3. Ý nghĩa của đề tài
3.1.10.1 Tỷ lệ chất khô (TLCK) và năng suất củ khô (NSCK) của các dòng,
giống sắn
* Tỷ lệ chất khô (TLCK):
Sắn có hàm lƣợng nƣớc trong củ cao từ 60 - 70%. Muốn tăng năng suất sắn và đảm bảo hàm lƣợng tinh bột nhiều thì phải lựa chọn giống sắn mang kiểu gen có lỷ lệ chất khô cao. Một số chỉ tiêu lý tƣởng cho chọn giống sắn là nâng cao đƣợc NSCT thì hàm lƣợng chất khô không giảm. Hàm lƣợng chất khô và tinh bột trong củ luôn có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy hai tính trạng này có thể đồng thời cải tiến nhờ chọn lọc giống.
Qua bảng số liệu bảng 3.9 ta thấy: Tỷ lệ chất khô của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm dao động từ 33,7% - 43,9%.
Dòng Rayong 9 có tỷ lệ chất khô cao nhất đạt 43,9% cao hơn giống đối chứng là 7%, chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Dòng HoayBong 60 có tỉ lệ chất khô cao thứ 2 đạt 42,5% và cao hơn đối chứng 5,6 tấn/ha chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Các giống DT3 và KM21-12 cũng có tỷ lệ chất khô cao hơn so với giống đối chứng dao động từ 0,6 - 1,7%. Dòng HoayBong 80 và KM 98-7 có tỷ lệ chất khô thấp hơn đối chứng chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
Trong chỉ tiêu này Dòng HoayBong 60 và Rayong 9 tiếp tục chiếm ƣu thế so với đối chứng và các dòng, giống khác.
* Năng suất củ khô (NSCK):
Hiện nay đời sống xã hội đƣợc nâng cao, khoa học, công nghệ phát triển, nhu cầu sử dụng sắn tƣơi làm lƣơng thực, thực phẩm không nhiều mà chủ yếu cho công nghiệp chế biến tinh bột sắn, sắn lát khô đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến bánh kẹo và mì chính. Đối với các nhà khoa học chọn giống sắn mới, sự quan tâm của họ đặc biệt hƣớng vào năng suất củ khô sản phẩm chính của cây sắn là nguyên liệu chính của ngành công nghiệp chế biến. Nâng cao năng suất củ khô không ngừng nâng cao sản lƣợng thực thu mà còn giảm chi phí trong công tác chế biến và bảo quản sau thu hoạch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/