Thực trạng các nguồn tài trợ xuất khẩu của công ty

Một phần của tài liệu tăng cường hiệu lực quản trị tài chính xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu masime (Trang 41 - 47)

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU

2.2.2.Thực trạng các nguồn tài trợ xuất khẩu của công ty

2.2.2.1. Tổng quan thực trạng các nguồn tài trợ xuất khẩu tại Việt Nam và các nguồn tài trợ xuất khẩu áp dụng tại công ty

Các tổ chức thực hiện tài trợ xuất khẩu tại Việt Nam đó là các ngân hàng, chủ yếu là các ngân hàng nội địa. Các công ty nội địa ở hầu hết các nước đều phải dựa vào các ngân hàng nội địa như là nguồn tài trợ chính của họ. Những nguyên nhân của hiện tượng đó là: các ngân hàng nội địa có một mạng lưới chi nhánh để huy động hiệu quả nhất các khoản tiền gửi lẻ, thường là những nguồn tạo quỹ cho vay với chi phí rẻ nhất, nhân viên ngân hàng nội địa là những người có khả năng phân tích tốt nhất và hiểu rõ nhất về những công ty nội địa và các điều kiện của thị trường mà họ đang hoạt động và các ngân hàng địa phương cung cấp đầy đủ nhất các dịch vụ đáp ứng nhu cầu như thư tín dụng, tài khoản hiện hành và ngoại hối.

Các công ty Việt Nam thường nói rằng việc vay vốn từ ngân hàng rất khó khăn. Dường như lý do chủ yếu là nhiều công ty không thể có những bất động sản thế chấp mà ngân hàng yêu cầu.

Các hình thức tài trợ trước khi giao hàng chủ yếu được các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam áp dụng như: ngân hàng cho vay xuất khẩu, cho vay theo hạn mức và tín dụng thấu chi, ngân hàng ứng trước tiền hàng hoặc người nhập khẩu trả trước một phần tiền hàng, doanh nghiệp xuất khẩu mua chịu và mua trả góp… Đối với các hình thức tài trợ sau khi giao hàng chủ yếu là: chiết khấu chứng từ, ứng trước các khoản phải thu… Hiện nay đã xuất hiện loại hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, là một cơ hội mới cho các doanh nghiệp có nhu cầu tăng vốn đầu tư cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, chính phủ luôn tạo điều kiện tốt nhất để khuyến khích xuất khẩu thông qua việc ban hành nghị định về tín dụng xuất khẩu, thành lập ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam – Eximbank chuyên cung cấp các loại hình tín dụng ngân hàng cho xuất nhập khẩu…Tuy nhiên để tiếp cận với tín dụng xuất khẩu của Nhà nước là rất khó khăn. Loại hình tín dụng xuất khẩu của Nhà nước này đã bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục.

Đối với công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu Masimex, các loại hình tài trợ xuất khẩu được áp dụng cho đến nay đó là: vay vốn ngân hàng (ngắn hạn và trung hạn) theo từng hợp đồng hoặc vay ứng trước từ ngân hàng; người mua ứng trước tiền hàng; mua chịu, trả góp, trả chậm người bán trong nước,chiết khấu bộ chứng từ, trong đó chủ yếu là vay vốn ngân hàng để thực hiện hợp đồng. Tổ chức tài chính tài trợ chủ yếu cho công ty là ngân hàng. Công ty có quan hệ với các ngân hàng quen thuộc, đó là: ngân

hàng ngoại thương, ngân hàng xuất nhập khẩu và ngân hàng phát triển nông nghiệp và nông thôn. Đối với người bán trong nước, công ty được hưởng chính sách tín dụng, thanh toán trả sau. Như vậy, trong thời gian chưa đến hạn trả, công ty hoàn toàn có thể sử dụng số tiền thanh toán này vào hoạt động kinh doanh khác, hoặc cũng nhiều trường hợp, đối với người cung cấp quen, công ty thanh toán 1 lần sau khi nhận được tiền hàng từ nhập khẩu. Trường hợp người nhập khẩu trả tiền trước ít xảy ra. Thông thường, nếu muốn người nhập khẩu trả tiền trước để thực hiện các hợp đồng có giá trị lớn, công ty yêu cầu người nhập khẩu hỗ trợ bằng cách trả trước 30% giá trị hợp đồng và 70% còn lại thanh toán ngay khi nhận hàng. Nhưng việc thanh toán chuyển tiền này chỉ thực hiện với khách nước ngoài có uy tín và là bạn hàng lâu năm với công ty. Còn lại công ty đều yêu cầu thanh toán qua L/C để đảm bảo khả năng thanh toán của khách hàng.

2.2.2.2. Tín dụng ngân hàng

Năm 2005, công ty chính thức chuyển đổi sang công ty cổ phần, vì vậy việc thực hiện huy động nguồn vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu còn hạn chế. Nguồn tài trợ chủ yếu của công ty là vay từ ngân hàng. Công ty có quan hệ vay vốn với các ngân hàng như eximbank, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng ngoại thương. Việc vay vốn ngân hàng để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu được thực hiện dưới hai hình thức là vay ngắn hạn ngoại tệ và vay ngắn hạn nội tệ. Đối với khoản vay ngoại tệ, công ty sử dụng đồng USD và chưa đa dạng việc sử dụng các loại ngoại tệ khác. Điều này sẽ dẫn đến việc công ty sẽ phải chịu rủi ro lớn khi đồng USD biến động bất lợi. Một điểm đáng lưu ý khác là công ty vay chủ yếu bằng đồng nội tệ. Hiện nay, các công ty xuất nhập khẩu có xu hướng là vay bằng đồng ngoại tệ dung thanh toán hợp đồng xuất khẩu, sau đó sẽ bán ngay để chuyển sang đồng nội tệ và dùng thực hiện hợp đồng. Như thế sẽ tránh được rủi ro tỷ giá khi trả gốc và lãi tiền vay. Đây cũng là một giải pháp phòng ngừa rủi ro và giảm chi phí lãi vay mà công ty nên thực hiện.

Năm

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Vay ngắn hạn VNĐ VNĐ 270.000.460 807.394.102 1.928.576.204 Vay NH Eximbank 100.896.524 395.235.661 740.150.309

Vay NH Nông nghiệp 119.000.313 210.047.330 625.100.000 Vay NH Ngoại thương 50.103.623 202.111.111 563.325.895

Vay ngắn hạn ngoại tệ VNĐ 100.065.000 262.814.591 288.896.983 Vay NH Eximbank 52.043.418 50.362.128 110.364.159 Vay NH Nông Nghiệp 18.021.582 82.030.477 136.498.287 Vay NH Ngoại thương 30.000.000 130.421.986 42.034.537

Tổng nguồn vốn vay

ngân hàng VNĐ 370.065.460 1.070.208.693 2.217.473.187

(Nguồn cung cấp: Văn phòng công ty) Bảng 2.10: Tình hình vay ngân hàng cho xuất khẩu của công ty

Trong 3 năm vừa qua, số tiền vay ngân hàng ngày càng tăng. Do sử dụng nguồn vốn tài trợ từ ngân hàng nên phát sinh khoản chi phí lãi vay lớn. Chi phí lãi vay phụ thuộc vào giá trị hợp đồng. Hàng xuất khẩu có giá trị lớn, nhu cầu tiền mặt mua hàng trong nước để xuất khẩu của công ty sẽ lớn và số tiền vay ngân hàng càng lớn. Mặc dù chi phí lãi vay cho xuất khẩu không đáng kể trong tổng chi phí lãi vay chung nhưng chi phí lãi vay tăng sẽ làm tăng các khoản chi cho xuất khẩu nói chung và do đó lợi nhuận thu được từ hoạt động xuất khẩu sẽ giảm. Bên cạnh đó để có đủ điều kiện vay ngân hàng, công ty phải thực hiện một khoản ký quỹ tại ngân hàng là 15%.

Năm

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Chi phí lãi vay xuất khẩu VNĐ 17.338.877 52.534.052 89.064.859

Chi phí lãi vay VNĐ 811.745.173 1.601.647.926 3.003.873.815

(Nguồn cung cấp: Văn phòng công ty) Bảng 2.11: Tình hình chi phí lãi vay và chi phí lãi vay xuất khẩu của công ty

Như vậy, khi công ty mở rộng xuất khẩu, để đảm bảo khả năng thực hiện hợp đồng, công ty phải vay một lượng tiền lớn từ ngân hàng, chi phí lãi vay do đó cũng tăng lên. Vấn đề đặt ra là công ty cần tìm một hình thức tài trợ nguồn tài chính cho xuất khẩu khác để giảm tối đa chi phí lãi vay.

Hình thức tài trợ ngân hàng được công ty sử dụng với 2 phương thức: vay theo từng thương vụ và ngân hàng ứng trước tiền hàng. Đối với hình thức tài trợ ứng trước, công ty không phải có tài sản bảo đảm mà được vay theo tín chấp. Đây là hình thức tài

trợ công ty áp dụng chủ yếu vì nguồn vốn dành cho xuất khẩu của công ty không đáng kể, trong khi hoạt động xuất khẩu luôn được mở rộng. Còn đối với hình thức tài trợ theo từng thương vụ, đó là khi các hợp đồng xuất khẩu có giá trị lớn. Để có thể được tài trợ theo từng thương vụ, công ty phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm các chứng từ: hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp (quyết định thành lập, giấy phép kinh doanh, điều lệ…); hồ sơ tài chính của doanh nghiệp (báo cáo tài chính, hợp đồng tín dụng hạn mức, hợp đồng kinh tế khung…); đơn xin vay kèm theo phương án kinh doanh và các hợp đồng có liên quan; các tài liệu liên quan đến việc cho phép xuất khẩu theo luật pháp Việt Nam hiện hành: hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng ủy thác… Trong đó, phương án kinh doanh phải thể hiện được tính khả thi và hiệu quả của hoạt động xuất khẩu. Nội dung của phương án kinh doanh phải thể hiện được công ty cần tài trợ bao nhiêu, công ty dùng tiền vào những hoạt động nào và quan trọng nhất là hợp đồng này mang lại bao nhiêu lợi nhuận, ngân hàng sẽ được hưởng lợi như thế nào. Dựa trên hồ sơ vay vốn của công ty, ngân hàng sẽ xem xét và quyết định tài trợ bao nhiêu, tính lãi suất như thế nào với công ty. Nói chung, mối quan hệ vay vốn của công ty với ngân hàng tương đối thường xuyên, công ty cũng có uy tín trong việc vay trả với ngân hàng. Vì thế đây là hai hình thức tài trợ chủ yếu mà ngân hàng áp dụng với Masimex.

2.2.2.3. Tín dụng thương mại từ người cung cấp trong nước

Hoạt động xuất khẩu trong công ty được diễn ra theo quy trình từ khi đối tác nước ngoài đặt hợp đồng, công ty mua hàng của người bán trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Công ty chủ yếu sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng nên việc mua chịu của người bán trong nước không đáng kể. Nguyên nhân dẫn đến khoản mua chịu này là do công ty được hưởng chính sách trả sau và trả chậm cho người bán. Tiền mua hàng được đưa vào bảng cân đối kế toán với tên gọi khoản phải trả. Khoản phải trả này thể hiện tổng số tiền mà doanh nghiệp nợ các nhà cung cấp. Mặc dù công ty ít sử dụng hình thức này nhưng đây cũng là một khoản tài trợ ngắn hạn của công ty. Công ty có thể sử dụng khoản tiền này trong thời gian được hưởng chính sách tín dụng vào các hoạt động xuất khẩu khác. Nếu công ty thanh toán chậm 1 khoảng thời gian ngắn thì số tiền trả chậm này không bị tính lãi suất vì đây là những nguồn hàng rất quen thuộc của công ty. Nhưng nếu công ty xin trả chậm trong 1 khoảng thời gian đáng kể thì sẽ bị tính lãi suất là 1%/tháng. Do mối

quan hệ làm ăn lâu năm, nên đa phần công ty thanh toán tiền hàng cho người bán trong nước sau khi nhận được tiền của người nhập khẩu.

Năm Chỉ tiêu

ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Phải trả người bán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong nước VNĐ 96.148.600 61.375.034 197.485.133

(Nguồn cung cấp: Văn phòng công ty) Bảng 2.12: Tình hình mua chịu người bán trong nước để xuất khẩu

Những nhà cung cấp quen thuộc của công ty đó là các công ty gia công, doanh nghiệp tư nhân nhỏ, xưởng sản xuất. Công ty mua lại sản phẩm và xuất ra nước ngoài. Vì có mối quan hệ làm ăn lâu dài và có uy tín nên công ty được hưởng chính sách trả sau và trả chậm. Tuy đây cũng là một nguồn tài trợ cho công ty nhưng nó làm tăng hệ số nợ, không có lợi cho công ty khi lên sàn giao dịch.

2.2.2.4. Người mua trả trước tiền hàng

Một số khách hàng quen thuộc của công ty hỗ trợ cho việc thực hiện hợp đồng của công ty bằng cách ứng trước 30% giá trị hợp đồng, 70% còn lại thanh toán ngay sau khi giao hàng. Số tiền ứng trước này chủ yếu là người nhập khẩu hỗ trợ cho công ty thanh toán những khoản như là cước phí vận chuyển, lệ phí xác nhận, kiểm định hàng hoá và một phần nhỏ là tiền hàng. Tuy nhiên việc ứng trước này không đáng kể và công ty cũng hạn chế việc thanh toán chuyển tiền.

2.2.2.5. Chiết khấu bộ chứng từ có giá

Đây cũng là một hình thức tài trợ xuất khẩu được công ty áp dụng thường xuyên sau phương thức tín dụng ngân hàng. Chứng từ được sử dụng để chiết khấu chủ yếu đó là L/C. Thông thường, công ty áp dụng hình thức này thông qua 2 ngân hàng đó là: ngân hàng ngoại thương và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các thủ tục chứng từ yêu cầu khi chiết khẩu L/C mà ngân hàng đòi hỏi đó là: thư yêu cầu thanh toán thư tín dụng, chứng từ xuất khẩu có liên quan như hợp đồng thương mại, vận đơn, phiếu đóng gói, hợp đồng mua bán ngoại tệ… Trong thời gian từ ngày chiết khấu tới khi nhận được tiền thanh toán từ nhà nhập khẩu thì công ty vẫn phải chịu một mức lãi suất nhất định. Nhưng bù lại, công ty được thanh toán trước đến 80% giá trị bộ chứng

từ sau khi ngân hàng đã trừ đi các loại phí và lãi tài trợ. Phí gửi và thanh toán bộ chứng từ thường từ 0.1 – 0.2%. Lãi suất theo thoả thuận. Đây là hình thức được công ty áp dụng khá thường xuyên. Khi có mối quan hệ lâu dài, có uy tín với ngân hàng, tỷ lệ chiết khấu được nâng cao, góp phần giải quyết đáng kể nhu cầu vốn thiếu hụt của công ty. Mặc dù giữa khoảng thời gian giao hàng và thời gian thanh toán, công ty sẽ được chiết khấu lấy trước tiền hàng nhưng nhược điểm của hình thức này là nếu như chưa có thông báo tiền về thì công ty sẽ không được chiết khấu thêm một bộ chứng từ nào nữa. Đã từng xảy ra trường hợp công ty có hai bộ chứng từ hàng xuất cùng một khoảng thời gian. Sau khi chiết khấu 1 bộ chứng từ, nhận thấy nhu cầu vốn vẫn cần được đáp ứng, công ty xin chiết khấu bộ chứng từ thứ hai nhưng không được phép của ngân hàng vì chưa có điện báo chấp nhận thanh toán và/hoặc hối phiếu được chấp nhận than toán và ngày đáo hạn của lô hàng thứ nhất bởi ngân hàng phát hành/ ngân hàng xác nhận L/C. Nhưng những trường hợp này ít khi xảy ra, vì vậy đây vẫn là hình thức tài trợ được lựa chọn của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu tăng cường hiệu lực quản trị tài chính xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu masime (Trang 41 - 47)