Phân loại BTHH thực tiễn

Một phần của tài liệu Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn trong dạy học học phần hóa học hữu cơ lớp 12 ở trường Trung học phổ thông (Trang 26)

1.3.3.1. Cơ sở phân loại BTHH nĩi chung [30]

Quá trình dạy học hĩa học gồm 3 cơng đoạn là dạy học bài mới; ơn tập, hệ thống hố kiến thức và luyện tập; kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học.

a) Ở cơng đoạn dạy học bài mới ta nên phân loại BTHH theo nội dung để phục vụ cho việc dạy học và củng cố bài mới. Tên của mỗi loại cĩ thể nhƣ tên các chƣơng trong sách giáo khoa.

Ví dụ ở lớp 12 phần Hĩa học hữu cơ ta cĩ: - Bài tập về Este-Lipit

- Bài tập về cacbohiđrat

- Bài tập về amin, aminoaxit, protein - Bài tập về polime và vật liệu polime

Mỗi loại ta cần cĩ một hệ thống bài tập bảo đảm các yêu cầu sau: - Phủ kín kiến thức của chƣơng hay của một vấn đề

- Số lƣợng cần đủ để hình thành các kĩ năng cần thiết - Mở rộng và đào sâu thêm kiến thức của chƣơng

- Cĩ một số bài tập hay để phát triển năng lực tƣ duy, rèn trí thơng minh cho HS.

Muốn cĩ một hệ thống bài tập nhƣ trên (ví dụ khoảng 20 bài) cần tuyển chọn từ hàng 100 bài tập hiện cĩ về loại đĩ.

b) Ở cơng đoạn ơn tập, hệ thống hố kiến thức và kiểm tra - đánh giá do mang tính chất tổng hợp, cĩ sự phối hợp giữa các chƣơng ta nên phân loại dựa trên các cơ sở sau:

- Dựa vào hình thức, BTHH cĩ thể chia thành: Bài tập TNTL (tự trả lời) bao gồm các dạng trả lời bằng một từ, bằng một câu ngắn, trả lời cả bài

19

(theo cấu trúc hoặc tự do), giải bài tập; bài tập TNKQ bao gồm các dạng câu hỏi cĩ/khơng, đúng/sai, nhiều lựa chọn, phức hợp, ghép đơi.

+ Bài tập TNTL là dạng bài tập yêu cầu HS phải kết hợp cả kiến thức hố học, ngơn ngữ hố học và cơng cụ tốn học để trình bày nội dung của bài tốn hố học.

+ Bài tập TNKQ là loại bài tập hay câu hỏi cĩ kèm theo câu trả lời sẵn và yêu cầu HS suy nghĩ rồi dùng 1 ký hiệu đơn giản đã quy ƣớc để trả lời.

- Dựa vào tính chất hoạt động của HS khi giải bài tập cĩ thể chia thành bài tập lí thuyết (khi giải khơng phải làm thí nghiệm) và bài tập thực nghiệm (khi giải phải làm thí nghiệm).

- Dựa vào chức năng của bài tập cĩ thể chia thành bài tập địi hỏi sự tái hiện kiến thức (biết, hiểu, vận dụng), bài tập rèn tƣ duy độc lập, sáng tạo (phân tích, tổng hợp, đánh giá).

- Dựa vào tính chất của bài tập cĩ thể chia thành bài tập định tính và định lƣợng.

- Dựa vào kiểu hay dạng bài tập cĩ thể chia thành: + Bài tập xác định cơng thức phân tử của hợp chất + Bài tập xác định thành phần % của hỗn hợp + Bài tập nhận biết các chất

+ Bài tập tách các chất ra khỏi hỗn hợp + Bài tập điều chế các chất

+ Bài tập bằng hình vẽ v.v…

- Dựa vào khối lƣợng kiến thức cĩ thể chia thành bài tập đơn giản hay phức tạp (hoặc cơ bản hay tổng hợp).

- Dựa vào nội dung cĩ thể chia thành: Bài tập cĩ nội dung thuần tuý hố học, bài tập cĩ nội dung gắn với thực tiễn (bài tập thực tiễn).

20

Trên thực tế dạy học, sự phân loại trên chỉ là tƣơng đối. Cĩ những bài vừa cĩ nội dung thuộc bài tập định tính lại vừa cĩ nội dung thuộc bài tập định lƣợng; hoặc trong một bài cĩ thể cĩ phần TNKQ cùng với giải thích, viết phƣơng trình hĩa hoc…

1.3.3.2. Phân loại BTHH thực tiễn

BTHH thực tiễn cũng đƣợc phân loại tƣơng tự cách phân loại BTHH nĩi chung.

 Dựa vào hình thái hoạt động của HS khi giải bài tập, cĩ thể chia thành: Bài tập lý thuyết, bài tập thực nghiệm.

 Dựa vào tính chất của bài tập, cĩ thể chia thành:

 Bài tập định tính: Bao gồm các bài tập về giải thích các hiện tƣợng, các tình huống nảy sinh trong thực tiễn; lựa chọn hố chất cần dùng cho phù hợp với tình huống thực tiễn, nhận biết, tinh chế, đề ra phƣơng hƣớng để cải tạo thực tiễn…

Ví dụ 1: Khi nấu canh cá ta thƣờng cho thêm các quả chua nhƣ khế chua, dọc, sấu, me… Hãy giải thích ?

Ví dụ 2: Dùng hai đũa thuỷ tinh, đũa thứ nhất đƣợc nhúng vào dung dịch HCl đặc, đũa thứ hai nhúng vào dung dịch etylamin. Lấy hai đũa ra khỏi dung dịch và đƣa lại gần nhau sẽ thấy “khĩi trắng” nhƣ sƣơng mù bay lên. Giải thích hiện tƣợng và viết phƣơng trình hĩa học của phản ứng.

 Bài tập định lƣợng: Bao gồm dạng bài tập về tính lƣợng hố chất cần dùng, pha chế dung dịch…

Ví dụ: Một loại mỡ chứa 50% olein (tức glixeryl trioleat), 30% panmitin (tức glixeryl tripamitat) và 20% stearin (tức glixeryl tristearat). Viết phƣ- ơng trình hĩa học của phản ứng điều chế xà phịng natri từ loại mỡ nêu trên. Tính khối lƣợng xà phịng và khối lƣợng glixerol thu đƣợc từ 100 kg loại mỡ đĩ, giả sử phản ứng xảy ra hồn tồn.

21

 Bài tập tổng hợp: Bao gồm cả kiến thức định tính lẫn định lƣợng. Ví dụ: Trong quá trình chế biến nƣớc mía để thu lấy đƣờng kết tinh (chỉ chứa 2% tạp chất) và rỉ đƣờng (chứa 25% đƣờng nguyên chất) ngƣời ta phải dùng vơi sống với lƣợng 2,8 kg vơi sống để đƣợc 100 kg đƣờng kết tinh. Rỉ đƣờng đƣợc lên men thành ancol etylic với hiệu suất.

a) Vai trị của vơi là gì?

b) Tính lƣợng đƣờng kết tinh và lƣợng ancol etylic thu đƣợc từ 260 lít nƣớc mía cĩ nồng độ đƣờng 7,5% và khối lƣợng riêng 1,103 g/ml. Biết rằng chỉ 70% đƣờng thu đợc ở dạng kết tinh, phần cịn lại nằm trong rỉ đ- ƣờng.

c) Tính lƣợng vơi sống cần để xử lý lƣợng nƣớc mía trên.

 Dựa vào lĩnh vực thực tiễn đƣợc gắn với nội dung bài tập, cĩ thể chia thành:

 Bài tập hố học cĩ nội dung liên quan đến sản xuất cơng nghiệp và nơng nghiệp

Ví dụ: Trong khu cơng nghiệp lọc hĩa dầu tƣơng lai, dự kiến cĩ cả nhà máy sản xuất PVC.

a) Hãy đề nghị hai sơ đồ phản ứng làm cơ sở cho việc sản xuất vinylclorua từ sản phẩm crackinh dầu mỏ và NaCl.

b) Hãy phân tích các ƣu nhƣợc điểm của mỗi sơ đồ, nêu cách khắc phục và lựa chọn sơ đồ cĩ lợi hơn.

 Bài tập về các vấn đề trong đời sống, học tập : Bao gồm các dạng bài tập về:

*Giải quyết các tình huống cĩ vấn đề trong quá trình làm thực hành, thí nghiệm nhƣ: Sử dụng dụng cụ thí nghiệm, sử dụng hố chất hợp lí, xử lí tai nạn xảy ra, phịng chống độc hại, ơ nhiễm trong khi làm thí nghiệm…

22

Ví dụ : Trong phịng thí nghiệm khi muốn rửa lọ đựng anilin ngƣời ta thƣờng rửa bằng gì? Hãy giải thích?

* Các mẹo vặt trong việc sử dụng, chế biến thức ăn hay trong việc sử dụng và bảo quản đồ gia dụng

Ví dụ 1: Vì sao xà phịng bị giảm tác dụng giặt rửa trong nớc cứng cịn bột giặt tổng hợp thì khơng?

Ví dụ 2: Để khử mùi tanh của cá, sau khi rửa sạch bằng nƣớc ngƣời ta thƣờng rửa lại bằng giấm? Vì sao?

 Bài tập cĩ liên quan đến mơi trƣờng và vấn đề bảo vệ mơi trƣờng Ví dụ: Hiện nay, túi PE đƣợc dùng làm túi an tồn để đựng thực phẩm. Tuy nhiên, nếu kéo dài tình trạng sử dụng túi PE sẽ dẫn đến hậu quả gì? Cần cĩ giải pháp nào để thay thế PE?Mỗi lĩnh vực thực tiễn trên lại bao gồm tất cả các loại bài tập định tính, định lƣợng, tổng hợp; bài tập lí thuyết, bài tập thực hành.

 Bài tập hố học cĩ nội dung liên quan đến sự phát triển kinh tế, du lịch , quốc phịng

 Dựa vào mức độ nhận thức của HS. Căn cứ vào chất lƣợng của quá trình lĩnh hội và kết quả học tập, GS. Nguyễn Ngọc Quang đã đƣa ra 4 trình độ lĩnh hội (4 mức độ) nhƣ sau:

 Mức 1: Chỉ yêu cầu HS tái hiện kiến thức để trả lời câu hỏi lí thuyết.

Ví dụ: Để tráng bên trong ruột phích, ngƣời ta dùng phản ứng của glucozơ với AgNO3 trong dung dịch NH3.

a) Viết phƣơng trình hĩa học của phản ứng xảy ra.

b) Vì sao ngƣời ta khơng dùng fomalin để tráng ruột phích?.

 Mức 2: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức để giải thích đƣợc các sự kiện, hiện tƣợng của câu hỏi lí thuyết.

23 Ví dụ:

1) Trong khẩu phần ăn, tinh bột cĩ vai trị nhƣ thế nào?

2) Vì sao xà phịng bị giảm tác dụng giặt rửa trong nƣớc cứng cịn bột giặt tổng hợp thì khơng?

 Mức 3: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức hố học để giải thích những tình huống xảy ra trong thực tiễn.

Ví dụ:

1) Dân gian cĩ câu: “Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa”. Vì sao nhai kĩ no lâu?

2) Melamin là chất gì? Tại sao nĩ lại cĩ ở trong sữa của Trung Quốc mà báo chí đã nĩi đến ?

 Mức 4: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức, kĩ năng hố học để giải quyết những tình huống thực tiễn hoặc để thực hiện một cơng trình nghiên cứu khoa học nhỏ, đơn giản, đề ra kế hoạch hành động cụ thể, viết báo cáo.

Ví dụ: Điesel sinh học là một loại nhiên liệu cĩ tính chất tƣơng đƣơng với nhiên liệu dầu điesel nhƣng khơng phải sản xuất từ dầu mỏ mà từ dầu thực vật (cây cải dầu, cây đậu nành, cây hƣớng dƣơng, dầu dừa, dầu hạt cau) hay mỡ động vật (cá da trơn). Nhìn theo phƣơng diện hố học thì điesel sinh học là metyl este của những axit béo. Để sản xuất điesel sinh học ngƣời ta pha khoảng 10% metanol vào dầu thực vật (mỡ động vật) và dùng nhiều chất xúc tác khác nhau (KOH, NaOH, ancolat). Phản ứng tiến hành ở áp suất thƣờng, nhiệt độ 600C. Hãy viết phản ứng hố học xảy ra trong quá trình sản xuất điesel sinh học. Phân tích ƣu, nhƣợc điểm của việc sản xuất loại nhiên liệu này.

Từng mức độ trên cĩ thể đƣợc chia làm nhiều mức độ nhỏ hơn nữa để phù hợp với trình độ của HS đồng thời cũng thể hiện sự phân hố HS trong cùng một bài, trong hệ thống BTHH thực tiễn.

24

nhiều BTHH thực tiễn lại là tổng hợp của rất nhiều loại bài.

Một phần của tài liệu Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn trong dạy học học phần hóa học hữu cơ lớp 12 ở trường Trung học phổ thông (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)