0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Thực trạng tài chính tại công ty Masime

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG HIỆU LỰC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU MASIME (Trang 35 -41 )

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU

2.2.1. Thực trạng tài chính tại công ty Masime

2.2.1.1. Quy mô nguồn vốn kinh doanh và nguồn vốn dành cho xuất khẩu của công ty

Trước khi đi vào phân tích nguồn vốn dành cho hoạt động xuất khẩu, cần có một cái nhìn tổng quan về tình hình nguồn vốn chung của công ty. Trong tổng nguồn vốn chung thì nợ phải trả chiếm một tỷ lệ lớn. Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn rất nhiều so với nợ phải trả. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc quy mô tài chính của công ty bị hạn chế như vậy. Thứ nhất, công ty xuất thân từ doanh nghiệp nhà nước, mới chuyển đổi sang công ty cổ phần từ năm 2005. Hoạt động của công ty trước đây được sự bao cấp của nhà nước, nay chuyển sang hình thức cổ phần đòi hỏi công ty phải tự nâng cao lợi nhuận hoạt động để thu hút vốn đầu tư, công ty phải tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động cũng như lỗ lãi trong kinh doanh, trong khi đó, công ty chưa có sự chuyển mình phù hợp với tình hình mới. Thứ hai, do quy mô nhỏ nên công ty dựa chủ yếu vào nguồn vốn vay ngân hàng, chi phí lãi vay lớn, lợi nhuận sẽ giảm, vốn bổ sung trong quá trình kinh doanh không đáng kể. Thứ ba, công ty mới chuyển sang hình thức cổ phần, việc phát hành cổ phiếu còn hạn chế, mới chỉ giới hạn trong cán bộ công nhân viên khiến cho việc huy động vốn đầu tư gặp nhiều khó khăn.

Năm

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Nguồn vốn chủ sở hữu VNĐ 9.452.457.990 8.897.429.069 10.784.413.343 Vốn chủ sở hữu VNĐ 9.430.147.709 8.832.509.556 10.775.214.685 Nguồn kinh phí VNĐ 22.310.281 64.919.513 9.198.658 Nợ phải trả VNĐ 36.418.312.97 0 60.541.736.01 2 124.808.322.608 Nguồn vốn VNĐ 45.870.770.96 0 69.439.165.08 1 135.592.735.951

(Nguồn cung cấp: Văn phòng công ty) Bảng 2.3:Trích bảng cân đối kế toán tình hình nguồn vốn của công ty

Chính vì quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ nên mọi hoạt động kinh doanh dựa vào nguồn tài trợ bên ngoài trong khi kinh doanh xuất nhập khẩu lại đòi hỏi một lượng tiền lớn. Tuy nhiên công ty cũng vấp phải một khó khăn đáng kể, công ty chưa đủ điều kiện để lên sàn giao dịch, không thể phát hành cổ phiếu ra công chúng để huy động vốn đầu tư. Bên cạnh đó, việc vay vốn ngân hàng cũng bị giới hạn. Qua việc theo dõi

khả năng tài chính của khách hàng, ngân hàng sẽ quyết định số tiền cho vay thích hợp. Theo phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp qua 3 năm từ 2005 đến 2007, mặc dù tổng nguồn vốn của công ty tăng đáng kể nhưng lại do tăng nợ phải trả, còn nguồn vốn chủ sở hữu lại tăng ít và không ổn định. Vì vậy, tìm phương hướng để nâng cao vốn đầu tư là một bài toán lớn đặt ra với công ty.

Công ty đặt ra mục tiêu là nâng cao hoạt động xuất khẩu nhưng việc thực hiện mục tiêu không phải là vấn đề đơn giản. Quy mô nguồn vốn ít, vốn kinh doanh chủ yếu dành cho hoạt động nhập khẩu hàng hoá để bán lại trong nước hưởng chênh lệch. Nguồn vốn dành cho xuất khẩu được xác định dựa vào lợi nhuận đạt được từ hoạt động xuất khẩu năm trước, giá trị hợp đồng và chi phí xuất khẩu kỳ thực hiện…

Năm

Chỉ tiêu

ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Nguồn vốn kinh doanh VNĐ 8.716.607.226 7.500.000.000 7.500.000.000

Nguồn vốn dành cho

xuất khẩu VNĐ 186.186.730 246.000.000 222.375.000

(Nguồn cung cấp: Văn phòng công ty) Bảng 2.4: Nguồn vốn kinh doanh và nguồn vốn dành cho xuất khẩu tại công ty

Như vậy có thể nhận thấy rằng công ty không dành nhiều nguồn vốn cho hoạt động xuất khẩu.

2.2.1.2. Doanh thu xuất khẩu

Tại công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu Masimex, doanh thu chung hay còn gọi là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được phân chia thành doanh thu xuất khẩu, doanh thu bán thành phẩm, doanh thu bán hàng nhập khẩu, doanh thu nội địa, doanh thu bán hàng bao bì. Thực tế, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Đặc biệt trong giai đoạn công ty chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phẩn năm 2005, hoạt động xuất khẩu có phần bị hạn chế. Hiện nay, công ty đang cố gắng mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng hàng hoá để đẩy mạnh xuất khẩu.

Chỉ tiêu

Doanh thu xuất

khẩu VNĐ 3.644.008.557 6.122.112.835 6.678.414.761 Doanh thu bán

thành phẩm VNĐ 3.136.406.626 3.464.560.790 1.028.643.528 Doanh thu bán

hàng nhập khẩu VNĐ 162.465.977.600 172.531.104.868 215.981.726.825 Doanh thu nội địa VNĐ 519.325.600 3.591.473.890 304.800.205

Doanh thu thuê

kho VNĐ 627.220.572 737.711.722 1.011.546.962 Doanh thu bán hàng BB VNĐ 245.710.653 204.912.544 257.271.318 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ VNĐ 170.638.649.586 186.651.876.649 225.262.403.599

(Nguồn cung cấp: Văn phòng công ty) Bảng 2.5: Kết quả doanh thu chung và doanh thu XK tại công ty

Doanh thu từ xuất khẩu tuy không cao nhưng cũng một nguồn thu đóng góp đáng kể vào doanh thu chung. Chủ yếu việc xuất khẩu của công ty chỉ nhằm vào những mặt hàng truyền thống như nông - lâm - thuỷ sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng công nghiệp, các sản phẩm của ngành dệt may. Mỗi năm, công ty cũng thực hiện được một số hợp đồng xuất khẩu vừa và nhỏ. Mặc dù công ty có chủ trương là mở rộng xuất khẩu những do những nguyên nhân chủ quan và khách quan như về vốn, khả năng mở rộng bạn hàng, khả năng cung cấp nguồn hàng, nguồn kinh phí cho xuất khẩu hạn chế… mà việc thực hiện xuất khẩu chỉ diễn ra giới hạn trong một phạm vi nhất định, xuất khẩu theo đơn đặt hàng của đối tác.

STT Đơn vị Đơn vị tính Thực hiện năm 2005 Thực hiện năm 2006 Thực hiện năm 2007 A KIM NGẠCH XNK USD 8.477.016 11.371.422 20.876.697 Trong đó: Xuất khẩu 185.963 389.677 626.171

Nhập khẩu 8.291.053 10.981.745 20.250.526 1 Phòng XNK I USD 4.023.740 3.056.533 9.119.202 Xuất khẩu 50.033 64.000 107.000 Nhập khẩu 3.973.707 2.992.533 9.012.202 2 Phòng XNK II USD 2.247.828 2.727.101 6.471.393 Xuất khẩu 23.000 20.277 150.000 Nhập khẩu 2.224.828 2.706.824 6.321.393 3 Phòng XNK III USD 685.245 3.173.173 2.322.470 Xuất khẩu 32.930 63.794 200.145 Nhập khẩu 652.315 3.109.379 2.122.325 4 Phòng XNK IV USD 1.274.382 1.492.731 3.124.606 Xuất khẩu 50.000 80.000 150.000 Nhập khẩu 1.224.382 1.412.731 2.974.606 5 Phòng XNK V USD 245.820 621.884 19.026 Xuất khẩu 30.000 161.606 19.026 Nhập khẩu 215.820 460.278

(Nguồn cung cấp: Văn phòng công ty) Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu của từng đơn vị

Doanh thu xuất khẩu tăng tương đối đều qua các năm, năm sau tăng gần gấp đôi năm trước. Công ty tạo điều kiện cho từng phòng xuất nhập khẩu có điều kiện chủ động thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu của mình. Năm 2007 vừa qua, kết quả xuất khẩu của công ty nói chung và của từng phòng nói riêng đã đạt được những thành tích đáng kể. Đây cũng là một thành công đáng ghi nhận của công ty. Ban lãnh đạo công ty có đề ra mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2008. Ngoài việc mở rộng thị trường và khách hàng, chủ động trong kinh doanh… thì việc tăng vốn đầu tư cho xuất khẩu là một vấn đề đặt ra. Nếu tăng được nguồn vốn cho xuất khẩu thì công ty sẽ có điều kiện thực hiện tốt hơn nữa các hợp đồng của đối tác nước ngoài. Quản trị tốt tài chính xuất khẩu là một biện pháp giúp công ty đạt được mục tiêu tăng xuất khẩu.

2.2.1.3. Các khoản chi cho xuất khẩu

Các khoản chi cho xuất khẩu bao gồm: chi phí lưu thông sản phẩm, giá thành sản phẩm, thuế, chi phí lãi vay... Công ty luôn có chủ trương tiết kiệm chi phí trên cơ sở cắt giảm hợp lý trong hoạt động xuất khẩu nói riêng và trong hoạt động kinh doanh nói chung. Đây là một biện pháp để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.

Năm

Chỉ tiêu

ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Giá mua hàng XK VNĐ 501.310.000 546.797.961 600.810.000

Chi phí vay ngân hàng VNĐ 387.404.337 1.122.742.745 2.306.538.046

Chi phí mua hàng

trong nước để XK VNĐ 0 4.951.248 11.253.180

Chi phí bán hàng XK VNĐ 55.747.526 34.134.339 45.545.879

Tổng chi phí XK VNĐ 944.461.863 1.708.626.293 2.964.174.105

(Nguồn cung cấp: Văn phòng công ty) Bảng 2.7: Bảng kê các khoản chi cho hàng xuất khẩu

Việc xuất khẩu được thực hiện theo đơn đặt hàng từ đối tác nước ngoài, sau khi nhận được yêu cầu, công ty thực hiện thu mua hàng hoá trong nước, giá vốn hàng mua được tính là khoản chi phí trong xuất khẩu. Trong quá trình mua hàng, công ty phải trả một số khoản chi phí như chi phí ký hợp đồng, chi phí vận chuyển, chi phí sàng lọc hàng hóa…những khoản chi phí này được tập trung vào một khoản gọi là chi phí mua hàng trong nước để xuất khẩu. Những chi phí để xuất hàng ra nước ngoài như chi phí hải quan (công ty chủ yếu xuất hàng theo đường biển), chi phí thuê công ty trung gian, chi phí vận tải nội địa, chi phí bốc xếp, lưu kho và các chi phí liên quan khác được gọi là chi phí bán hàng xuất khẩu.Trong các năm từ 2005 đến 2007, các khoản chi cho xuất khẩu luôn được công ty chú ý cắt giảm trên cơ sở hợp lý. Tuy nhiên thực tế công ty chưa thể thực hiện triệt để chu trương này của ban lãnh đạo. Nhìn chung các chi phí như chi phí mua hàng, chi phí lãi vay hay chi phí bán hàng xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào giá mua hàng trong nước. Hàng mua trong nước có giá trị lớn thì công ty phải vay vốn lớn từ ngân hàng chi trả cho tiền hàng cũng như các khoản chi phí phát sinh trong xuất khẩu, dẫn đến tiền chi phí lãi vay sẽ lớn. Công ty đang tìm phương thức hợp lý, vừa tiết kiệm chi phí và vừa đảm bảo hiệu quả.

Như vậy, lợi nhuận thu được từ xuất khẩu được tính theo công thức chung là khoản tiền thu được sau khi lấy doanh thu trừ đi các khoản chi phí phục vụ xuất khẩu.

Lợi nhuận này sau khi chia cho các cổ đông, trích lập vào các quỹ chung của công ty và cuối cùng được dành để thực hiện các hợp đồng của năm kế tiếp.

Năm

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Doanh thu xuất khẩu VNĐ 3.644.008.557 6.122.112.835 6.678.414.761

Tổng chi phí xuất khẩu VNĐ 944.461.863 1.708.626.293 2.964.174.105

Lợi nhuận thu được từ

xuất khẩu VNĐ 2.699.546.694 4.413.486.542 3.714.240.656

(Nguồn cung cấp: Văn phòng công ty) Bảng 2.8: Kết quả lợi nhuận thu được từ xuất khẩu của công ty

2.2.1.4. Thực trạng quản trị khoản phải thu từ xuất khẩu

Việc thanh toán hàng xuất khẩu được thực hiện chủ yếu qua L/C, đối với một số khách hàng quen thuộc, công ty cho phép thực hiện thanh toán qua chuyển khoản (chủ yếu là hình thức TT), thanh toán nhờ thu. Điều này dẫn đến việc khách hàng có thể trả chậm, chiếm dụng vốn khiến công ty rơi vào thế bị động. Công ty cũng nhận thức được việc phải quản lý và hối thúc khách hàng thanh toán sớm để công ty sớm thu hồi tiền. Trong một số trường hợp nhu cầu tiền cho xuất khẩu bị thiếu hụt thì công ty chưa có biện pháp sớm thu hồi tiền bằng cách sử dụng hình thức tài trợ sau khi giao hàng mà ngân hàng cung cấp. Như vậy, công ty đã lỡ bỏ qua một hình thức tài trợ mới giúp công ty sớm nhận được số tiền bù đắp cho nhu cầu vốn bị thiếu hụt từ chính khoản phải thu này.

Năm Chỉ tiêu

ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Phải thu của

khách hàng VNĐ 36.796.847 318.539.069 108.518.912

(Nguồn cung cấp: Văn phòng công ty) Bảng 2.9: Tình hình khoản phải thu từ xuất khẩu

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG HIỆU LỰC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU MASIME (Trang 35 -41 )

×