Tình hình nghiên cứu chỉ số E/Em

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của chỉ số E-Em trong đánh giá chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp (Trang 46)

Trên thế giới cũng nh− trong n−ớc đã có nhiều nghiên cứu về chỉ số E/Em đánh giá chức năng tâm tr−ơng thất trái ứng dụng trong chẩn đoán cũng nh− trong tiên l−ợng đối với các bệnh lý tim mạch.

Theo nghiên cứu của Harry Pavlopoulos (2008) trên 90 bệnh nhân tăng huyết áp đã nhận thấy thông số E/Em tăng cao ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp đặc biệt ở nhóm bệnh nhân có phì đại tâm thất trái. Cũng theo Harry Pavlopoulos thì chỉ số E/Em tăng có t−ơng quan tuyến tính thuận với bề dày thành thất, chỉ số khối l−ợng cơ thất trái, chỉ số huyết áp tâm thu, tuổi [38].

Rasmus Mogelvang (2009) trên 1036 bệnh nhân tăng huyết áp cho thấy có sự biến đổi của chỉ số E/Em của nhóm bệnh tăng cao so với nhóm chứng [60].

Manolis Bountioukos và cộng sự (2006) nghiên cứu trên 414 bệnh nhân tăng huyết áp nhận thấy chỉ số E/Em tăng cao ở nhóm tăng huyết áp so với nhóm chứng (7,9 ± 2,0 so với 6,6 ± 1,7). Chỉ số này t−ơng quan tuyến tính chặt chẽ với chỉ số

khối l−ợng cơ thất trái và thời gian giãn đồng thể tích [45].

Nguyễn Thị Bạch Yến (2004) nghiên cứu biến đổi của siêu âm Doppler màu TM và Doppler mô cơ tim trong đánh giá chức năng tâm tr−ơng ở bệnh nhân tăng huyết áp. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số E/Em tăng cao có ý nghĩa ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp (7,60 ± 3,55) đặc biệt ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có phì đại thất trái (8,73 ± 4,16). [21].

Trần Minh Thảo (2005) đã có những b−ớc đầu nghiên cứu chức năng thất trái bằng siêu âm Doppler mô cơ tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp sau can thiệp động mạch vành [15].

Lê Xuân Thận (2009) nghiên cứu vai trò tiên l−ợng sớm của chỉ số E/Em trên siêu âm Doppler mô cơ tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp cho thấy mối t−ơng quan giữa chỉ số E/Em với một số chỉ số đáng giá chức năng tâm tr−ơng khác. Chỉ số E/Em là một trong những yếu tố tiên l−ợng độc lập tỷ lệ tử vong sau nhồi máu cơ tim cấp [16].

Ch−ơng 2

đối t−ợng vμ ph−ơng pháp nghiên cứu

2.1. Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu đ−ợc tiến hành tại Viện Tim mạch quốc gia Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai - ph−ờng Ph−ơng mai - quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của chỉ số E-Em trong đánh giá chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp (Trang 46)