Tình hình nghiên cứu và chọn tạo giống sắn trên thế giới

Một phần của tài liệu so sánh một số dòng, giống sắn có triển vọng tại huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 27)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.1. Tình hình nghiên cứu và chọn tạo giống sắn trên thế giới

Ngoài việc tập trung cho sản xuất và tiêu thụ sắn thì việc nghiên cứu, chọn tạo giống sắn trên thế giới cũng đƣợc quan tâm phát triển mạnh.

Đã từ lâu cây sắn đƣợc mệnh danh là cây cứu đói vì vậy thƣờng đƣợc phát triển trên diện rộng. Sắn là cây trồng của ngƣời nghèo và đƣợc sản xuất bởi những ngƣời nông dân nghèo nên đã có thời gian cây sắn bị lãng quên ở cộng đồng các nƣớc phát triển. Cho đến năm 1970 với sự thành lập chƣơng trình nghiên cứu sắn của CIAT (International Center for Tropical Agriculture) ở Colombia. Đến năm 1970 các chƣơng trình sắn Quốc gia đã đƣợc hình thành hoặc đƣợc tăng cƣờng ở nhiều nƣớc trồng sắn [24].

Trên thế giới, việc nghiên cứu giống sắn đƣợc thực hiện chủ yếu ở trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới Quốc tế - CIAT - Colombia, Viện Nông nghiệp nhiệt đới Quốc tế - IITA - Nigieria cùng với các trƣờng, viện nghiên cứu quốc gia ở những nƣớc trồng và tiêu thụ nhiều sắn. CIAT, IITA đã có những chƣơng trình nghiên cứu rộng lớn nhằm thu thập, nhập nội, chọn tạo và cải tiến giống sắn. Mục tiêu của chiến lƣợc cải tiến giống sắn đƣợc thay đổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tùy theo sự cần thiết và khả năng của từng chƣơng trình quốc gia đối với công tác tập huấn, phân phối nguồn vật liệu giống ban đầu đã đƣợc điều tiết bởi các chuyên gia chọn tạo giống sắn của CIAT [13].

Tại châu Mỹ Latinh, chƣơng trình chọn tạo giống sắn của CIAT đã phối hợp với CLAYUCA và những chƣơng trình sắn quốc gia của các nƣớc Braxin, Colombia, Mehicô… Giới thiệu cho sản xuất ở các nƣớc này những giống sắn tốt nhƣ SM 1433 - 4,CM 3435 - 3, SG 337 - 2, CG 489 - 31, MCOL72, AM 273 - 23, MBRA 383,… Do vậy đã góp phần đƣa năng suất và sản lƣợng sắn trong vùng tăng lên một cách đáng kể [21].

CIAT hiện có những nghiên cứu rất sâu về di truyền số lƣợng, ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo, nhân giống và bảo tồn nguồn gen sắn, xây dựng bản đồ gen; Ứng dụng di truyền phân tử và công nghệ chuyển gen để tạo giống sắn ngắn ngày, chất lƣợng cao, giàu protein, carotene và vitamin; Đồng thời chọn ra những giống sắn kháng bệnh virus,

bệnh héo vi khuẩn (Xanthomonas manihotis), bệnh đốm nâu lá

(Cercospora spp), bệnh thán thƣ (Coletotrichum spp), nhện (Tetranychus sp), bọ phấn, rệp, sâu đục thân ...[21].

Đến năm 1992, CIAT đã thu thập và đánh giá đƣợc 5.728 mẫu giống sắn theo các mục tiêu khả năng chống chịu sâu bệnh hại, khả năng cho năng suất cao và thích ứng với sự thay đổi của môi trƣờng. Từ đó lựa chọn các cặp bố mẹ phục vụ cho công tác nghiên cứu giống sắn và trao đổi quỹ gen giữa các quốc gia. Trong đó bao gồm 5.138 mẫu giống sắn thu thập tại vùng Nam Mỹ và Trung Mỹ, 24 mẫu giống sắn ở Bắc Mỹ, 384 mẫu giống sắn lai của CIAT, 163 mẫu giống sắn vùng châu Á, 19 mẫu giống sắn vùng châu Phi [20]. Sau đó, CIAT đã giới thiệu cho châu Á và châu Mỹ 251 dòng sắn, cũng theo hƣớng đó hàng năm tại CIAT đã cung cấp tới 41.021 hạt lai từ 131 cặp lai cho các khu vực để quốc gia tiến hành chọn lọc, cải tiến giống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Viện nghiên cứu Nông Nghiệp Quốc tế IITA ở Nigiênia đã thu thập, đánh giá, bảo quản 1268 mẫu giống, vật liệu này của viện đã chọn lọc đƣa vào sản xuất một số giống sắn chống chịu virus có năng suất cao hơn giống địa phƣơng 2 đến 3 lần [19].

Ở Braxin quê hƣơng của cây sắn sau 12 năm hoạt động cho mục đích của ngân hàng gen sắn của Braxin đã thu thập đƣợc 1100 mẫu giống. Từ năm 1976 đến 1990 họ đã chọn lọc đƣợc một số giống sắn phổ biến trong sản xuất là giống 77, BGM 141, GMP 135, BGM 118 và PGM 187 [18].

Viện nghiên cứu cây có củ của Ấn Độ đã thu thập và bảo quản đánh giá đƣợc 1354 mẫu giống sắn và lai tạo đƣợc hàng chục nghìn hạt sắn lai phục vụ cho chƣơng trình chọn tạo các giống sắn mới. Năm 1984 đã lai 158 cặp lai để tạo ra hàng nghìn hạt lai phục vụ cho công tác tuyển chọn giống. Đặc biệt là giống sắn Sree Prekash đƣợc chọn lọc trực tiếp dòng nhập nội, giống này không những có khả năng cho năng suất cao từ 35 - 40 tấn/ha mà còn có ƣu điểm là khả năng thu hoạch sớm (7 tháng sau trồng) lại chống đƣợc bệnh sản do virus gây ra [28].

Chƣơng trình cải tiến giống sắn của Trung Quốc đã đƣợc thực hiện tại các viện nghiên cứu cây trồng của Trung Quốc. Từ những năm 1980, học viện cây trồng Nam Trung Quốc đã giới thiệu giống sắn có hàm lƣợng tinh bột cao và giống sắn chịu lạnh, chịu đất xấu (SC124). Hiện nay giống sắn SC124 đã đƣợc trồng trên 10.000 ha. Những giống sắn mới gần đây của Trung Quốc có SC201, SC205, SC124, Nanzi 188, GR911, GR891 [18].

Ở Malayxia, trong 5526 hạt lai nhập nội từ CIAT (giai đoạn 1990 - 1993) đã chọn đƣợc một dòng chín sớm, năng suất củ tƣơi cao là MM92 song hàm lƣợng tinh bột thấp chỉ đạt 20% (S.L Tan và S.K Chon 1995) [26].

Thái Lan là nƣớc xuất khẩu sắn nhiều nhất thế giới nên cũng là nƣớc có chƣơng trình chọn tạo giống sắn mạnh nhất khu vực châu Á. Tại trung tâm nghiên cứu cây trồng Rayong mỗi năm có 15000 - 20000 hạt lai F1 đƣợc khảo sát và đánh giá. Thái Lan đã nghiên cứu đƣợc nhiều giống sắn mới cho năng suất tinh bột cao [20].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng trình chọn tạo giống sắn của Inđônêxia đƣợc tập trung tại trƣờng đại học BrawiJaya và Viện nghiên cứu Cây lƣơng thực Malang. Trong giai đoạn 1985 - 1990 có 5 dòng lai triển vọng đó là UB1-2, UB15-10, UB477-2, UB881-5 và UB 566-8. Những dòng lai mới này hiện đang đƣợc khảo nghiệm diện rộng. Thông qua chƣơng trình chọn tạo giống sắn của CIAT/Colombia và CIAT/Thái Lan, các quần thể sắn lai đƣợc giới thiệu cho các chƣơng trình chọn giống sắn quốc gia của toàn Thế giới [13].

Trong 20 năm qua (1975-1995) đã có hơn 350000 hạt lai từ CIAT/Colombia đƣợc phóng thích đến 9 nƣớc châu Á. Bắt đầu từ 1985 khoảng 75000 hạt lai từ CIAT/Thái Lan cũng đƣợc gửi đến đây và CIAT/Colombia. Năm 1993, tổng cộng có 20 giống sắn mới đã đƣợc công nhận tại các nƣớc châu Á trong chƣơng trình trên với diện tích trồng khoảng 150000 ha [13].

Tại Hội thảo sắn Quốc tế lần thứ tám tổ chức tại thủ đô Viên Chăn - Lào ngày 20-24 tháng 10 năm 2008, các nhà khoa học đã xác định tƣơng lai mới cho sắn ở Châu Á là làm thực phẩm, thức ăn gia súc và nhiên liệu sinh học có lợi cho ngƣời nghèo, mục tiêu là chọn tạo đƣợc những giống mới đáp ứng đƣợc yêu cầu sử dụng củ và lá sắn làm thức ăn gia súc, phát triển mới trong chế biến sắn, đặc biệt là làm nhiên liệu sinh học, tinh bột, tinh bột biến tinh, màng phủ sinh học, công nghệ thực phẩm.

Công tác chọn lọc, lai tạo tìm ra những giống sắn mới năng suất cao ứng dụng rộng trong sản xuất là hƣớng đi mũi nhọn trong sản xuất, đƣợc các nƣớc trong khu vực và trên thế giới quan tâm [9].

Một phần của tài liệu so sánh một số dòng, giống sắn có triển vọng tại huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)