4. Phương pháp nghiên cứu
3.3.4 Phân tích nhân tố sự hài lòng của doanh nghiệp
Kết quả phân tích nhân tố cho thấy có 1 nhân tố trích được từ 5 biến đo lường các thuộc tính đo lường sự hài lòng của doanh nghiệp tại Nha Trang. Một nhân tố này trích được 70,27% phương sai và có trọng số nhân tố của các biến quan sát đều đạt yêu cầu (>0,50) và nhân tố này được đặt là sự hài lòng của doanh nghiệp (xem bảng 3.25 và 3.26). Như vậy, kết quả này cho chúng ta thấy khi doanh nghiệp hài lòng với môi trường kinh doanh địa phương, họ không những có xu hướng kinh doanh dài hạn và
đầu tư mở rộng quy mô khi đủđiều kiện.
Bảng 3.25 Kết quả phân tích nhân tố sự hài lòng của doanh nghiệp
Biến quan sát Trọng số nhân tố
Doanh thu cua DN tang truong theo mong muon .914
Doanh nghiep hoat dong hieu qua tai Nha Trang .882
Doanh nghiep dat loi nhuan nhu mong muon .862
Doanh nghiep se tiep tuc kinh doanh dai han tai Nha Trang .811 DN san long mo rong quy mo kinh doanh khi du dieu kien .706 Phương pháp trích thành phần chính.
Bảng 3.26 Kết quả phân tích tương quan biến tổng sự hài lòng của doanh nghiệp
Initial Eigenvalues (phương sai trích)
Extraction Sums of Squared Loadings (tổng phương sai trích của hệ số tải bình phương) Biến Tổng % phương sai
% lượng biến
thiên Tổng % phương sai
% lượng biến thiên 1 3.514 70.276 70.276 3.514 70.276 70.276 2 .770 15.396 85.672 3 .334 6.681 92.353 4 .255 5.107 97.460 5 .127 2.540 100.000 Phương pháp trích thành phần chính.
57
Đồng thời kết quả kiểm định KMO và Kiểm định Bartlett đều đạt yêu cầu trong đó trị
số KMO bằng 0,811 và Sig < 0.045.
Bảng 3.27 KMO và Bartlett's Test thuộc tính sự hài lòng của doanh nghiệp
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .811 Approx. Chi-Square 817.192
Df 10
Bartlett's Test of Sphericity
Sig. .000
Như vậy sau khi phân tích nhân tố tất cả các thuộc tính ta trích ra được các nhân tố
quan trọng sau đây:
Bảng 3.28 Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố Nhóm thuộc tính Ký hiệu nhân tố Tên nhân tố Số biến bao gồm F1 Hạ tầng điện nước, nước thải 5
F2 Chi phí cho điện nước 2
F3 Mặt bằng kinh doanh 2
Hạ tầng cơ sở
kinh doanh du lịch
F4 Nguồn lao động tại địa phương 2 F5 Công tác quảng bá, tổ chức sự kiện 6 F6 Các thủ tục sau đăng ký kinh doanh 8
Chếđộ chính
sách và dịch vụ
kinh doanh
F7 Các dịch vụ kinh doanh 3
F8 Các tiện nghi giải trí 5
F9 Chất lượng đào tạo và nguồn nhân lực 4 F10 Công tác tôn tạo, bảo vệ môi trường đô thị 4 F11 Các tiện nghi mua sắm của du khách 2 F12 Sự hợp tác của các DN trong ngành du lịch 2
Môi trường tự
nhiên, văn hóa,
sống và làm việc
F13 Công tác an toàn, an ninh cho du khách 2
Sự hài lòng của
doanh nghiệp
58
So sánh kết quả phân tích nhân tố với kết quả phân tích của Thọ và Trang (2005) cho thấy nghiên cứu này có đến 5 nhân tố tương đồng bao gồm (F1) Hạ tầng cơ
bản; (F3) Mặt bằng kinh doanh; (F4) Nguồn lao động địa phương; (F7) Dịch vụ kinh doanh và (F9) Chất lượng nguồn lao động.
Sáu nhân tố khác biệt với nghiên cứu của Thọ và Trang bao gồm (F5) Công tác quảng bá tổ chức sự kiện; (F8) Tiện nghi giải trí; (F10) Công tác tôn tạo và bảo vệ môi trường đô thị; (F11) Các tiện nghi mua sắm và (F12) Sự hợp tác của các DN trong ngành du lịch và (F13) Công tác an toàn, an ninh cho du khách. Sự khác biệt ởđây là do tính chất đặc thù của ngành du lịch, chúng là những thuộc tính có tầm quan trọng rất lớn đối với một điểm đến du lịch và kinh doanh du lịch hơn là đối với các nhóm ngành kinh doanh khác. Đồng thời trong đó có 3 nhóm nhân tố tôi mới bổ sung vào là F10, F12 và F13 nên mới có sự khác biệt với nghiên cứu của họ.
Nhân tố (F6) Thủ tục sau ĐKKD bao gồm những mục hỏi giống với mục hỏi “Sự hỗ trợ của chính quyền” trong nghiên cứu của Thọ và Trang (2005) lại vừa có những mục hỏi sâu hơn, chuyên biệt hơn đối với địa phương mà tôi bổ sung vào.
Nhân tố (F2) Chi phí điện nước có hai mục hỏi thuộc vào nhóm nhân tố Hạ tầng cơ bản của Thọ và Trang (2005), nhưng do tiến hành khảo sát trong giai đoạn các chi phí đầu vào cho sản xuất kinh doanh liên tục tăng cao do lạm phát nên trở thành một nhóm nhân tố khác biệt mà các doanh nghiệp quan tâm.
Đến đây có thể kết luận là mô hình đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp đối với thuộc tính địa phương là hoàn toàn phù hợp với các lý thuyết trình bày ở chương 1 và kết quả nghiên cứu định tính.
3.4 Phân tích mối quan hệ giữa thuộc tính địa phương với sự hài lòng của doanh nghiệp ngành du lịch
3.4.1 Mô hình các thuộc tính địa phương tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp ngành du lịch
Kết quả nghiên cứu định tính và lý thuyết marketing địa phương cho thấy các thuộc tính địa phương trình bày trên đây có khả năng tác động vào sự hài lòng của doanh nghiệp trong ngành du lịch. Qua phân tích nhân tố, 13 thuộc tính quan trọng có thể tác
động đến sự hài lòng của doanh nghiệp được trích ra. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng xem xét vai trò kiểm soát của một số đặc trưng của doanh nghiệp. Cụ thể các biến đặc trưng của doanh nghiệp được xem xét là:
59
1. Tiểu ngành kinh doanh trong ngành du lịch (khách sạn, nhà hàng, lữ hành và dịch vụ khác)
2. Quy mô của doanh nghiệp (tính theo số lượng nhân viên)
3. Thời gian kinh doanh tại địa phương (số năm kinh doanh tại địa phương) 4. Loại hình doanh nghiệp (DNTN và các loại hình doanh nghiệp khác)
Do đó mô hình nghiên cứu đề nghị ban đầu sẽđược điều chỉnh cụ thể theo Hình 3.1.
Hình 3.1 Các thuộc tính địa phương tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp
Để ước lượng tham số của mô hình, các thuộc tính địa phương trích được và mức độ
hài lòng của doanh nghiệp được tính toán bằng tổng các biến đo lường thuộc tính đó. Ví dụ: Giá trị mức độ hài lòng của doanh nghiệp được tính như sau: Sự hài lòng = Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả + Doanh thu tăng trưởng theo mong muốn + Doanh nghiệp đạt lợi nhuận như mong muốn + Doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh dài hạn tại Nha Trang + Doanh nghiệp sẵn lòng mở rộng quy mô kinh doanh.
Y: Mức độ hài lòng của doanh nghiệp Đặc trưng doanh nghiệp 1. Lĩnh vực kinh doanh (KS, NH..) 2. Quy mô doanh nghiệp (QMDN) 3. Thời gian kinh doanh (TGKD) 4. Loại hình doanh nghiệp (LHDN) F1: Hạ tầng điện nước F2: Chi phí điện nước F12: Hợp tác của DN F13: An toàn an ninh DK F11: Tiện nghi mua sắm F10: Môi trường đô thị F9: Chất lượng nhân lực F8: Tiện nghi giải trí F7: Dịch vụ kinh doanh F6: Thủ tục sau ĐKKD F5: Quảng bá sự kiện F4: Nguồn lao động F3: Mặt bằng kinh doanh b1 b5 b4 b3 b2 b6 b7 b8 b9 b10 b11 b12 b13 b.KS, b.NH, b.LH, b.QMDN, b.TGKD, b.LHDN
60
Các biến đặc trưng của doanh nghiệp được mã hóa theo nguyên tắc biến giả
(biến Dummy hay biến định tính) trong đó có một biến giả lĩnh vực kinh doanh có hơn hai tình huống đối lập nên được tạo ra ba biến giả. Cụ thể trong Bảng 3.29 trình bày các ký hiệu và cách mã hóa các biến giảđược sử dụng để đo lường các thuộc tính nêu trên cũng như cách tính giá trị của các thuộc tính địa phương theo thang điểm 7.
Bảng 3.29 Tổng hợp các biến trong mô hình
Ký hiệu Tên nhân tố Giá trị
F1 Hạ tầng điện nước, nước thải Tổng 5 biến đo lường thuộc tính hạ tầng
F2 Chi phí cho điện nước Tổng 2 biến đo lường chi phí điện nước
F3 Mặt bằng kinh doanh Tổng 2 biến đo lường chi phí, thời gian đền bù giải tỏa
F4 Nguồn lao động tại địa phương Tổng 2 biến đo lường lao động: chi phí hợp lý, đáp ứng nhu cầu F5 Công tác quảng bá, tổ chức sự kiện Tổng 6 biến đo lường công tác
quảng bá, tổ chức sự kiện
F6 Các thủ tục sau đăng ký kinh doanh Tổng 8 biến đo lường thủ tục sau đăng ký kinh doanh
F7 Các dịch vụ kinh doanh Tổng 3 đo lường dịch vụ kinh doanh
F8 Các tiện nghi giải trí Tổng 5 biến đo lường các tiện nghi giải trí
F9 Chất lượng đào tạo và nguồn nhân lực Tổng 4 biến đo lường chất lượng nhân lực và đào tạo
F10 Công tác tôn tạo, bảo vệ môi trường đô
thị tTạổo bng 4 biảo vệế môi trn đo lườường công tác tôn ng đô thị F11 Các tiện nghi mua sắm của du khách Tổng 2 biến đo lường tiện nghi
mua sắm F12 Sự hợp tác của các DN trong ngành du
lịch
Tổng 2 biến đo lường sự hợp tác và cạnh tranh trong ngành
F13 Công tác an toàn, an ninh cho du khách Tổng 2 biến đo lường công tác an toàn và an ninh cho du khách LHDN Loại hình doanh nghiệp 1: Doanh nghiệp tư nhân
0: Các loại hình còn lại LVKD1 Khách sạn 1: Khách sạn 0: Tiểu ngành khác LVKD2 Nhà hàng 1: Nhà hàng 0: Tiểu ngành khác LVKD3 Lữ hành 1: Lữ hành 0: Tiểu ngành khác TGKD Thời gian kinh doanh 1: Từ 5 năm trở lên
0: Dưới 5 năm
QMDN Quy mô doanh nghiệp 1: Từ 20 nhân viên trở lên 0: Dưới 20 nhân viên
Y Mức độ hài lòng của doanh nghiệp Tổng 5 biến đo lường mức độ hài lòng của doanh nghiệp
61
Phương pháp phân tích hồi qui bội được sử dụng để ước lượng mô hình nghiên cứu này dựa trên dữ liệu thu tập được từ 235 doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành du lịch tại Nha Trang. Phương trình hồi qui bội biểu diễn mối quan hệ của thuộc tính
địa phương và mức độ hài lòng của doanh nghiệp trong ngành du lịch ở Nha Trang có dạng sau:
Y = b1.F1 + b2.F2 + b3.F3 + b4.F4 + b5.F5 + b6.F6 + b7.F7 + b8.F8 + b9.F9 + b10.F10 + b11.F11 + 12.F12 + b13.F13 + b.LVKD1 + b.LVKD2 + b.LVKD3 + b.QMDN + b.TGKD + b.LHDN
3.4.2 Kết quả phân tích
Do tập biến trên đây khi đưa vào mô hình hồi qui khá lớn (có đến 13 biến độc lập và 6 biến định tính) nên phương pháp bình phương bé nhất với mô hình từng bước (STEPWISE) được sử dụng thông qua phần mềm SPSS 16.0. Phương pháp này được sử dụng vì bản chất của nghiên cứu này là khám phá chứ không phải khẳng định (Thọ
và Trang, 2005).
Kết quả phân tích cho thấy mô hình có độ phù hợp đạt yêu cầu với R2= 0.401 và R2điều chỉnh = 0.386 (Bảng 3.31) Bảng 3.30 Phân tích sự phù hợp của mô hình Model Summaryg Change Statistics Mode l R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate R Square Change F Change df1 df2 Sig. F Change Durbin-Watson 1 .441a .195 .191 4.370 .195 56.297 1 233 .000 2 .549b .301 .295 4.079 .107 35.447 1 232 .000 3 .596c .356 .347 3.926 .054 19.450 1 231 .000 4 .613d .376 .365 3.871 .021 7.634 1 230 .006 5 .623e .388 .375 3.842 .012 4.480 1 229 .035 6 .633f .401 .386 3.809 .013 4.966 1 228 .027 1.520
a. Predictors: (Constant), Hop tac cua DN
b. Predictors: (Constant), Hop tac cua DN, Quy mo DN
c. Predictors: (Constant), Hop tac cua DN, Quy mo DN, Thu tuc sau DKKD
d. Predictors: (Constant), Hop tac cua DN, Quy mo DN, Thu tuc sau DKKD, Khach san
e. Predictors: (Constant), Hop tac cua DN, Quy mo DN, Thu tuc sau DKKD, Khach san, Chi phi dien nuoc
f. Predictors: (Constant), Hop tac cua DN, Quy mo DN, Thu tuc sau DKKD, Khach san, Chi phi dien nuoc, Dich vu kinh doanh g. Dependent Variable: Su hai long
Phân tích cũng cho thấy ý nghĩa toàn diện của mô hình cũng đạt yêu cầu khi hệ
số Sig = 0.000 <0.05 (Bảng 3.32) và ý nghĩa của từng biến độc lập trong mô hình cũng
62
Bảng 3.31 Phân tích ý nghĩa toàn diện của mô hình
ANOVAg
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Regression 2217.072 6 369.512 25.472 .000f Residual 3307.498 228 14.507
6
Total 5524.570 234
f. Predictors: (Constant), Hop tac cua DN, Thu tuc sau DKKD, Dich vu kinh doanh, Chi phi dien nuoc, So luong NV, Khach san g. Dependent Variable: Su hai long
Bảng 3.32 Kết quả hồi qui theo phương pháp Stepwise
Coefficientsa Unstandardized Coefficients Standardized Coefficient Correlations Collinearity Statistics Model B Std.
Error Beta t Sig. Zero-
order Partial Part
Toleran ce VIF
(Constant) 6.339 1.768 3.586 .000
Hop tac cua DN .687 .159 .263 4.330 .000 .441 .276 .222 .712 1.405 Quy mo DN 2.679 .518 .276 5.174 .000 .409 .324 .265 .926 1.080 Thu tuc sau DKKD .133 .047 .180 2.860 .005 .419 .186 .147 .665 1.505 Khach san -1.214 .541 -.121 -2.245 .026 -.069 -.147 -.115 .905 1.105 Chi phi dien nuoc .298 .131 .123 2.274 .024 .266 .149 .117 .891 1.122
6
Dich vu KD .272 .122 .139 2.228 .027 .406 .146 .114 .678 1.476
a. Dependent Variable: Su hai long
Mô hình hồi quy tuyến tính được thực hiện với một số giả định và mô hình chỉ
thực sự có ý nghĩa khi các giảđịnh này được đảm bảo. Do vậy, đểđảm bảo cho độ tin cậy của mô hình, nghiên cứu này còn thực hiện thêm một loạt các dò tìm sự vi phạm các giảđịnh cần thiết trong hồi quy tuyến tính.
Đầu tiên là giả định liên hệ tuyến tính. Phương pháp được sử dụng là biểu đồ
Scatterplot (Hình 3.2) với giá trị phần dư chuẩn hóa trên trục tung và giá trị dự đoán chuẩn hóa trên trục hoành. Nhìn vào biểu đồ ta thấy phần dư phân bố trên đồ thị không theo một trật tự nào đối với giá trị dựđoán. Vậy giả thuyết về liên hệ tuyến tính không bị vi phạm.
Để dò tìm sự vi phạm giả định phân phối chuẩn của phần dư ta sẽ dùng hai công cụ vẽ của phần mềm SPSS là biểu đồ Histogram và đồ thị P-P plot. Nhìn vào biểu đồ
Histogram (Hình 3.3) ta thấy phần dư có phân phối chuẩn với giá trị trung bình gần bằng 0 và độ lệch chuẩn của nó gần bằng 1 (= 0.987). Nhìn vào đồ thị P-P plot (Hình 3.4) biểu diễn các điểm quan sát thực tế tập trung khá sát đường chéo những giá trị kỳ
63
Hình 3.2 Biểu đồ Scatterplot
Hình 3.3 Biểu đồ Histogram
64
Giả định tiếp theo về tính độc lập của phần dư cũng được kiểm định. Ta dùng
đại lượng thống kê Durbin-Watson (d) để kiểm định. Từ kết quả ở bảng 3.31 ta có 1< d =1.520 < 3 như vậy ta có thể kết luận các phần dư là độc lập với nhau và tính độc lập của phần dưđã được bảo đảm.
Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình cho thấy không có hiện tượng
đa cộng tuyến xảy ra trong tập biến cuối cùng khi các giá trị Tolerance đều nhỏ hơn 1 và hệ số phóng đại phương sai (VIF) đều nhỏ hơn 2 (Trọng và Ngọc, 2005) (Bảng 3.33)
Như vậy, kết quả phân tích hồi qui đa biến cho thấy trong tất cả 13 biến độc lập và 4 biến định tính đưa vào mô hình thì chỉ có 4 biến độc lập lần lượt là (1) Sự hợp tác của doanh nghiệp; (2) Thủ tục sau ĐKKD; (3) Dịch vụ kinh doanh; và (4) Chi phí điện nước và 2 biến định tính là (1) Quy mô doanh nghiệp và (2) Loại hình kinh doanh là có thể giải thích sự tương quan giữa thuộc tính địa phương với mức độ hài lòng của doanh nghiệp trong ngành du lịch ở Nha Trang (Bảng 3.33).
Như vậy, phương trình hồi qui bội giải thích mức độ hài lòng của doanh nghiệp
được viết lại như sau:
Y= 6.339 + 0.687*F12 + 0.133*F6 + 0.298*F2 + 0.272*F7 + 2.679*QMDN – 1.214*KS
3.4.3 Đánh giá mức độ quan trọng của các thuộc tính địa phương
Thông thường đểđánh giá mức độ quan trọng tương đối từng thuộc tính độc lập trong mô hình hồi qui người ta thường căn cứ vào hệ số Beta chuẩn hóa (Standardized Coefficients) hay hệ số tương quan riêng (Part and Partial Correlations) (Trọng và Ngọc, 2005). Trong nghiên cứu này tôi chọn hệ số Beta chuẩn hóa để đánh giá tầm quan trọng của các biến độc lập.
Kết quả phân tích hồi qui bội cũng cho ta kết quả hệ số Beta chuẩn hóa trong