xây dựng nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói riêng. Các sự kiện quan trọng nhƣ: lạm phát tăng, sự sụp đổ của hệ thống các ngân hàng, sự sụt giảm của thị trƣờng chứng khoán khắp nơi trên thế giới... đã và đang tác động rất lớn tới các doanh nghiệp trong mọi thành phần kinh tế ở các nƣớc. Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nƣớc đƣa ra chính sách thắt chặt tiền tệ để kìm chế lạm phát, đã làm lãi suất vay vốn tăng cao, dẫn đến các doanh nghiệp khó tiếp cận đƣợc nguồn vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng thƣờng sử dụng nhiều vốn vay trong hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác, trong lĩnh vực xây dựng, giá cả các loại vật liệu biến động liên tục, nhất là các mặt hàng sắt thép, xi măng giá cả tăng mạnh đã làm cho các doanh nghiệp luôn phải chủ động về vốn lƣu động để đối phó với tình hình.

Trên đây là một số tồn tại và nguyên nhân trong quá trình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Bắc Giang trong giai đoạn 2004 - 2008. Đây là cơ sở và là tiền đề nghiên cứu để đƣa ra các giải pháp khắc phục nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho công ty trong những năm tiếp theo.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Bắc Giang (Trang 71)