Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Bắc Giang (Trang 82 - 91)

- Các khoản phải thu 34.786 52.085 54.992 88.172 121

1 Các khoản phải thu 34.786 52.085 54.992 88.72 2

3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Nhƣ đã phân tích, tài sản cố định trong quá trình sử dụng sẽ bị hao mòn dần cho đến khi hết thời hạn sử dụng, phần giá trị hao mòn của tài sản cố định đƣợc tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ở các doanh nghiệp có giá trị tài sản cố định cao thì chi phí khấu hao tài sản cố định chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Hơn nữa, phần giá trị hao mòn đƣợc tích luỹ trong quỹ khấu hao của doanh nghiệp để sẵn sàng thay thế tài sản cố định cũ khi đã hết thời hạn sử dụng. Vì vậy, việc tính toán đúng và đủ mức khấu hao tài sản cố định có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với Công ty cổ phần xây dựng số 1 Bắc Giang, việc tính toán và sử dụng quỹ khấu hao hợp lý đang là một yêu cầu và điều kiện quan trọng để cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung cũng nhƣ hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty nói riêng.

Trong công tác khấu hao tài sản cố định, hiện công ty áp dụng phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng đối với tất cả tài sản cố định. Có nghĩa là công ty ấn định thời gian sử dụng cho mỗi tài sản cố định từ đó xác định mức khấu hao hàng năm theo nguyên giá và thời hạn sử dụng đó. Việc xác định thời hạn sử dụng của tài sản cố định chủ yếu dựa trên các thông số kỹ thuật cũng nhƣ định mức của ngành xây dựng mà chƣa quan tâm đến mức độ và cƣờng độ sử dụng tài sản cố định tại công ty. Phƣơng pháp khấu hao này có ƣu điểm là việc tính toán mức khấu hao hàng năm, hàng tháng, hàng quý khá đơn giản, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ổn định không bị đột biến. Nhƣng với mức trích khấu hao đều nhƣ vậy đã không phản ánh đƣợc mức độ sử dụng của tài sản cố định, do đó thời điểm kết thúc trích khấu hao tài sản cố định không trùng với thời điểm tài sản cố định bị hao mòn hết tính năng và công suất. Một số tài sản cố định do có cƣờng độ sử dụng cao nên nhanh hỏng, chúng hết giá trị sử dụng trong khi vẫn đƣợc trích khấu hao; hoặc có

một số tài sản cố định dùng ít nên có thể kéo dài đƣợc thời gian sử dụng nhƣng trong khi chúng vẫn còn giá trị sử dụng thì đã trích khấu hao xong. Trích khấu hao không chính xác nhƣ vậy khiến cho chi phí sản xuất kinh doanh không phản ánh đúng thực trạng sử dụng tài sản cố định của công ty. Hơn nữa tính toán không chính xác thời gian sử dụng tài sản cố định khiến mức tích luỹ khấu hao (quỹ khấu hao tài sản cố định) có thể không đủ để thay thế tài sản cố định cũ khi chúng hết hạn sử dụng thực sự.

Bên cạnh đó, do đặc thù của ngành xây dựng thƣờng xác định trƣớc chi phí để tham gia đấu thầu, công ty đã đặt ra định mức khấu hao cho các tài sản cố định theo kế hoạch năm. Điều này giúp công ty theo dõi sát sao công tác thu hồi vốn cố định, dự tính trƣớc đƣợc chi phí phát sinh trong kỳ để có biện pháp hợp lý nhằm tăng cƣờng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, dựa vào mức khấu hao kế hoạch năm, công ty thƣờng có xu hƣớng coi đây là mức khấu hao khuôn mẫu để tính toán phân bổ mức khấu hao hàng năm cho các tài sản cố định. Điều đó không phản ánh đúng tác dụng của việc tính toán và lập quỹ khấu hao cũng nhƣ không đảm bảo phản ứng linh hoạt trƣớc những thay đổi về nguyên vật liệu, thị trƣờng cũng nhƣ các yếu tố khác ảnh hƣởng đến chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy trong thời gian sắp tới công ty cần chú trọng tới công tác tính toán mức khấu hao tài sản cố định theo hƣớng sau:

Vẫn áp dụng khấu hao theo đƣờng thẳng nhƣng việc tính toán thời gian sử dụng tài sản cố định cần điều chỉnh lại. Các loại trang thiết bị có cƣờng độ làm việc cao thì đƣợc ấn định số năm thu hồi ít và ngƣợc lại thiết bị có cƣờng độ làm việc thấp thì ấn định thời gian thu hồi vốn dài hơn. Việc xác định cƣờng độ làm việc của thiết bị dựa trên các báo cáo về tình hình sử dụng tài sản cố định của các đội xây dựng, kế hoạch công việc định kỳ của phòng kế hoạch cũng nhƣ những định mức kinh tế - kỹ thuật khác. Đồng thời công ty

nên áp dụng phƣơng pháp khấu hao nhanh đối với một số tài sản cố định quan trọng, thời gian làm việc lớn và cƣờng độ làm việc cao để có thể thu hồi vốn đầu tƣ nhanh và đảm bảo phản ánh đúng mức độ sử dụng của tài sản cố định. Việc xác định cƣờng độ làm việc của tài sản cố định dựa trên số lƣợng công việc cần thiết bị đó cũng nhƣ số lƣợng thiết bị tƣơng ứng hiện có tại công ty. Hiển nhiên rằng với một máy móc thiết bị đƣợc sử dụng với cƣờng độ cao thì tính năng và công suất của nó giảm nhanh hơn so với cùng thiết bị đó nhƣng đƣợc sử dụng ít hơn. Với cách xác định nhƣ vậy, mức khấu hao sẽ phản ánh đúng mức độ dịch chuyển giá trị của tài sản cố định vào sản phẩm và quỹ khấu hao thu đƣợc đủ để bù đắp chi phí cho việc thay thế tài sản cố định cũ đã hết thời hạn sử dụng.

Ngoài ra, đối với các máy móc thiết bị đầu tƣ mới bằng vốn vay ngân hàng, công ty phải trả lãi và gốc trong thời hạn quy định, thƣờng là ngắn hơn thời hạn sử dụng của tài sản cố định đƣợc đầu tƣ. Về nguyên tắc, số tiền trích khấu hao thu đƣợc phải đƣợc dùng để trả lãi và vốn vay. Vì vậy công ty nên áp dụng phƣơng pháp khấu hao nhanh để hoàn trả cho ngân hàng. Tuy nhiên, việc trích khấu hao này đã không phản ánh đúng mức độ sử dụng của tài sản cố định. Hơn nữa, công ty gặp phải khó khăn trƣớc cơ chế tài chính của ngân hàng và khung quy định khấu hao của nhà nƣớc. Có những tài sản công ty đầu tƣ bằng vốn vay ngân hàng, theo quy định của nhà nƣớc tài sản đó đƣợc khấu hao nhanh nhất trong 6 năm nhƣng công ty lại phải trả vốn vay ngân hàng trong 4 năm khiến công ty gặp không ít khó khăn trong việc tính trích khấu hao và trả lãi vay cho ngân hàng.

Công ty nên điều chỉnh khấu hao của kỳ thực tế theo những định mức khấu hao kế hoạch đã đặt ra. Nhƣ đã phân tích việc tính toán trƣớc khấu hao (mức khấu hao theo kế hoạch) là một phần trong việc xác định trƣớc chi phí sản xuất kinh doanh nhằm dự báo lợi nhuận. Đây chỉ nên là định mức kế hoạch

cho công ty chứ không phải là chuẩn khấu hao để tiến hành trích lập định kỳ. Mức khấu hao thực tế có thể lớn hơn hay nhỏ hơn mức khấu hao kế hoạch tùy theo tình hình sử dụng tài sản cố định trong kỳ mà vẫn dự tính trƣớc đƣợc chi phí khấu hao hợp lý. Xác định đƣợc điều này thì tính chính xác trong việc theo dõi giá trị tài sản cố định của công ty chắc chắn sẽ đƣợc nâng cao.

3.2.3.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư đổi mới tài sản cố định

Hoạt động trên thị trƣờng xây dựng là chủ yếu, Công ty cổ phần xây dựng số 1 Bắc Giang có lƣợng tài sản cố định với số lƣợng tƣơng đối lớn để sẵn sàng thực hiện các công trình ở các địa bàn khác nhau. Việc đổi mới tài sản cố định đối với công ty là nhu cầu thƣờng xuyên và là điều kiện trọng yếu để công ty có thể tồn tại và phát triển đƣợc. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành xây dựng, việc đầu tƣ đổi mới tài sản cố định thƣờng theo hai xu hƣớng:

Một là đầu tƣ “đón đầu”. Đây là cách đƣợc sử dụng khá phổ biến ở các doanh nghiệp xây dựng hiện nay. Đó là cách thực hiện đầu tƣ mua sắm tài sản cố định trƣớc khi tham gia đấu thầu công trình. Ƣu điểm cơ bản của phƣơng pháp này là nhờ đầu tƣ tài sản cố định làm tăng năng lực về máy móc thiết bị cũng nhƣ công nghệ tiên tiến, tăng tính đồng bộ của máy móc thiết bị, đảm bảo khả năng thi công với kỹ thuật cao... Điều đó giúp công ty hạ đƣợc giá thành sản phẩm, tăng chất lƣợng công trình cũng nhƣ giảm thời gian thi công, sẵn sàng thi công sau khi nhận thầu... từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty khi tham gia đấu thầu. Tuy nhiên, nếu không trúng thầu thì việc đầu tƣ theo cách này thƣờng gây ra tình trạng máy móc thiết bị đầu tƣ mới phải nằm chờ việc, phải mất chi phí bảo quản, trích khấu hao cho tài sản mà không phát huy đƣợc năng lực, không phản ánh đúng tình hình sử dụng máy móc của công ty. Hơn nữa nếu tài sản cố định này đƣợc đầu tƣ bằng vốn vay ngân hàng thì công ty còn phải chịu một khoản lãi vay không nhỏ. Ngoài ra, nếu

thông tin về thị trƣờng xây dựng cũng nhƣ thông tin khoa học công nghệ không đầy đủ thì việc đầu tƣ này sẽ gây ra sự lãng phí rất lớn, đầu tƣ tràn lan mà không phát huy đƣợc hiệu quả.

Xu hƣớng thứ hai là sau khi thắng thầu các công trình, căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của công trình và tình trạng tài sản cố định của mình mà có kế hoạch đầu tƣ tài sản cố định mới. Theo cách này việc đầu tƣ tài sản cố định có trọng điểm hơn, nhanh chóng phát huy đƣợc năng lực sản xuất. Tuy nhiên việc đầu tƣ theo cách này có thể bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh và việc đầu tƣ tài sản cố định không phải lúc nào cũng dễ dàng nhanh chóng do đó việc thi công có thể bị ngƣng trệ trong khi doanh nghiệp tìm kiếm mua máy móc thiết bị.

Qua phân tích thực trạng ở công ty cổ phần xây dựng số 1 Bắc Giang thời gian qua cho thấy việc đầu tƣ tài sản cố định theo xu hƣớng “đón đầu”, phần lớn tài sản cố định của công ty, đặc biệt là máy móc thiết bị đƣợc mua sắm trƣớc khi nhận thầu. Có thể thấy rõ tình hình này trong năm 2007, 2008. Trong năm 2007 lƣợng tài sản cố định tăng từ 2.226 triệu đồng lên 5.429 triệu đồng với mức tăng 3.203 triệu đồng và tỷ lệ tƣơng ứng là 143,89%. Lƣợng vốn đầu tƣ vào tài sản cố định lớn nhất từ trƣớc đến nay và việc đầu tƣ chủ yếu là máy móc thiết bị nhằm tăng năng lực của công ty. Nhƣng việc đầu tƣ đã không mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn, một loạt các máy móc hiện đại không có việc để thi công do công ty có thêm ít hợp đồng thi công mới, khối lƣợng công trình ít khiến máy móc thiết bị sử dụng không hết công suất. Do đó hiệu quả sử dụng tài sản cố định giảm sút, đồng thời chi phí cho bảo quản, trích khấu hao tài sản cố định, trả lãi vay ngân hàng cho những tài sản cố định này rất lớn cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, công ty không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận. Do vậy, việc tiếp tục đầu tƣ theo xu hƣớng trên của công ty ở thời điểm hiện tại là chƣa cần thiết và có thể còn dẫn tới sự giảm sút nhanh hơn hiệu quả sử dụng tài sản cố định cũng nhƣ làm

mất sự cân đối trong cơ cấu tài sản cố định của công ty. Hiện nay, với máy móc thiết bị đã đƣợc đầu tƣ cũng nhƣ nhu cầu thị trƣờng dự báo có thể đảm bảo năng lực sản xuất của công ty ít nhất trong 4 đến 5 năm. Vì vậy, trong những năm tới công ty nên hạn chế đầu tƣ thêm máy móc thiết bị trừ những máy móc thiết bị bắt buộc phải có cho thi công. Bên cạnh đó cần cân đối lại cơ cấu đầu tƣ, quan tâm hơn tới tài sản cố định là các phƣơng tiện quản lý có nguy cơ hao mòn vô hình nhanh. Quy mô đầu tƣ đổi mới cho những tài sản này tƣơng đối nhỏ chỉ ở mức khoảng vài ba trăm triệu đồng nhƣng hiệu quả sử dụng của các tài sản cố định thuộc loại này chắc chắn sẽ tăng lên một cách rõ rệt, gấp nhiều lần so với việc đầu tƣ vào máy móc thiết bị và bù đắp phần nào hiệu quả sử dụng thấp của máy móc thiết bị trong một hai năm đầu.

3.2.3.3. Thực hiện thuê và cho thuê tài sản cố định

Trong hoạt động kinh doanh, tín dụng thuê mua là một phƣơng thức giúp cho các doanh nghiệp thiếu vốn vẫn có đƣợc tài sản cần thiết sử dụng vào hoạt động kinh doanh của mình. Đây là phƣơng thức tài trợ thông qua hợp đồng thuê giữa ngƣời thuê và ngƣời cho thuê. Ngƣời thuê đƣợc sử dụng tài sản và phải trả tiền thuê cho ngƣời cho thuê theo thời hạn mà hai bên thoả thuận, ngƣời cho thuê là ngƣời sở hữu tài sản và nhận đƣợc tiền cho thuê tài sản.Tín dụng thuê mua có hai phƣơng thức giao dịch chủ yếu là thuê vận hành và thuê tài chính.

Từ đặc điểm tình hình tài chính của công ty có thể thấy rằng công ty hiện có một lƣợng tài sản cố định là máy móc thiết bị đang nằm chờ việc đồng thời có nhu cầu về máy móc thiết bị phục vụ thi công ở các địa bàn xa, hoặc các máy móc thiết bị chuyên dụng chỉ sử dụng một lần nhƣng bắt buộc phải có. Một áp lực khiến công ty phải đầu tƣ lớn vào máy móc thiết bị cho dù hiệu quả đầu tƣ chƣa cao là việc mở rộng địa bàn hoạt động trong những năm vừa qua. Các công trình mà công ty trúng thầu cũng nhƣ các công trình

đƣợc chỉ định thầu thực hiện nằm rải rác khắp nơi, việc di chuyển trang thiết bị công trình cồng kềnh sẽ rất tốn kém, việc đầu tƣ mới còn dẫn đến sự trùng lặp về chủng loại của nhiều máy móc thiết bị trong toàn công ty, máy móc sau khi đầu tƣ phát huy không hết công suất vì không có việc. Hơn nữa, công ty đang gặp khó khăn trong việc huy động những nguồn vốn dài hạn. Việc tích lũy từ nội bộ công ty còn thấp, nếu vay vốn ngân hàng thì công ty phải chịu áp lực nợ nần lớn vì thị trƣờng việc làm không ổn định, để phát huy đƣợc tối đa công suất của máy móc thiết bị là rất khó khăn. Vì vậy, với đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành xây dựng là thƣờng thi công các công trình đơn chiếc, nằm rải rác, có loại thiết bị chỉ sử dụng trong thời gian ngắn nên việc thuê và cho thuê tài sản đặc biệt là hình thức thuê vận hành là rất phù hợp với công ty. Số máy móc thiết bị chƣa sử dụng có thể thực hiện cho thuê vận hành. Khả năng cho thuê vận hành là có thể bởi hiện nay ít có doanh nghiệp xây dựng nào có thể đáp ứng đƣợc đầy đủ nhu cầu máy móc thiết bị cho thi công. Với việc cho thuê này, công ty nhận đƣợc tiền thuê máy móc để bù đắp chi phí khấu hao và chi phí sửa chữa tài sản cố định, dù máy móc không trực tiếp làm việc cho công ty nhƣng vẫn mang lại thu nhập cho công ty, từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty.

Đồng thời, việc thực hiện thuê vận hành là một giải pháp quan trọng đối với công ty hiện nay, cần đƣợc thực hiện thay thế cho việc mua sắm mới đối với một số trƣờng hợp nhƣ: các máy móc thiết bị có tần suất sử dụng thấp,

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Bắc Giang (Trang 82 - 91)