Kết quả nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu phân tích sự ảnh hưởng của thuộc tính địa phương đến sự hài lòng của doanh nghiệp du lịch tại nha trang (Trang 35)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.1.3Kết quả nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận chuyên gia theo một dàn bài thảo luận (xem phụ lục A). Các cuộc thảo luận được thực hiện với Trung tâm xúc tiến

đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp Khánh Hòa, Trung tâm thông tin và xúc tiến du lịch Khánh Hòa, Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Khánh Hòa, Công ty Tư vấn doanh nghiệp Kbiz, Khách sạn Yasaka-Sài Gòn-Nha Trang, Nha Trang Center, Nhà hàng Đèn Lồng

35

Các vấn đề cụ thể tại Nha Trang các doanh nghiệp đều cho rằng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch đạt được yêu cầu, chỉ phàn nàn về tình trạng phân bố thiếu điện trong mùa hè cách đây 2 năm (mùa cao điểm du lịch ở Nha Trang) và việc thi công chậm chạp các công trình hệ thống thoát nước ngầm trên các tuyến giao thông chính, khu tập trung nhiều doanh nghiệp du lịch làm ảnh hưởng nhiều đến tình hình kinh doanh và gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp.

Về chế độ chính sách và dịch vụ kinh doanh đã có nhiều cải tiến nhất là trong

đăng ký kinh doanh tuy nhiên cần có phải nỗ lực và hỗ trợ doanh nghiệp hơn nữa trong các công tác sau giấy phép kinh doanh (các loại giấy phép “con”), cơ chế kiểm tra thanh tra còn nhiều bất cập, chồng chéo. Đặc biệt là nhiều doanh nghiệp cho rằng các lễ hội sự kiện chưa được tổ chức nhiều ởđịa phương và nội dung của các lễ hội còn thiếu hấp dẫn, công tác quảng bá điểm đến du lịch đến các thị trường còn chưa tốt và chưa chuyên nghiệp.

Về môi trường tự nhiên, văn hóa sống và làm việc các doanh nghiệp đều quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực và tình trạng thiếu nhân viên giỏi, các dịch vụ vui chơi giải trí còn ít và kém hấp dẫn đối với du khách. Hầu hết các doanh nghiệp đều nhấn mạnh tầm quan trọng về công tác bảo vệ môi trường tự nhiên biển, bảo vệ tôn tạo môi trường đô thị, công tác an toàn cho du khách và thể hiện sự quan ngại về tình trạng cò mồi, chèo kéo, chặt chém du khách trong mùa cao điểm làm xấu đi hình ảnh chung của điểm đến du lịch Nha Trang.

Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy những thuộc tính địa phương mà doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất – tuy có những mức độ khác nhau giữa là loại hình và hình thức sở hữu – vẫn tập trung vào ba nhóm thuộc tính đã trình bày trên đây (cơ sở

hạ tầng kinh doanh, chế độ chính sách, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và môi trường văn hóa, tự nhiên, sống và làm việc). Do đó có thể khẳng định mô hình nghiên cứu đề xuất hoàn toàn phù hợp với lý thuyết về marketing địa phương và sự hài lòng của khách hàng. Các thuộc tính địa phương mà các doanh nghiệp trong ngành du lịch ở Nha Trang quan tâm được chia thành ba nhóm chính sau đây:

1. Nhóm các thuộc tính về cơ sở hạ tầng phục vụ kinh doanh du lịch: Các doanh nghiệp quan tâm đến cơ sở hạ tầng cơ bản nhưđiện, nước, thoát nước, thông tin liên lạc và sự thuận tiện của hệ thống giao thông

36

2. Nhóm các thuộc tính về chính sách và dịch vụ kinh doanh: Các doanh nghiệp quan tâm đến sự hỗ trợ của các cơ quan chính quyền về các vấn đề liên quan

đến công tác cấp giấy phép sau khi đăng ký kinh doanh, công tác kiểm tra thanh tra và đặc biệt là công tác tổ chức sự kiện nhằm quảng bá điểm đến du lịch 3. Nhóm các thuộc tính về môi trường văn hóa sống và làm việc: Các doanh

nghiệp quan tâm đến vấn đề nhân lực cho ngành du lịch, bảo tồn môi trường tự

nhiên biển, cảnh quan, các điểm tham quan, vui chơi giải trí, mua sắm và công tác đảm bảo an toàn, an ninh cho du khách.

Kết quả quan trọng rút ra từ nghiên cứu định tính là phát triển được các thang đo thuộc tính địa phương cho nghiên cứu định lượng dưới đây được hoàn chỉnh hơn trong đó nhiều câu hỏi được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với địa phương.

Một phần của tài liệu phân tích sự ảnh hưởng của thuộc tính địa phương đến sự hài lòng của doanh nghiệp du lịch tại nha trang (Trang 35)