THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU
2.1.1. Lịch sử hình thành và quyết định thành lập công ty
Ngày 02/03/1993, công ty được thành lập theo Quyết định số 118N/TCCB-QĐ của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn). Cùng với xu thế phát triển của thị trường và của nền kinh tế đất nước, công ty đã mở rộng quy mô hoạt động bằng cách tiếp nhận thêm một số cơ sở sản xuất bao bì tại Hưng Yên theo Quyết định sáp nhập số 112/1998-QĐ/BNN-TCCB ngày 06/08/1998 của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Sau đó đổi tên thành Công ty Vật tư và Xuất nhập khẩu thuộc Tổng công ty Rau Qủa Việt Nam (nay là Tổng công ty Rau quả, nông sản)
Tên gọi đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU
Tên giao dịch: MATERIALS SUPPLY AND IMPORT-EXPORT JOIN-STOCK COMPANY
Tên viết tắt: MASIMEX
Trụ sở giao dịch: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Số điện thoại: (84-4) 9349174/8253095 Fax: (84-4) 8257588 Email: masimex@vnn.vn
Hoạt động của công ty được chia thành những thời kỳ sau:
- Từ 1988 – 1990, công ty mới thành lập và bắt đầu bước vào hoạt động kinh doanh với nhiệm vụ chính là cung cấp vật tư cho Tổng công ty. Thời kỳ này, công ty hoạt động theo cơ chế bao cấp, các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc chủ yếu vào chi tiêu kế hoạch được Tổng công ty giao nằm trong chương trình
hợp tác rau quả Việt – Xô (1986 – 1990). Phần lớn đội ngũ cán bộ còn thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn chưa cao và khả năng nắm bắt thị trường chưa có.
- Từ 1991 – 1992, chương trình hợp tác rau quả Việt – Xô kết thúc, sự hẫng hụt đột ngột về thị trường do Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu tan vỡ đã ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Rau quả Việt Nam nói chung cũng như Công ty Vật tư và Xuất nhập khẩu nói riêng. Khối lượng vật tư hàng hoá mua vào từ Liên Xô và các nước Đông Âu giảm nhanh, chiết khấu vật tư không đủ trả lương cho CBCNV. Cơ chế kinh doanh bị phá vỡ thay vào đó là cơ chế thị trường với những quy luật mới hà khắc. Đội ngũ cán bộ chưa thích ứng kịp thời với sự thay đổi của cơ chế. Được Tổng công ty cho phép, ngoài việc hoàn thành tốt nhiệm vụ nhập vật tư theo kế hoạch được giao và cung ứng những vật tư còn lại của chương trình hợp tác Việt – Xô cho các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Rau quả Việt Nam, công ty đã khai thác tốt các loại vật tư trong nước để cung ứng cho các đơn vị trong và ngoài Tổng công ty, tận dụng hết năng lực và cơ sở vật chất hiện có, tạo công ăn việc làm cho CBCNV. Trong năm 1992, công ty cũng đã đề nghị Tổng công ty Rau quả Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm bổ sung nhiệm vụ trực tiếp xuất nhập khẩu để tăng nguồn ngoại tệ cho Tổng công ty. Ngày 02/03/1993, theo quyết định số 118/NN/TCCB-QĐ của Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm đã chính thức bổ sung nhiệm vụ trực tiếp xuất nhập khẩu và đổi tên Công ty rau quả thành Công ty Vật tư và xuất nhập khẩu (gọi tắt là Masimex).
- Từ 1993 – 1996, công ty đã tìm cho mình hướng đi mới để tồn tại và phát triển, đó là chuyển từ hoạt động cung ứng vật tư sang kinh doanh xuất nhập khẩu là chủ yếu. Công ty cũng đã tiến hành tổ chức bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ hiện có, đồng thời tiếp nhận những cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản, đủ tiêu chuẩn cơ bản và phù hợp với công việc. Trong giai đoạn này, công ty tiếp tục xây dựng một số nhiệm vụ chính được coi là nhân tố thắng lợi trong hoạt động của Công ty:
+ Xây dựng và phát triển nhiều mối quan hệ với các bạn hàng trong và ngoài nước. + Nâng cao và cải thiện mức sống cho CBCNV.
+ Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
vụ chủ yếu, trong khi đó vẫn tiếp tục nhiệm vụ sản xuất, liên doanh, liên kết trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đã thực hiện biện pháp khoán kinh doanh đến từng phòng, từng bộ phận trong công ty. Do đó đã mang lại hiệu quả kinh doanh cao, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước và đảm bảo thu nhập cho người lao động. Thời kỳ này, công ty đã mở rộng thị trường, từng bước tháo gỡ khó khăn và đã đứng vững trên chính đôi chân của mình và từng bước phát triển.
- Từ 2004 đến nay, thời kỳ công ty có quyết định chuyển đổi thành công ty cổ phần. Thời kỳ này, công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc hoàn thiện bộ máy tổ chức, củng cố mối quan hệ kinh doanh với các bạn hàng cũ, bạn hàng truyền thống, thiết lập mối quan hệ với khách hàng mới, xây dựng một cơ chế khoán kinh doanh phù hợp.