Đối với Nhà nước và các tổ chức tài chính

Một phần của tài liệu tăng cường hiệu lực quản trị tài chính xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu masime (Trang 62 - 64)

XUẤT NHẬP KHẨU MASIME

3.4.1.Đối với Nhà nước và các tổ chức tài chính

3.4.1.1. Đổi mới chính sách hỗ trợ tín dụng

Trước những hạn chế của chính sách này Nhà nước cần phải có những đổi mới để phù hợp với tình hình thực tế. Khi tiến hành đổi mới chính sách tài chính - tín dụng hỗ trợ xuất khẩu cần phải đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản, bao gồm: tuân thủ các nguyên tắc quốc tế mà Việt Nam đã và đang cam kết thực hiện trong tiến trình gia nhập WTO; có sự kết hợp hài hoà giữa các chuẩn mực quốc tế với lợi ích của quốc gia để hỗ trợ doanh nghiệp; đảm bảo giảm tối đa gánh nặng của ngân sách Nhà nước; phù hợp với chủ trương chung của Chính phủ về cải cách hành chính.

Từ những quan điểm đó, một số đề xuất đổi mới chính sách tài chính tín dụng hỗ trợ xuất khẩu thông qua hệ thống Quỹ hỗ trợ phát triển:

- Thứ nhất là đa dạng hoá hình thức hỗ trợ. Các hình thức hỗ trợ có thể bao gồm: tiếp tục mở rộng hoạt động cho vay đối với người bán với những phương thức cho vay linh hoạt hơn, hình thức cho vay đa dạng hơn; nghiên cứu bổ sung hoạt động cho vay đối với người mua (cho vay nhà nhập khẩu) để hỗ trợ việc bán hàng của doanh nghiệp trong nước.

Hình thức này có ưu điểm là sẽ cho phép nhà xuất khẩu nhận được thanh toán ngay mà không bị rủi ro trong thanh toán với bên nhập khẩu. Tuy nhiên, khi thực hiện hoạt động cho vay với bên nhập khẩu cần có sự đảm bảo về khả năng thanh toán của bên nhập khẩu (thông qua các cam kết bảo lãnh của Chính phủ bên nhập khẩu).

Tiếp đến là tiếp tục áp dụng các hình thức bảo lãnh dự thầu vào bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, cần có sự khuyến khích hơn nữa trong thủ tục bảo lãnh cũng như phí bảo lãnh để có thể thu hút nhiều đối tượng sử dụng hình thức này.

- Thứ hai là chủ động áp dụng các thông lệ quốc tế trong lĩnh vực tín dụng xuất khẩu để tránh vi phạm các nguyên tắc cơ bản của WTO. Hiện nay, hoạt động cung cấp dịch vụ tín dụng xuất khẩu chịu sự điều chỉnh của 2 hiệp định quốc tế, bao gồm Hiệp định của OECD về tín dụng xuất khẩu chính thức và Hiệp định của WTO về trợ cấp và

các biện pháp đối kháng (SCM).

- Thứ ba là ổn định danh mục mặt hàng thuộc đối tượng được hưởng chính sách. Việc xác định danh mục theo thời hạn từng năm đã ảnh hưởng đến việc cân đối nguồn vốn để phục vụ cho kế hoạch sản xuất và xuất khẩu dài hơi của doanh nghiệp. Hơn nữa, thực tế cho thấy việc ban hành danh mục thường chậm hơn so với yêu cầu hàng năm, chính vì vậy đã tạo nên sự bất ổn về tâm lý đối với người vay vốn tại quỹ hỗ trợ phát triển. Tất nhiên, do tiềm lực của Nhà nước còn hạn chế, Chính phủ chỉ tập trung hỗ trợ đối với những mặt hàng thật sự cần thiết phù hợp với chiến lược, kế hoạch xuất khẩu của Việt Nam.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ chiến lược, kế hoạch đó, Chính phủ cần có nghiên cứu để kéo dài thời gian ổn định danh mục mặt hàng, có thể trong khoảng 3-5 năm để đảm bảo tính ổn định của chính sách.

- Thứ tư liên quan đến chính sách phải được thiết kế theo hướng bình đẳng đối với tất cả các thành phần kinh tế, không phân biệt trong nước và ngoài nước. Bởi vì theo quy định hiện nay, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam không được tiếp cận với tín dụng hỗ trợ xuất khẩu qua Quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Điều này sẽ tạo ra sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.

3.4.1.2. Đổi mới hệ thống hỗ trợ xuất khẩu

- Tiếp tục duy trì chủ trương dành ưu tiên cao cho xuất khẩu để tăng kinh ngạch xuất khẩu nhằm thúc đẩy tăng trưởng GDP, phát triển sản xuất thu hút lao động.

- Gắn kết thị trường trong nước với thị trường ngoài nước. Chú trọng thị trường trong nước đồng thời quan tâm đến mở rộng thị trường xuất khẩu. Gắn thị trường xuất khẩu với thị trường nhập khẩu, thông qua đó giảm nhập siêu ở các thị trường hiện có mức nhập siêu lớn nhằm giảm nhập siêu của cả nước.

- Nhà nước cần có chính sách bảo hộ bằng hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Nhà nước cần sử dụng công cụ thuế như một công cụ khuyến khích xuất khẩu. Hiện nay thuế xuất khẩu đối với đa số các mặt hàng đã được áp dụng ở mức thuế suất ưu đãi 0%, đây là bước tiến bộ lớn thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên thủ tục nộp thuế còn phức tạp và thời gian lâu dài. ÁP dụng mức thuế suát VAT 0% và hoàn thuế nhập khẩu nguyên liệu đầu vào đối với tất cả các đối tượng hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu

tại chỗ.

Một phần của tài liệu tăng cường hiệu lực quản trị tài chính xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu masime (Trang 62 - 64)