Kết quả siêu âm Doppler mô cơ tim tại vòng van hai lá trong nghiên cứu của chúng tôi có sự giảm mạnh vận tốc tối đa sóng đầu tâm tr−ơng của nhóm bệnh nhân tăng huyết áp so với nhóm chứng (7,37 ± 2,11 cm/s so với 8,34 ± 2,41 cm/s) với p < 0,001 (Bảng 3.10). Vận tốc tối đa sóng đầu tâm tr−ơng trên siêu âm Doppler mô cơ tim tại vòng van hai lá là do sự di chuyển của thành thất trái tại vị trí thăm dò trong thì đầu tâm tr−ơng (khi thất trái bắt đầu giãn ra và van hai lá ch−a mở). Khác với sóng đầu tâm tr−ơng của dòng chảy qua van hai lá là ít chiu ảnh h−ởng của áp lực thất trái và của tiền gánh nên đánh giá đ−ợc sớm và chímh xác hơn chức năng tâm tr−ơng thất trái (đặc biệt trong các tr−ờng hợp suy chức năng tâm tr−ơng thất trái thể giả bình th−ờng) [16],[21],[55].
Nghiên cứu của Rasmus Mogelvang (2009) trên 1036 bệnh nhân tăng huyết áp cho thấy có sự giảm mạnh của sóng Em ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp (5,7 ± 1,9 cm/s so với 8,4 ± 2,5 cm/s; p < 0,001) đặc biệt giảm thấp ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có kèm theo đái tháo đ−ờng (5,6 ± 2,1 cm/s; p < 0,001) hoặc kèm theo bệnh mạch vành (5,5 ± 2,0 cm/s; p < 0,001) [60].
Nghiên cứu của Harry Pavlopoulos (2008) trên 90 bệnh nhân tăng huyết áp cũng cho kết quả t−ơng tự vận tốc tối đa sóng đầu tâm tâm tr−ơng của nhóm tăng huyết áp giảm so với nhóm chứng (7,5 ± 1,6 cm/s so với 9,6 ± 2,1 cm/s; p < 0,05) đặc biệt tăng huyết áp có phì đại thất trái kèm theo (6,1 ± 1,7; p < 0,05) [38].
Nghiên cứu của Manolis Bountioukos (2006) trên 414 bệnh nhân tăng huyết áp nhận thấy trên siêu âm Doppler mô cơ tim có sự giảm vận tốc sóng tâm thu và sóng đầu tâm tr−ơng của nhóm bệnh nhân tăng huyết áp so với nhóm chứng (Sóng Sm: 9,1 ± 1,6 so với 9,5 ± 1,5; p < 0,05. Sóng Em: 10,6 ± 2,6 so với 12,6 ± 2,7; p < 0,05) [45].
Trong nghiên cứu của chúng tôi thì tỷ lệ Em/Am giảm ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp ( 0,81 ± 0,39 so với 1,08 ± 0,42; p < 0,001) do sự giảm vận tốc tối đa sóng đầu tâm tr−ơng và sự tăng vận tốc tối đa sóng cuối tâm tr−ơng. Trong nghiên cứu của Yukiko Onose và cộng sự (2007) cũng nhận thấy sự giảm tỷ lệ Em/Am của nhóm bệnh nhân tăng huyết áp so với nhóm chứng (0,9 ± 0,2 so với 1,1 ± 0,3; p < 0,05), và số bệnh nhân tăng huyết áp đ−ợc kiểm soát huyết áp tối −u có sự cải thiện về tỷ lệ này sau 6 tháng và sau 1 năm theo dõi dọc [75].
Khác với kết quả của chỉ số Tei thất trái trên siêu âm Doppler dòng chảy qua van hai lá và động mạch chủ, trong nghiên cứu của chúng tôi thì chỉ số Tei sửa đổi trên siêu âm Doppler mô cơ tim có sự khác biệt giữa hai nhóm nghiên cứu. Chỉ số Tei sửa đổi của nhóm bệnh nhân tăng huyết áp tăng cao rõ rệt so với nhóm chứng (0,53 ± 0,19 so với 0,37 ± 0,09; p < 0,05). Chỉ số Tei là thông số đánh giá cả chức
năng tâm thu, chức năng tâm tr−ơng và là chỉ số có giá trị tiên l−ợng ở những bệnh nhân tim mạch [15],[16],[21]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hoài (2010) trên 186 bệnh nhân nhồi máu cơ tim tr−ớc và sau can thiệp động mạch vành có theo dõi dọc sau 6 tháng cho thấy: chỉ số Tei không chỉ có mối t−ơng quan tuyến tính chặt chẽ với các thông số chức năng tâm thu thất trái, mà còn phản ánh phản ánh trung thành mức độ rối loạn chức năng tâm tr−ơng thất trái. Chỉ số Tei còn có t−ơng quan chặt chẽ với các thông số chức năng tim đo bằng ph−ơng pháp thông tim huyết động [6].