Kiến nghị giải pháp từ kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích sự ảnh hưởng của thuộc tính địa phương đến sự hài lòng của doanh nghiệp du lịch tại nha trang (Trang 74)

4. Phương pháp nghiên cứu

4.3 Kiến nghị giải pháp từ kết quả nghiên cứu

Trước hết cơ quan quản lý du lịch tỉnh và UBND tỉnh cần có những hoạt động và tuyên truyền mạnh mẽ nhằm nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trong ngành du lịch về lợi ích của việc hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với nhau. Tiếp đến

74

cơ quan quản lý phải lập kế hoạch nhất quán, tổ chức, chủ trì triển khai các chương trình hợp tác và vận động các doanh nghiệp tích cực tham gia sao cho chương trình này bền vững và trở thành thông lệ địa phương. Tất cả là nhằm phối hợp thế mạnh của các doanh nghiệp trong tất cả các tiểu ngành du lịch Nha Trang để tạo nên những sản phẩm du lịch trọn gói hấp dẫn nhất và cạnh tranh nhất trong chừng mực năng lực của các bên liên quan mà vẫn đem lại lợi ích tốt nhất cho các doanh nghiệp tham gia. Cách làm này thì trong thời gian qua một số doanh nghiệp có thực hiện đặc biệt là các công ty lữ hành nhưng vẫn còn mang tính manh mún, riêng lẻ chưa mang tính thống nhất cao, chưa phát huy được thế mạnh của nhiều doanh nghiệp trong ngành. Do đó cần có một cơ quan đủ tầm, đủ uy tín và năng lực để chủ trì và điều phối thực hiện và theo một chương trình hợp tác tổng thể cho toàn ngành du lịch Khánh Hòa. Có tạo nên một sự hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp tại địa phương thì mới hướng tới hợp tác và liên kết vùng như giải pháp của chính quyền nêu trên đây.

4.3.2 Kiến ngh v ci cách th tc sau đăng ký kinh doanh

Đây là thuộc tính có tác động lớn thứ hai đến sự hài lòng của doanh nghiệp theo kết quả nghiên cứu và nó hoàn toàn tương đồng với giải pháp chung của chính quyền tỉnh. Tuy nhiên việc triển khai giải pháp, tổ chức quản lý thông qua cải cách hành chính trên đây của các cơ quan quản lý nhà nước còn nhiều bất cập và chưa đúng trọng tâm. Do đó tôi kiến nghị chính quyền địa phương trước hết hãy rà soát tất cả các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý kinh doanh trong ngành du lịch nhằm loại bỏ hẳn những quy định bất cập, những giấy phép “con” không cần thiết. Đối với những quy

định, thủ tục cấp phép cần thiết còn lại cần phải công khai minh bạch và rút ngắn thời gian giải quyết cho doanh nghiệp. Xây dựng một cơ chế quản lý và thanh tra kiểm tra thống nhất, rõ ràng và minh bạch sao cho doanh nghiệp không mất quá nhiều thời gian và công sức. Bởi hiện nay ngoài công tác đăng ký kinh doanh có nhiều tiến bộ rõ rệt thì các thủ tục và cơ chế quản lý sau giấy phép kinh doanh còn quá nhiều bất cập và chồng chéo. Đơn cử như một doanh nghiệp đầu tư kinh doanh khách sạn 3 sao có quy mô trên 50 phòng, có nhà hàng và Spa thì phải chịu sự quản lý của Sở Văn hóa Thể

thao Du lịch, Sở Y tế, Sở Tài nguyên môi trường và Công an. Sau khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải xin đủ các loại giấy phép và chứng nhận trước khi chính thức đi vào hoạt động bao gồm: Thủ tục cam kết thực hiện điều kiện an ninh trật tự với Công an Phường, Chứng nhận về an toàn phòng cháy chữa cháy từ Cảnh sát Phòng

75

cháy chữa cháy; Giấy phép kinh doanh khách sạn và xếp hạng từ Sở Văn hóa, Thể

thao và Du lịch; Chứng nhận nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, Giấy phép kinh doanh Spa, Chứng chỉ hành nghề Spa từ Sở Y tế, Chứng nhận an toàn vệ sinh môi trường từ Sở Tài nguyên Môi trường, Giấy phép kinh doanh rượu bia và thuốc lá từ Sở

Công Thương vv. Trong quá trình kinh doanh, đơn vị trên còn chịu sự thanh tra kiểm tra của các cơ quan như: Thanh tra Thuế, thanh tra Du lịch, Y tế, Môi trường, Quản lý thị trường, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Cảnh sát môi trường, Công an quản lý an ninh và trật tự xã hội vv. Do đó để nâng cao sự hài lòng cho doanh nghiệp thì chính quyền địa phương cần phải quyết liệt cải cách các thủ tục trên đây, xây dựng một cơ

chế quản lý và thanh tra thống nhất, đơn giản và thuận tiện cho doanh nghiệp. Cuối cùng để thực hiện được cải cách thủ tục hành chính sau đăng ký kinh doanh tốt thì cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, trình độ và tư cách đạo đức tốt và có cái tâm biết giúp đỡ hỗ trợ nhiệt tình doanh nghiệp khi cần. Có như vậy mới cải thiện

được môi trường kinh doanh của tỉnh qua đó nâng cao được sự hài lòng của doanh nghiệp. Từđó mới thực hiện được giải pháp huy động vốn đầu tư ngoài quốc doanh và khuyến khích được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cho ngành du lịch. Bởi chỉ

khi thể chế pháp lý trong môi trường kinh doanh du lịch hấp dẫn thì mới thu hút được

đầu tư của doanh nghiệp, mà có đầu tư của nhiều thành phần kinh tế thì sản phẩm du lịch mới đa dạng và hấp dẫn.

4.3.3 Kiến ngh v dch v kinh doanh

Thuộc tính có tác động lớn thứ ba đến sự hài lòng của doanh nghiệp theo kết quả nghiên cứu chính là dịch vụ kinh doanh. Đối với các nước phát triển thì các dịch vụ kinh doanh phát triển rất mạnh và đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Dịch vụ kinh doanh là chất xúc tác giúp cho các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp được diễn ra trơn tru và hiệu quả nó được ví như là vitamin và các khoáng chất cần thiết cho một cơ thể phát triển khỏe mạnh. Do đó để nâng cao sự hài lòng của doanh nghiệp, bên cạnh nâng cao chất lượng của các dịch vụ hành chính công do nhà nước đảm nhiệm, chính quyền địa phương cần xã hội hóa và có những biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đầu tư, phát triển và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ kinh doanh tại địa phương. Đây cũng là một bài toán khó đối với các bên liên quan trong ngành du lịch bởi với quy mô thị trường nhỏ như Nha Trang thì số lượng các đơn vị cung cấp

76

dịch vụ kinh doanh chuyên nghiệp có chất lượng rất ít (đa phần thường tập trung ở

những thành phố lớn, số lượng doanh nghiệp đông). Để khắc phục điều này thì trước mắt các tổ chức bán xã hội như Trung tâm thông tin và xúc tiến du lịch, Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp, Hiệp hội du lịch, Chi hội đầu bếp, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ và Hiệp hội doanh nhân trẻ mà tôi tạm gọi chung là hiệp hội doanh nghiệp cần phải chủ động tích cực nâng cao vai trò của mình trong cộng đồng doanh nghiệp thành viên. Các hiệp hội doanh nghiệp trên cần phải tựđào tạo nâng cao năng lực của cán bộ hội hoặc thậm chí tuyển dụng, thuê mướn bán thời gian những chuyên gia giỏi, nhiệt tình về làm việc để có thể biến các tổ chức này thành trung tâm cung cấp các dịch vụ tư vấn, đào tạo, cung cấp thông tin đầu tư, thị trường có chất lượng và là cầu nối cho các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kinh doanh hiện có tại Nha Trang, chính quyền nên rà soát đánh giá chất lượng dịch vụ của họ, lập danh sách những đơn vị tốt để giới thiệu tiến cử cho doanh nghiệp. Bên cạnh

đó chính quyền địa phương có thể thu hút và tận dụng các nguồn tài trợ của các tổ

chức phi lợi nhuận, phi chính phủ để nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp tại địa phương và thu hút các đơn vị

chuyên nghiệp, có uy tín chất lượng ở các thành phố lớn mở chi nhánh tại Nha Trang. 4.3.4 Kiến ngh v công tác qung bá

Lâu nay công tác quảng bá xúc tiến du lịch của Khánh Hòa nói chung còn rời rạc và chưa tập trung theo một chiến lược marketing cụ thể nhằm hướng tới một thị

trường mục tiêu cụ thể nào cả. Do đó tôi kiến nghị chính quyền địa phương cần xây dựng một chiến lược marketing điểm đến du lịch Nha Trang mang tính nhất quán và lâu dài. Muốn vậy việc đầu tiên theo quan điểm của tôi thì chính quyền nên bắt đầu từ

gốc đó là thuê những chuyên gia giỏi thậm chí là chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm về hoạch định chiến lược tiếp thị điểm đến du lịch khảo sát đánh giá những

điểm mạnh, điểm yếu, lợi thế và thách thức của điểm đến du lịch Nha Trang. Từ đó chuyên gia và chính quyền địa phương mới thực hiện công tác quy hoạch về du lịch, xây dựng được sản phẩm du lịch cốt lõi mang tính khác biệt hóa cao của địa phương, xây dựng hình tượng, thương hiệu du lịch Nha Trang để rồi lựa chọn thị trường mục tiêu cho sản phẩm, xây dựng chiến lược quảng bá hình tượng mang tính lâu dài, nhất quán và cách thức tổ chức thực hiện. Đến đây chính quyền địa phương có thể tập trung và thu hút nguồn lực của các thành phần kinh tế đểđầu tư cho hình tượng địa phương

77

và sản phẩm du lịch địa phương sao cho đa dạng, hấp dẫn và khác biệt mà vẫn phù hợp với điều kiện văn hóa, xã hội và tự nhiên của địa phương. Tiếp đến chính quyền tập trung nguồn lực để thực hiện các hoạt động trong chiến lược tiếp thị, quảng bá hình tượng và thương hiệu du lịch Nha Trang như đã hoạch định trên đây bao gồm chiến lược truyền thông quốc tế và trong nước, tổ chức các lễ hội sự kiện có chủđề và gắn liền với sản phẩm du lịch của địa phương, tham gia các hội chợ triển lãm du lịch quốc tế và trong nước, mở các văn phòng đại diện, xây dựng hệ thống thông tin du lịch tại thị trường mục tiêu và điểm đến du lịch Nha Trang vv.

Các kiến nghị trên đây hoàn toàn phù hợp với các giải pháp tổng thểđược nêu ra trong Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐND ngày 2/02/2007 của HĐND tỉnh Khánh Hoà phê duyệt Quy hoạch tổng thể và Chiến lược phát triển du lịch Khánh Hoà đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Một phần của tài liệu phân tích sự ảnh hưởng của thuộc tính địa phương đến sự hài lòng của doanh nghiệp du lịch tại nha trang (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)