3. Ý nghĩa của đề tài
3.1.5.4. Tổng số lá trên thân
Tổng số lá trên thân chính có vai trò quan trọng tới năng suất cây trồng, lá ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của cây tạo ra chất hữu cơ từ chất vô cơ và vận chuyển sản phẩm về tích luỹ ở thân cành, tổng số lá phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh.
Qua số liệu bảng 3.5 ta thấy: Tổng số lá trên thân của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm dao động từ 118,9 đến 160,2 lá/cây.
Dòng Huaybong 60 có số lá trên thân cao nhất đạt 160,2 lá/cây cao hơn giống đối chứng KM 94 là 38,7 lá/cây chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Tiếp đến là giống Rayong 9 có tổng số lá trên cây là 131,9 lá, cao hơn đối chứng 10,4 lá. Các dòng Huaybong 80, KM 21 - 12, KM 98-7 đều có tổng số lá/cây cao hơn giống đối chứng từ 1,6 - 4,3 lá/cây. Dòng DT3 có số lá trên cây thấp nhất đạt 118,9 lá/cây, thấp hơn giống đối chứng KM94 là 2,6 lá/cây. Sự sai khác so với đối chứng có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%.
Từ kết quả trên ta thấy, trong cùng một điều kiện môi trƣờng nhƣ nhau nhƣng tổng số lá trên cây của các dòng, giống là khác nhau. Do đó tổng số lá trên cây là do giống quyết định.
3.1.5.5. Đường kính gốc
Chiều cao cây và đƣờng kính gốc có mối quan hệ mật thiết với nhau, đƣờng kính gốc phản ánh độ mập của cây, đƣờng kính gốc càng to thì khả năng vận chuyển dinh dƣỡng, chống đổ càng tốt và tạo tiền đề cho năng suất cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Qua số liệu bảng 3.5 ta thấy: Các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm có đƣờng kính gốc có sự chênh lệch nhau dao động từ 2,25 - 2,95 cm. Giống Rayong 9 có đƣờng kính gốc lớn nhất đạt 2,95 cm, lớn hơn giống đối chứng 0,68cm chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
Dòng DT 3 có đƣờng kính gốc nhỏ nhất đạt 2,25 cm, thấp hơn các dòng, giống khác và thấp hơn giống đối chứng 0,04cm. Các dòng, giống còn lại đều có đƣờng kính gốc cao hơn đối chứng.
3.1.6. Tình hình sâu, bệnh hại của các dòng, giống sắn
Bảng 3.6. Tình hình sâu, bệnh hại trên các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm
Công thức Dòng/Giống Bệnh thối củ Tỷ lệ bệnh (%) Mức độ hại (1-5) 1 KM94 (Đ/C) 4,2 1 2 Huaybong60 1,2 1 3 KM98-7 0,7 1 4 KM21-12 5,6 2 5 DT3 4,3 1 6 Huaybong80 6,1 2 7 Rayong 9 1,9 1
Các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm đều bị nhiễm sâu, bệnh hại ở mức độ nhẹ. Trong thí nghiệm chủ yếu chỉ xuất hiện bệnh thối củ.
Bệnh thối củ có thể do một vài loài nấm đất nhƣ: Pythium sp, Myrotylum sp, Fusarium sp. Bệnh thối củ đặc trƣng bởi các vết bệnh màu nâu đen trên vỏ củ, lúc đầu vết bệnh nhỏ, sau đó lan rộng ra và kết lại với nhau làm bề mặt vỏ củ mất đi màu tự nhiên. Nếu vết bệnh nặng thì củ sẽ thối từng mảng làm giảm số lƣợng củ và chất lƣợng củ. Qua bảng số liệu 3.6 ta thấy các dòng giống sắn tham gia thí nghiệm bị nhiễm bệnh ở mức độ nhẹ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ngoại trừ dòng Hoaybong60 và Hoaybong80 nhiễm bệnh ở mức độ 2, các dòng, giống tham gia nghiên cứu nhiếm bệnh ở mức độ 1.
3.1.7. Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng của các dòng, giống sắn
Năng suất là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của ngƣời sản xuất. Nó có sức hấp dẫn đối với sự quyết định lựa chọn của ngƣời sản xuất. Mà việc lựa chọn đƣợc các giống cây trồng có khả năng thích ứng rộng, năng suất cao cho sản xuất là mục tiêu và nghiên cứu của công tác giống cây trồng. Vì năng suất là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá một giống cây trồng. Cho nên phải tìm hiểu khả năng cho năng suất của giống cây trồng đó trong một vùng sinh thái nhất định là việc làm cần thiết.
Năng suất của cây trồng là tổng hợp của tất cả các yếu tố nội tại bên trong và các yếu tố ngoại cảnh bên ngoài tác động trong suốt quá trình sinh trƣởng của cây. Năng suất kinh tế của sắn luôn quy về khối lƣợng củ đƣợc tích luỹ dƣới dạng khô hoặc tƣơi. Sự hình thành của củ phụ thuộc vào yếu tố nội tại cũng nhƣ yếu tố cấu thành năng suất nhƣ: chiều dài củ, đƣờng kính củ, số củ/gốc và khối lƣợng củ.
3.1.8. Các yếu tố cấu thành năng suất
Năng suất là chỉ tiêu quan trọng phản ánh quá trình sinh trƣởng phát triển và hiệu quả kinh tế của cây sắn. Năng suất đƣợc thể hiện qua sự hình thành số lƣợng củ/gốc, chiều dài củ, đƣờng kính củ và khối lƣợng củ/gốc. Tất cả các yếu tố này thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa các yếu tố nội tại bên trong và các yếu tố môi trƣờng.
Trong thí nghiệm chúng tôi đã tiến hành theo dõi, đánh giá một số chỉ tiêu cấu thành năng suất, kết quả thể hiện ở bảng 3.7:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm Công thức Dòng/Giống Chiều dài củ (cm) Đƣờng kính củ (cm) Số củ/gốc (củ) Khối lƣợng củ (kg/gốc) 1 KM94(Đ/C) 29,4 3,87 9,73 3,87 2 Hoaybong60 35,07 4,36 10,25 4,45 3 KM98-7 27,89 3,7 7,88 3,28 4 KM21-12 26,44 4,03 8,75 3,47 5 DT3 23,26 3,31 12,33 3,61 6 Hoaybong80 24,67 4,06 8,18 3,10 7 Rayong 9 33,78 4,02 11,58 4,39 CV% 10,8 6,9 7,47 7,36 LSD05 5,5 0,48 0,49 4,9 3.1.8.1. Chiều dài củ
Chiều dài củ là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng suất sắn. Chiều dài củ dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính của giống và điều kiện canh tác. Chiều dài củ càng lớn thì khả năng chống đổ của cây càng tốt nhƣng lại gây khó khăn khi thu hoạch. Ngƣợc lại chiều dài củ ngắn thì thu hoạch thuận lợi hơn, nhƣng khả năng chống đổ kém.
Qua bảng số liệu 3.7 ta thấy: Chiều dài củ của các dòng, giống sắn thí nghiệm dao động từ 23,26 - 35,07 cm. Qua kết quả xử lý thống kê thì dòng HoayBong 60 có chiều dài củ nhất đạt 35,07cm, cao hơn giống đối chứng, cao hơn đối chứng 5,37cm chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Tiếp đến là Rayong 9 có chiều dài củ là 33,87cm, cao hơn đối chứng là 4,38cm. Các giống còn lại đều thấp hơn đối chứng, trong đó giống DT3 có chiều dài củ thấp nhất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đạt 23.26cm thấp hơn giống đối chứng là 9,18cm. Sự sai khác so với đối chứng có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%.
Từ kết quả này ta thấy rằng trong cùng một điều kiện chăm sóc, phân bón giống nhau nhƣng các dòng, giống khác nhau có chiều dài củ khác nhau. Vậy chiều dài củ của các dòng, giống sắn chủ yếu là do giống quyết định.
3.1.8.2. Đường kính củ
Đƣờng kính củ là một yếu tố trực tiếp cấu thành nên năng suất, là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá năng suất sắn. Đƣờng kính củ ở mỗi dòng, giống phụ thuộc rất lớn vào khả năng đồng hóa và vận chuyển chất dinh dƣỡng vào củ.
Qua bảng số liệu 3.7 ta thấy: Đƣờng kính củ của các dòng, giống sắn thí nghiệm dao động từ 3,31 đến 4,36. Dòng DT 3 và KM98-7 có đƣờng kính củ thấp nhất đạt 3,31 và 3,7cm thấp hơn giống đối chứng là 0,56 và 0,17cm. Các dòng, giống còn lại đều có đƣờng kính củ cao hơn giống đối chứng (dao động từ 0,15 - 0,49 cm), trong đó cao nhất là dòng Hoaybong 60 đạt 4,36cm cao hơn đối chứng 0,49 cm chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
3.1.8.3. Số củ/gốc
Số củ trên gốc là chỉ tiêu quan trọng trong việc nâng cao năng suất sắn. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ giống, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật trồng và chăm sóc.
Qua bảng số liệu 3.7 ta thấy: Các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm đều có số củ/gốc khá cao, dao động từ 7,88 - 12,33 củ/gốc. Dòng DT 3 có số củ/gốc cao nhất đạt 12,33 củ/gốc cao hơn giống đối chứng là 2,6 củ/gốc. Tiếp đến là giống Rayong 9 có số củ/gốc đạt 11,58 củ/gốc cao hơn giống đối chứng là 1,86 củ/gốc. Dòng HoayBong 60 có số của trên gốc đạt 10,25 cao hơn đối chứng 0,52 củ/gốc chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Dòng KM 98-7 có số củ/gốc thấp nhất đạt7,3 củ/gốc, thấp hơn giống đối chứng 3,73 củ/gốc, các dòng, giống còn lại đều có số củ/gốc thấp hơn giống đối chứng dao động từ 1,78 đến 3,15cm. Sự sai khác so với đối chứng có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Qua những số liệu này ta thấy rằng giống đóng vai trò rất lớn quyết định số lƣợng củ/gốc của cây sắn.
3.1.8.4. Khối lượng củ/gốc
Khối lƣợng củ/gốc là một trong những chỉ tiêu đánh giá năng suất củ. Khối lƣợng củ/gốc là kết quả phản ánh đồng thời cả ba yếu tố: Chiều dài củ, đƣờng kính củ và số củ/gốc. Nếu chiều dài củ lớn, đƣờng kính củ lớn và số củ/gốc nhiều thì khối lƣợng củ/gốc lớn, năng suất cao. Ngƣợc lại, chiều dài củ ngắn, đƣờng kính củ nhỏ, số củ/gốc ít thì khối lƣợng củ/gốc nhỏ, năng suất thấp. Qua bảng số liệu 3.7 ta thấy: Trong 7 dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm, khối lƣợng củ/gốc dao động từ 3,1đến 4,45 kg/gốc.
Trong đó, kết quả xử lý thống kê cho thấy, giống Huaybong 60 có khối lƣợng củ/gốc cao nhất đạt 4,45 kg/gốc, cao hơn các dòng, giống khác và cao hơn giống đối chứng là 0,67 kg/gốc. Tiếp đến là giống Rayong 9 có khối lƣợng củ trên gốc đạt 4,4 kg/gốc cao hơn đối chứng là 0,53 kg/gốc. Dòng Hoaybong 80 có khối lƣợng củ/gốc thấp nhất đạt 2,91 kg/gốc, thấp hơn đối chứng là 0,96 kg/gốc. Các dòng giống còn lại đều có khối lƣợng củ/gốc thấp hơn giống đối chứng dao động từ 0,4 - 0,77 kg/gốc, thấp tƣơng đƣơng với giống đối chứng.
Năng suất là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh đầy đủ và chính xác nhất về giống. Trong quá trình canh tác, một điều luôn đƣợc quan tâm là làm thế nào để nâng cao và ổn định đƣợc năng suất sắn. Do đó, việc lựa chọn đƣợc giống sắn tốt là yếu tố đầu tiên quyết định đến việc năng cao và ổn định năng suất.
Qua bảng số liệu trên cho thấy rằng, với mỗi giống khác nhau sẽ có các yếu tố cấu thành năng suất khác nhau. Giống nào có chiều dài củ, đƣờng kính củ, số củ/gốc, khối lƣợng củ/gốc cao thì có năng suất củ tƣơi cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.1.9. Năng suất của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm
Bảng 3.8. Năng suất của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm
Công thức Tên dòng, giống Năng suất củ tƣơi (tấn/ha) Năng suất thân lá (tấn/ha) Năng suất lý thuyết (Tấn/ha) NS SVH (tấn/ha) Hệ số thu hoạch (%) 1 KM94(Đ/C) 38,7 19,2 47,1 57,9 66,8 2 Huaybong60 44,5 26,7 53,6 71,2 62,5 3 KM98-7 32,8 23,4 39,4 56,2 58,3 4 KM21-12 34,7 16,3 43,6 51,03 67,6 5 DT3 36,4 18,7 45,9 55,1 65,8 6 Huaybong80 31 21,1 38,7 52,1 59,5 7 Rayong 9 44 29,8 55,0 73,8 59,6 CV (%) 7,3 12,8 8,5 6,4 6,1 LSD.05 4,8 5,07 7,01 6,78 6,8
3.1.9.1. Năng suất củ tươi của các dòng, giống sắn thí nghiệm
Năng suất củ tƣơi là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp hiệu quả kinh tế của cây sắn. Trong quá trình phát triển thân lá, các chất dinh dƣỡng và các sản phẩm quang hợp đƣợc tích lũy vào cơ quan kinh tế là củ, làm cho trọng lƣợng củ tăng dần lên.
Qua số liệu bảng 3.8 ta thấy: Năng suất củ tƣơi của các dòng, giống sắn thí nghiệm dao động từ 31,0 - 44,5 tấn/ha.
Dòng HoayBong 60 có năng suất củ tƣơi cao nhất đạt 44,5 tấn/ha, cao hơn giống đối chứng 5,8 tấn/ha; tiếp theo là giống Rayong 9 có năng suất củ tƣơi đạt 44 tấn/ha, cao hơn giống đối chứng 5,3 tấn/ha chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Các dòng, giống còn lại có năng suất thấp hơn so với giống đối chứng dao động từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2,3 đến 7,7 tấn/ha, trong đo thấp nhất là giống HoayBong 80 đạt 31 tấn/ha thấp hơn đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.
3.1.9.2. Năng suất thân lá
Năng suất thân lá là khối lƣợng toàn bộ thân lá của cây thu hoạch đƣợc trong từng ô thí nghiệm. Nó là một chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ giữa sinh trƣởng và phát triển.
Qua số liệu bảng 3.8 cho thấy: Năng suất thân lá của các dòng, giống thí nghiệm dao động từ 16,3 đến 29,8 tấn/ha. Trong đó, giống Rayong 9 có năng suất thân lá cao nhất, cao hơn giống đối chứng là 10,6 tấn/ha. Tiếp đến là dòng Hoaybong 60 có năng suất thân lá đạt 26,7 tấn/ha cao hơn đối chứng 7,5 tấn/ha chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Dòng Hoaybong 80 và giống KM98-7 cũng có năng suất thân lá cao hơn đối chứng lần lƣợt là 1,9 đến 4,2 tấn/ha. Các giống KM21-12 và DT3 đều có năng suất thân lá thấp hơn giống đối chứng lần lƣợt là 2,9 và 0,5 tấn/ha.
3.1.9.3. Năng suất lý thuyết
Năng suất lý thuyết phản ảnh tiềm năng cho năng suất có thể đạt đến của cây trồng. Qua số liệu bảng 3.8 cho thấy: Năng suất lý thuyết của các dòng, giống sắn dao động trong khoảng 38,75 đến 55,63 tấn/ha.
Dòng Hoaybong 60 có năng suất lý thuyết cao nhất đạt 55,63 tấn/ha, cao hơn đối chứng 7,25 tấn/ha chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Tiếp đến là Rayong 9 có năng suất lý thuyết đạt 55,0 tấn/ha, cao hơn đối chứng 6,62 tấn/ha. Các dòng, giống còn lại đều có năng suất lý thuyết thấp hơn giống đối chứng, trong đó dòng HoayBong 80 có năng suất lý thuyết thấp nhất đạt 38,75 tấn/ha chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
Mức độ chênh lệch giữa năng suất củ tƣơi và năng suất lý thuyết trong thí nghiệm dao động từ 7,75 đến 11 tấn/ha. Trong đó giống Rayong 9 có mức độ chênh lệch cao nhất, tiếp đến là giống HoayBong 60, thấp nhất là giống HoayBong 80. Qua theo dõi chỉ tiêu năng suất lý thuyết cho thấy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hầu hết các dòng giống sắn nếu trong điều kiện thuận lợi đều có thể cho năng suất củ tƣơi cao hơn.
3.1.9.4. Năng suất sinh vật học
Năng suất sinh vật học bao gồm năng suất thân lá và năng suất củ tƣơi. Nó thể hiện tiềm năng sinh học của sắn trong việc đồng hóa các yếu tố dinh dƣỡng nhƣ ánh sáng, nƣớc, không khí, dinh dƣỡng khoáng.
Quá trình phát triển thân lá biểu thị khả năng đồng hóa các yếu tố của điều kiện sống ở môi trƣờng nhất định. Sự tích lũy dinh dƣỡng, sản phẩm quang hợp đó vào cơ quan kinh tế (củ). Năng suất sinh vật học đóng vai trò quan trọng vì sắn hình thành củ sớm và ổn định về số lƣợng củ ngay sau trồng từ 2 đến 4 tháng. Sự tích lũy vật chất tạo ra do quang hợp biểu thị ở khả năng vận chuyển các chất đó về củ.
Qua số liệu bảng 3.8 cho thấy: Có 2 dòng, giống có năng suất sinh vật học cao hơn đối chứng là Rayong 9 (73,8 tấn/ha) và HoayBong 60 (71,2 tấn/ha) lần lƣợt là 15,9 và 15,3 tấn/ha. Các dòng, giống còn lại đều có năng suất sinh vật học thấp hơn giống đối chứng, trong đó thấp nhất là giống KM 21-12 đạt 51 tấn/ha, thấp hơn giống đối chứng 6,9 tấn/ha. Sự sai khác so với đối chứng có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%.