doanh nghiệp xây dựng
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp xây dựng nói riêng là kết quả tổng thể của hàng loạt các yếu tố bên trong cũng nhƣ bên ngoài doanh nghiệp. Việc đảm bảo đầy đủ, kịp thời vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó xuất phát từ các lý do chủ yếu sau:
Tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở bất cứ quy mô, lĩnh vực nào đều cần thiết có một lƣợng vốn nhất định.
Việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển nhanh đòi hỏi phải có vốn đầu tƣ lớn, đầy đủ và kịp thời. Do đó việc tổ chức huy động vốn ngày càng trở nên quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.
Việc huy động vốn đầy đủ và kịp thời giúp cho các doanh nghiệp có thể chớp đƣợc thời cơ kinh doanh, tạo lợi thế trong cạnh tranh. Lựa chọn các hình thức và phƣơng pháp huy động vốn thích hợp giúp giảm bớt đƣợc chi phí sử dụng vốn, điều đó tác động rất lớn đến việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có tỷ lệ vốn vay lớn.
Trong cơ chế bao cấp trƣớc đây, mọi nhu cầu về vốn của doanh nghiệp nhà nƣớc đều đƣợc bao cấp qua nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc và qua nguồn tín dụng ƣu đãi của ngân hàng. Nếu doanh nghiệp phát sinh nhu cầu vốn thì có thể xin cấp phát thêm hoặc vay ngân hàng với lãi suất ƣu đãi. Có thể nói vốn của doanh nghiệp đƣợc tài trợ toàn bộ, vì thế vai trò khai thác, thu hút vốn không đƣợc đặt ra nhƣ một yêu cầu cấp bách có tính sống còn đối với doanh nghiệp. Hoạt động huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp trở nên rất thụ động. Chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, các doanh nghiệp nhà nƣớc cùng song song tồn tại với các thành phần kinh tế khác, việc cấp phát vốn từ ngân sách nhà nƣớc hạn chế hơn, doanh nghiệp phải bảo toàn vốn kể cả trong điều kiện trƣợt giá và phải đầu tƣ để mở rộng và phát triển quy mô sản xuất kinh doanh. Nhu cầu vốn ngày càng lớn trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm nguồn vốn mới để đáp ứng yêu cầu vốn, đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ... nhằm đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chỉ có nhƣ vậy doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển đƣợc. Vì vậy vốn trở thành động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp và hiệu quả sử dụng vốn đã trở thành một yêu cầu bức bách. Việc
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo đƣợc tính an toàn về tài chính cho doanh nghiệp, ảnh hƣởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Qua đó các doanh nghiệp sẽ đảm bảo việc huy động các nguồn tài trợ và khả năng thanh toán, khắc phục cũng nhƣ giảm bớt đƣợc những rủi ro trong kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Để đáp ứng các yêu cầu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm... doanh nghiệp phải có vốn, trong khi đó vốn của doanh nghiệp chỉ có hạn vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là rất cần thiết.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp đạt đƣợc mục tiêu tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác của doanh nghiệp nhƣ nâng cao uy tín sản phẩm trên thị trƣờng, nâng cao mức sống của ngƣời lao động ... Vì khi hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời lao động và mức sống của ngƣời lao động cũng ngày càng đƣợc cải thiện. Điều đó giúp cho năng suất lao động của doanh nghiệp ngày càng nâng cao, tạo sự phát triển cho doanh nghiệp và các ngành liên quan. Đồng thời nó cũng làm tăng các khoản đóng góp cho ngân sách nhà nƣớc.
CHƢƠNG 2