Trong 66 bệnh nhân tăng huyết áp thì chỉ số E/Em tăng dần theo độ tăng huyết áp. ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp độ I chỉ số E/Em trung bình là 8,35 ± 2,90. ở
nhóm bệnh nhân tăng huyết áp độ II là 9,73 ± 3,07, còn ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp độ III thì chỉ số E/Em trung bình là 10,63 ± 4,42. Sự khác biệt của chỉ số E/Em giữa nhóm tăng huyết áp ở các mức độ so với nhóm chứng đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Đặc biệt chỉ số E/Em ở nhóm tăng huyết áp độ I thấp cao hơn so với nhóm tăng huyết áp độ II và nhóm tăng huyết áp độ III có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (Biểu đồ 3.8). Giữa nhóm tăng huyết áp độ II và tăng huyết áp độ III thì không có sự khác biệt về chỉ số E/Em và đây cũng là điều mà theo phân loại tăng huyết áp của JNC VII (2003) đã áp dụng (vì ở những bệnh nhân tăng huyết áp độ II và độ II theo JNC VI thì nguy cơ đối với tim mạch cao hơn và cần đ−ợc kiểm soát huyết áp tích cực hơn so với tăng huyết áp độ I).
Nghiên cứu của Rasmus Mogelvang và các cộng sự (2009) trên 1036 bệnh nhân tăng huyết áp chia phân độ tăng huyết áp theo JNC VII (2003) cho thấy chỉ số E/Em ở nhóm tăng huyết áp độ II (13,6 ± 0,3) tăng cao hơn so với nhóm tăng huyết áp độ I (12,4 ± 0,2) và nhóm tiền tăng huyết áp (9,7 ± 0,2). Sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 [60].
P < 0,05
Biểu đồ 4.2. So sánh chỉ số E/Em theo độ THA trong nghiên cứu củaRasmus Mogelvang (2009)
Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ số E/Em ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có t−ơng quan tuyến tính thuận với trị số huyết áp tâm thu (r = 0,46; p < 0,05) (Bảng 3.18 và Biểu đồ 3.9). Nghiên cứu của Harry Pavlopoulos (2008) trên 90 tr−ờng hợp tăng huyết áp cũng cho kết quả t−ơng tự với chỉ số E/Em tăng cao theo trị số huyết áp và có t−ơng quan tuyến tính rất chặt chẽ (HATT: r = 0,48; p < 0,05. HATB: r= 0,33; p < 0,05) [38].
Thời gian mắc bệnh tăng huyết áp càng dài thì chỉ số E/Em càng tăng cao. ở
nhóm bệnh nhân tăng huyết có tiền sử mắc bệnh d−ới 1 năm thì chỉ số E/Em thấp nhất (8,68 ± 2,02). ở nhóm bệnh nhân tăng huyết mắc bệnh trên 10 năm thì chỉ số E/Em là cao nhất (11,21 ± 3,02) và tăng cao hơn các nhóm bị bệnh d−ới 10 năm với p < 0,05. Tuy nhiên ở nhóm mắc bệnh từ 1 – 5 năm lại có chỉ số E/Em cao hơn ở nhóm bị bệnh từ 5 – 10 năm. Có sự khác biệt này là do trong nhóm có tiền sử mắc bệnh từ 1 – 5 năm thì số bệnh nhân tăng huyết áp độ III chiếm tỷ lệ cao (4/34 bệnh nhân chiếm 14,76%) và số bệnh nhân có suy chức năng tâm tr−ơng cũng chiếm tỷ lệ cao hơn (21/34 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 61,76%). Theo Nguyễn Thị Bạch Yến (2004) nghiên cứu trên 70 bệnh nhân tăng huyết áp thì chỉ số E/Em có t−ơng quan tuyến tính thuận với độ tăng huyết áp và thời gian mắc bệnh [21].
Liên quan giữa chỉ số E/Em với độ suy tim theo NYHA thì chỉ số này tăng dần theo mức độ suy tim. Có sự tăng rõ rệt của chỉ số E/Em của nhóm bệnh nhân suy tim NYHA II so với nhóm NYHA I và so với cả nhóm chứng với p < 0,05. ở nhóm bệnh nhân suy tim với độ NYHA III thì số bệnh nhân thấp (chiếm 6,1%) tuy nhiên chỉ số E/Em trung bình ở 4 bệnh nhân này là 14,22 ± 2,08 (Biểu đồ 3.11). Chỉ số E/Em của nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có t−ơng quan tuyến tính thuận với mức độ suy tim theo NYHA (r = 0,57; p < 0,01) (Biểu đồ 3.12). Nghiên cứu của Fouad FM và cộng sự (2010) trên 106 bệnh nhân tăng huyết áp cho thấy chỉ số E/Em chỉ tăng rõ rệt có ý nghĩa thống kê ở độ suy tim NYHA III và NYHA VI. Kết quả nghiên cứu này cho thấy chỉ số E/Em không t−ơng quan tuyến tính với mức độ suy tim theo NYHA (nh−ng có t−ơng quan với phân số tống máu thất trái và phân suất co ngắn sợi cơ thất trái). Tác giả cho rằng ở những bệnh nhân tăng huyết áp có triệu chứng suy tim khi gắng sức (NYHA II) thì hầu hết nằm trong nhóm suy chức năng tâm tr−ơng thể Pseudonormal (“giả bình th−ờng”) và đây là lý do để vận tốc sóng E giảm có ảnh h−ởng đến chỉ số E/Em [37].