Tổng quan các nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu phân tích sự ảnh hưởng của thuộc tính địa phương đến sự hài lòng của doanh nghiệp du lịch tại nha trang (Trang 31)

4. Phương pháp nghiên cứu

1.5Tổng quan các nghiên cứu liên quan

Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu và bài luận về điểm đến du lịch Nha Trang trong đó có một số nghiên cứu đề cập đến vài vấn đề liên quan đến nghiên cứu này. Cụ thể nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy (2007) đề cập đến vấn đề chuỗi cung

ứng du lịch tác động đến sự thỏa mãn và ý định quay lại của du khách nội địa. Mô hình nghiên cứu của Thủy dựa trên lý thuyết về mối quan hệ của sự thỏa mãn và lòng trung thành. Trong đó tác giả chia sự thỏa mãn thành ba (03) bộ phận: (1) thỏa mãn về

nơi tham quan bao gồm (i) thỏa mãn về môi trường tự nhiên và (ii) thỏa mãn về cơ sở

vật chất, (2) thỏa mãn về tiện nghi bao gồm (i) thỏa mãn về chỗ nghỉ, (ii) thỏa mãn về

chỗ ăn và (iii) thỏa mãn về phương tiện đi lại trong thành phố và (3) thỏa mãn về tổ

chức tour. Kết quả nghiên cứu của Thủy chỉ ra rằng nhân tố thỏa mãn về môi trường tự

nhiên và cơ sở vật chất trong chuỗi cung ứng du lịch có tác động đến quyết định quay lại Nha Trang của du khách trong đó cơ sở vật chất có tác động mạnh nhất.

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Nhân (2007), đề cập đến vấn đề thỏa mãn về chất lượng dịch vụ du lịch nói chung tại Nha Trang của du khách nội địa. Mô hình nghiên cứu được phát triển từ mô hình chất lượng dịch vụ của Parasuraman và cộng sự (1985) và thang đo tiền đề là thang đo SERVQUAL (5 thành phần, 21 biến). Kết quả khẳng

định sự thỏa mãn của khách du lịch đối với Nha Trang bị tác động bởi: (i) Cơ sở vật chất – Kỹ thuật; (ii) Mức độ hợp lý của các dịch vụ; (iii) Khả năng phục vụ; (iv) Mức

độđáp ứng của các dịch vụ và (v) Địa điểm vui chơi giải trí.

Nghiên cứu của Trần Thị Ái Cẩm (2011) áp dụng mô hình chất lượng, sự thỏa mãn và lòng trung thành của Chi và Qu (2008) để giải thích sự tác động của hình tượng của điểm đến du lịch với sự thỏa mãn của du khách. Trong đó hình tượng điểm

đến được thể hiện qua chất lượng cảm nhận của du khách đối với các thuộc tính của

điểm đến du lịch bao gồm (i) môi trường; (ii) cơ sở hạ tầng và sự tiếp cận; (iii) văn hóa xã hội; (iv) tiện nghi vui chơi, giải trí và (v) ẩm thực địa phương. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm thuộc tính ẩm thực địa phương, môi trường và văn hóa xã hội có tác

động lần lượt từ cao xuống thấp đến sự hài lòng của du khách.

Tuy nhiên các nghiên cứu trên đây vẫn chưa phân tích và đưa ra mô hình nghiên cứu

định lượng cụ thể về sự hài lòng của doanh nghiệp trong ngành du lịch đối với các thuộc tính của điểm đến du lịch Nha Trang đặc biệt là tiếp cận theo hướng marketing

31

Tương tự trong lĩnh vực marketing địa phương cũng có nhiều nghiên cứu và bài luận của các tác giả trong và ngoài nước, tuy nhiên cũng có rất ít mô hình nghiên cứu

định lượng đánh giá sự tương quan giữa thuộc tính địa phương và sự hài lòng của doanh nghiệp. Chỉ những năm gần đây Phòng Công Thương Việt Nam (VCCI) mới có nghiên cứu khảo sát thực nghiệm về môi trường kinh doanh cấp tỉnh và đưa ra khái niệm chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Duy nhất chỉ có nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang của trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (2005) là có ứng dụng lý thuyết marketing địa phương để đưa ra một mô hình nghiên cứu định lượng về sự hài lòng của các doanh nghiệp đối với các thuộc tính địa phương trong nghiên cứu về môi trường kinh doanh nhằm đánh giá thực trạng môi trường thu hút đầu tư của tỉnh Tiền Giang.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2005) đã chỉ ra các thuộc tính của địa phương tác động đến sự hài lòng của các doanh nghiệp tại

địa phương. Trong đó tác giảđã chỉ ra các thuộc tính địa phương tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp được chia ra làm 3 nhóm chính bao gồm (1) nhóm thuộc tính về hạ tầng kinh doanh, (2) nhóm thuộc tính về chế độ, chính sách, dịch vụ đầu tư và kinh doanh và (3) nhóm thuộc tính về môi trường sống và làm việc. Đồng thời tác giả

cũng khẳng định kết quả nghiên cứu là hoàn toàn phù hợp với lý thuyết về marketing của các tác giả trên thế giới.

Một phần của tài liệu phân tích sự ảnh hưởng của thuộc tính địa phương đến sự hài lòng của doanh nghiệp du lịch tại nha trang (Trang 31)