Kết quả thí nghiệm ảnh hƣởng của thời gian thu hoạch đến năng suất chất

Một phần của tài liệu so sánh một số dòng, giống sắn có triển vọng tại huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 66)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.2.Kết quả thí nghiệm ảnh hƣởng của thời gian thu hoạch đến năng suất chất

chất lƣợng của các dòng, giống sắn.

Mục đích chủ yếu của trồng sắn là thu hoạch năng suất củ. Trong củ chủ yếu là tinh bột, năng suất củ sắn cao hay thấp có liên quan đến thời gian thu hoạch. Để thu hoạch đúng thời điểm cần căn cứ vào thời gian sinh trƣởng của từng giống sắn, điều kiện từng vùng và chất lƣợng củ. Lƣợng tinh bột tích luỹ trong củ cao nhất khi cây sắn ở giai đoạn 10-12 tháng sau trồng. Sau đó lƣợng tinh bột giảm, lƣợng tinh bột cao hay thấp tuỳ thuộc vào giống và thời gian thu hoạch. Trên những cây sắn già quá trình gỗ hoá của củ diễn ra mạnh, do đó củ nhiều sơ. Những củ già hoá gỗ và có hiện tƣợng thối, những củ mới có thể suất hiện. Nhƣng ở giai đoạn này tính tổng hợp lại củ không phát triển nữa nên phẩm chất củ giảm, năng suất củ thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.1. Năng suất củ tươi ở các thời điểm thu hoạch

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất củ tươi của các dòng, giống sắn

Đơn vị tính: tấn/ha

Công

thức Dòng/Giống

Ngày thu hoạch

30/11 15/12 30/12 15/1 30/1 1 KM94 (Đ/C) 36,6 37,93 38,7 38,0 37,56 2 Huaybong60 42,17 43,23 44,7 43,63 42,6 3 KM98-7 30,5 31,76 32,93 31,86 30,56 4 KM21-12 32,2 33,36 34,73 33,36 32,56 5 DT3 34,16 35,36 36,36 35,5 34,06 6 Huaybong80 27,86 28,97 31,0 29,1 28,2 7 Rayong 9 42,03 43,26 44,33 43,5 42,26 CV(%) 5,6 5,6 6,4 7,8 6,3 LSD.05 3,49 3,6 4,2 5,08 3,4

Để sắn đạt năng suất phẩm chất tốt nhất, bên cạnh các yếu tố về giống, điều kiện sinh thái, kỹ thuật trồng và chăm sóc thì việc xác định thời vụ thu hoạch cũng là một yếu tố rất quan trọng.

Nếu thu hoạch sớm củ sắn sẽ không đạt năng suất tối đa, đồng thời tỉ lệ tinh bột đƣợc tích luỹ vào củ ít. Nếu thu hoạch quá muộn cũng làm cho tinh bột bị giảm đáng kể do chuyển hoá thành chất sơ, từ đó làm ảnh hƣởng đến phẩm chất của sắn.

Qua bảng 3.10 cho thấy: Thời gian thu hoạch khác nhau cho năng suất củ tƣơi khác nhau. Thời gian thu hoạch cho năng suất củ cao nhất của hầu hết các dòng, giống là ngày 30/12.

Năng suất củ tƣơi của các dòng, giống sắn giảm nếu thu hoạch vào 2 thời điểm trƣớc ngày 15/12 và sau ngày 15/1 năm sau. Các dòng, giống thu hoạch sớm hơn 1 tháng giảm năng suất nhiều nhất là KM 98-7, Hoaybong60,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KM 21-12, giảm từ 1,6 - 4,6 tấn/ha. Dòng Hoaybong60 giảm nhiều nhất nếu thu hoạch muộn sau 1 tháng là 2,05 tấn/ha. Các dòng còn lại giảm từ 0,2 đến 0,7 tấn/ha.

3.2.2. Tỷ lệ chất khô ở các thời điểm thu hoạch

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến tỷ lệ chất khô của các dòng, giống sắn thí nghiệm

Đơn vị tính: %

Công

thức Dòng/Giống

Ngày thu hoạch

30/11 15/12 30/12 15/1/2013 30/1/2013 1 KM94 (Đ/C) 35,96 36,86 37,2 37,16 36,56 2 Huaybong60 40,93 41,96 42,63 41,13 40,13 3 KM98-7 34,1 34, 66 35,43 34,4 33,96 4 KM21-12 37,23 38,33 38,93 38,33 37,26 5 DT3 36,1 37,16 37,86 36,8 35,96 6 Huaybong80 32,53 33,46 34,23 33,16 32,26 7 Rayong 9 42,5 43, 4 44,2 43,23 42,36 CV (%) 5,5 5,57 6,19 7,5 6 LSD.05 3,6 3,76 4,26 5,04 4

Qua bảng 3.11 cho thấy: Thời gian thu hoạch khác nhau có ảnh hƣởng đến tỷ lệ chất khô khác nhau. Thời gian thu hoạch cho tỷ lệ chất khô cao nhất vào khoảng 15/12 đến 30/12. Nếu thu hoạch sớm hơn 1 tháng các dòng, giống sắn sẽ cho tỉ lệ chất khô thấp hơn dao động từ 1,24 đến 1,77%. Nếu thu hoạch muộn hơn 1 tháng sẽ giảm tỉ lệ chất khô dao động từ 0,7 đến 2,5% chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Hàm lƣợng chất khô cao hay thấp quyết định đến năng suất củ khô, hàm lƣợng chất khô có thể đƣợc cải tiến nhờ chọn lọc giống, tuy nhiên trong sản xuất, thời điểm thu hoạch hợ lý sẽ cho năng suất củ khô cao nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất củ khô của các dòng, giống sắn thí nghiệm

Đơn vị tính: tấn/ha

Công

thức Dòng/Giống

Ngày thu hoạch

30/11 15/12 30/12 15/1 30/1 1 KM94 (Đ/C) 13,16 14,0 14,5 14,2 13,73 2 Huaybong60 17,33 18,13 19,13 18,0 17,13 3 KM98-7 10,4 11,03 11,66 10,96 10,4 4 KM21-12 12,03 12,76 13,50 12,83 12,16 5 DT3 12,43 13,23 13,8 13,2 12,23 6 Huaybong80 9,06 9,66 10,63 9,66 9,1 7 Rayong 9 17,93 18,83 19,23 18,86 18,0 CV (%) 12,1 9,5 13,4 15,9 12,5 LSD.05 2,8 2,1 3,5 3,9 2,9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng 3.12 ta thấy: Tất cả các dòng giống sắn tham gia thí nghiệm đều cho năng suất củ khô cao nhất. Mức độ chênh lệch giữa các thời điểm thu hoạch khác nhau thể hiện khá rõ. Thời điểm thu hoạch của tất cả các dòng, giống vào ngày 30/12 sẽ cho năng suất củ khô cao nhất.

Nếu thu hoạch trƣớc 1 tháng năng suất củ khô giảm đi đáng kể, dao động từ 1,28 đến 1,77 tấn/ha. Nếu thu hoạch sau một tháng năng suất củ khô sẽ giảm đi từ 0,71 đến 1,94 tấn/ha. Trong đó dòng HoayBong 60 có mức độ chênh lệch nhiều nhất, giống KM 94 có mức độ chênh lệch ít nhất khi thu hoạch ở các thời điểm khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.3. Tỷ lệ tinh bột ở các thời điểm thu hoạch

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến tỷ lệ tinh bột của các dòng, giống sắn thí nghiệm

Đơn vị tính: %

Công

thức Dòng/Giống

Ngày thu hoạch

30/11 15/12 30/12 15/1/2013 30/1/2013 1 KM94 (Đ/C) 28,23 29,13 30,13 28,9 27,9 2 Huaybong60 28,96 30,16 31,93 28,6 27,46 3 KM98-7 28,1 28,93 30,1 28,83 27,66 4 KM21-12 25,9 26,36 27,13 26,2 25,7 5 DT3 24,4 25,66 26,53 23,8 24,76 6 Huaybong80 25,53 26,36 27,06 27,7 25,5 7 Rayong 9 28,66 29,83 30,8 29,7 28,6 CV (%) 6 7,3 6,57 6,21 7,1 LSD.05 2,9 3,6 3,4 3,05 3,38

Qua bảng 3.13 cho thấy: Hầu hết các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm đều có tỉ lệ tinh bột ở các thời điểm khác nhau tuy không chênh lệch nhiều, nhƣng sẽ đạt cao nhất nếu thu hoạch trong khung thời vụ từ 15/12 đến 15/11 năm sau.

Nếu thu hoạch sớm 1 tháng so với thời điểm 30/12/2003 các dòng, giống sắn sẽ cho tỉ lệ tinh bột thấp hơn dao động từ 1,2 đến 3%. Nếu thu hoạch muộn một tháng so với thời điểm 30/12/3003 các dòng, giống sắn sẽ cho tỉ lệ thấp hơn dao động từ 1,4 đến 4,4%. Biểu hiện rõ nhất là giống HoayBong 60, thu hoạch sớm 1 tháng tỉ lệ tinh bột thấp hơn 3%, thu hoạch sau 1 tháng tỉ lệ tinh bột giảm 4,4%. Giống có độ chênh lệch tỉ lệ tinh bột thấp nhất ở các thời điểm thu hoạch là KM 21-12 dao động từ 1,2 đến 1,4%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.4. Năng suất tinh bột ở các thời điểm thu hoạch

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất tinh bột của các dòng, giống sắn

Đơn vị tính: tấn/ha

Công

thức Dòng/Giống

Ngày thu hoạch

30/11 15/12 30/12 15/1/2013 30/1/2013 1 KM94 (Đ/C) 10,33 11,04 11,63 11,0 10,47 2 Huaybong60 12,22 13,06 14,24 12,47 11,68 3 KM98-7 8,56 9,19 9,91 9,19 8,45 4 KM21-12 8,3 8,79 9,41 8,76 8,37 5 DT3 8,35 9,11 9,64 8,43 8,43 6 Huaybong80 7,12 7,63 8,40 8,05 7,19 7 Rayong 9 12,06 12,92 13,37 12,95 12,1 VC (%) 8,89 9,49 7,85 11,4 8,24 LSD.05 1,5 1,69 1,52 2,06 1,39

Qua bảng 3.14 cho ta thấy: Thời gian thu hoạch khác nhau có ảnh hƣởng đến năng suất tinh bột của sắn khá rõ ràng. Hầu hết các dòng, giống đều có năng suất tinh bột cao nhất khi thu vào thời điểm 30/12 và giảm dần nếu thu trƣớc và sau 1 tháng.

Các dòng, giống thu hoạch sớm 1 tháng so với thời điểm 30/12/2003 các dòng, giống sắn sẽ cho năng suất tinh bột thấp hơn dao động từ 1,08 đến 2,05 tấn/ha. Nếu thu hoạch muộn một tháng so với thời điểm 30/12/3003 các dòng, giống sắn sẽ cho năng suất giảm, dao động từ 1,1 đến 2,5 tấn/ha. Trong đó biểu hiện rõ nhất là giống HoayBong 60, nếu thu hoạch sớm 1 tháng năng suất tinh bột giảm 2,2 tấn/ha, thu hoạch sau 1 tháng năng suất tinh bột giảm 2,56 tấn/ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phân tích ảnh hƣởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất chất lƣợng giống để xác định đƣợc thời điểm thu hoạch có hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy trong sản xuất cần lựa chọn thời gian thu hoạch thích hợp cho từng giống khác nhau để đảm bảo đƣợc phẩm chất của sắn.

Tóm lại: Trong điều kiện thời tiết năm 2012 tại khu vực bố trí thí nghiệm có thời gian mƣa kéo dài đến hết tháng 10, nên đã kéo dài thời gian sinh trƣởng phát triển của các dòng, giống sắn. Do đó, thời vụ thu hoạch sắn tốt nhất là từ ngày 15/12 đến ngày 30/12, vì cho năng suất củ tƣơi, tỷ lệ chất khô, tỉ lệ tinh bột và năng suất chất khô và năng suất tinh bột đạt cao nhất.

3.3. Hiệu quả kinh tế của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm

Để đánh giá hiệu quả kinh tế của các dòng giống sắn tham gia thí nghiệm, chúng tôi đã sử dụng năng suất củ tƣơi tại thời điểm thu hoạch ngày 30/12 (thời điểm thu hoạch cho săng suất và chất lƣợng cao nhất), giá bán sắn củ tƣơi tại cùng thời điểm trên địa bàn huyện và tính kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.15.

Bảng 3.15: Hiệu quả kinh tế của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm

Giống Năng suất củ tƣơi (tấn/ha) Tổng thu (tr/ha) Tổng chi (tr/ha) Lãi thuần (tr/ha) Chênh lệch so với đ/c KM94 (đ/c) 38,73 50,4 13,6 36,75 0 Huaybong60 44,65 58,0 13,6 44,4 7,7 KM98-7 32,94 42,8 13,6 29,2 - 7,5 KM21-12 34,7 45,1 13,6 31,5 - 5,2 DT3 36,39 47,3 13,6 33,7 2,2 Huaybong80 31 40,3 13,6 26,7 - 10 Rayong9 44,3 57,6 13,6 44 7,2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng số liệu 3.15 ta thấy: Trong cùng một điều kiện khí hậu, đất

đai, chăm sóc nhƣ nhau nhƣng các dòng, giống sắn có tổng thu từ 40,3 - 58 triệu đồng/ha.

Dòng Huaybong 60 có tổng thu cao nhất đạt 58 triệu đồng/ha. Trong đó chi phí hết 13,06 triệu đồng/ha, lãi thuần 44,4 triệu đồng/ha, cao hơn giống đối chứng 7,7 triệu đồng/ha.

Thứ hai là giống Rayong 9 có tổng thu đạt 57,6 triệu đồng/ha, chi phí hết 13,06 triệu đồng/ha, lãi thuần là 44 triệu đồng/ha, cao hơn giống đối chứng KM 94 là 7,2 triệu đồng/ha.

Thứ 3 là giống DT3 có tổng thu đạt 47,3 triệu đồng/ha, chi phí hết 13,06 triệu đồng/ha, lãi thuần là 33,7 triệu đồng/ha, cao hơn giống đối chứng KM 94 là 2,2 triệu đồng/ha.

Các dòng, giống còn lại đều có tổng thu và lãi thuần thấp hơn so với giống đối chứng dao động từ 5,2 đến 10 triệu đồng/ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

Qua kết quả phân tích đánh giá 7 dòng, giống sắn thí nghiệm chúng tôi có một số kết luận nhƣ sau:

- Về đặc điểm sinh trƣởng phát triển: Dòng HoayBong 60 và Rayong 9, có có tỷ lệ nảy mầm, tốc độ tăng trƣởng chiều cao, tốc độ ra lá ƣu việt hơn tất cả các dòng, giống tham gia thí nghiệm.

- Đặc điểm nông học: Các giống KM 94, KM 98-7 và HoayBong 60 có đặc điểm nông học tốt hơn các dòng, giống tham gia thí nghiệm.

- Tất cả các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm đều nhiễm sâu bệnh hại, tuy nhiên ở mức độ nhẹ.

- Năng suất: NSTL, NSCT, NSSVH các giống KM 94, HoayBong 60 và Rayong 9 cao hơn hẳn so với các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm.

- Chất lƣợng: TLCK, NSCK, TLTB, NSTB của các dòng HoayBong 60 và Rayong 9 dẫn đầu về chỉ tiêu chất lƣợng so với các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm.

- Về thời vụ thu hoạch sắn: Trong cùng một điều kiện thí nghiệm, nếu trồng vào thời điểm cuối tháng 3 (25/3) thì Giống KM 94 có khung thời vụ thu hoạch sắn tốt nhất là từ 15/12/2012 đến 15/1/2013 năm sau.

- Hiệu quả kinh tế: Trong 7 dòng, giống sắn thí nghiệm có 2 giống Rayong 9, HoayBong 60 có lãi thuần cao hơn giống đối chứng.

4.2. Kiến nghị

Tiếp tục nghiên cứu đánh giá các dòng, giống có triển vọng trên qui mô rộng để nhận xét đƣợc chính xác hơn sự ổn định về năng suất, chất lƣợng của các dòng, giống sắn trồng trong điều kiện huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn nói riêng và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc nói chung.

Các dòng, giống sắn là Hoaybong60, Rayong 9 là 2 dòng, giống có triển vọng cho tiềm năng năng suất cao, chất lƣợng tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời trồng sắn tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

I. Tiếng Việt

1. Hoàng Kim Anh, Ngô Kế Sƣơng, Nguyễn Xích Liên (2004), Tinh bột sắn và các sản phẩm từ tinh bột sắn, NXB Khoa Học Kĩ Thuật. Hà Nội. 2. Báo nhân dân (2002), Ngày 10 tháng 10.

3. Phạm Văn Biên (1998), "Sắn Việt Nam trong vùng sắn châu Á hiện trạng và tiềm năng", kỷ yếu hội thảo "Kết quả nghiên cứu và khuyến nông sắn Việt Nam" Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam.

4. Đƣờng Hồng Dật (2004), Cây sắn từ cây lương thực chuyển thành cây công nghiệp, Nxb Lao động - xã hội.

5. Nguyễn Viết Hƣng (2005), Bài giảng cây sắn, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 6. Nguyễn Viết Hƣng (2006), Luận án TS Khoa học Nông nghiệp.

7. Hoàng Kim, Phạm Văn Biên (1997), Cây Sắn, Nhà xuất bản Nông nghiệp T.P. Hồ Chí Minh.

8. Hoàng Kim, Nguyễn Đăng Mãi (ed), (1999), Sắn Việt Nam: Hiện trạng, định hướng và giải pháp phát triển những năm đầu thế kỉ 21,

VNCP- IAS- CIAT-VEDAN, NXB Nông Nghiệp.

9. Hoàng Kim, Kazuo Kawano, Phạm Văn Biên, Diệp Phƣơng Điền, Trần Hồng Uy, Trần Ngọc Quyền, Võ Văn Tuấn, Trần Công Khanh và cộng tác viên (2001), “Kết quả chọn tạo và phát triển giống sắn phục vụ sản xuất nông nghiệp miền Nam” (1996-2000), Trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sách: VNCP-IAS-CIAT-VEDAN. Sắn Việt Nam: “Hiện trạng, định

hướng và giải pháp phát triển những năm đầu thế kỉ 21”.

10. Hoàng Kim, Trần Công Khanh (2005) “Kết quả chọn tạo và phát triển giống sắn KM98-5", Báo cáo tại Hội nghị nghiệm thu kết quả nghiên cứu khoa học 2001-2005”, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam với vùng trung du - miền núi phía Bắc, NXB Nông Nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

11. Phạm Thị Là (2005), “Sản xuất mì Tây Ninh, hiện trạng và tƣơng lai”, tập san khuyến nông Tây Ninh số 1 tháng 4 năm 2005.

12. Trần Ngọc Ngoạn, Trần Văn Diễn, (1992), Kết quả bước đầu nghiên cứu giống sắn thích hợp

13. Trần Ngọc Ngoạn (1995), Luận án PTS KHNN, Viện khoa học kĩ thuật Việt Nam.

14. Trần Ngọc Ngoạn (2003), Kỹ thuật canh tác sắn bền vững trên đất dốc,

NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

15. Trần Ngọc Ngoạn (2007), Giáo trình cây sắn, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 16. Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn (1990), "Các giống sắn có

năng suất cao", Báo cáo Hội nghị khoa học của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

17. Tổng cục Thống kê qua các năm http://www.gso.gov.vn

II. Tiếng Anh

18. CIAT (1990), Annual reports. Cassava Program, Report 1987 - 1988. Working Document. N091.617p.

19. CIAT (1992), International Net word for Cassava Genetic Resouces.

20. CIAT (1993), Annual Report S.Cassava program report 1993. Working Document. Nƣớc 92. 550p.

21. CIAT (2004), Sustainable cassava production in Asia.

Một phần của tài liệu so sánh một số dòng, giống sắn có triển vọng tại huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 66)