Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu tăng cường hiệu lực quản trị tài chính xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu masime (Trang 49 - 50)

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

- Nguồn tài trợ cho xuất khẩu mới chỉ được thực hiện từ nguồn vốn vay ngân hàng. Điều này dẫn đến việc là công ty phải chịu một khoản chi phí lãi vay lớn, bị động trong việc huy động nguồn vốn. Tuy công ty có chủ trương tiết kiệm chi phí nhưng trong những năm qua, chi phí lãi vay liên tục gia tăng vì công ty gia tăng số tiền vay vốn, điều này dẫn đến chi phí xuất khẩu chung cũng tăng lên đáng kể và làm giảm lợi nhuận thu được từ hoạt động xuất khẩu. Việc vay vốn ngân hàng cũng làm gia tăng hệ số nợ và nợ phải trả của công ty, không có lợi cho vị thế tài chính của công ty.

- Các hình thức tài trợ xuất khẩu còn hạn chế, chủ yếu công ty chỉ sử dụng hình thức tín dụng ngân hàng (tài trợ cho từng thương vụ và tài trợ ứng trước), chiết khấu chứng từ (L/C). Trong đó, hình thức vay vốn ngân hàng vừa làm tăng chi phí lãi vay phải trả của công ty, vừa tốn thời gian cho mỗi lần vay vốn. Hiện nay các ngân hàng cung cấp rất nhiều sản phẩm tài trợ xuất khẩu mang lại hiệu quả nhiều hơn cho doanh nghiệp với mức lãi suất thấp và biểu phí thấp hơn. Mặt khác công ty có quan hệ lâu dài và cũng đã có uy tín với ngân hàng nên việc huy động các nguồn tài trợ khác nhau cũng đơn giản hơn.

- Đối với nguồn tín dụng ngân hàng, công ty sử dụng hai hình thức là vay bằng nội tệ và vay bằng ngoại tệ. Đối với hình thức vay bằng ngoại tệ, sử dụng chủ yếu là USD. Điều này có thể dẫn đến rủi ro lớn khi đồng USD biến động mạnh. Trong khi đó công ty không có một biện pháp phòng ngừa rủi ro nào khi có sự biến động tỷ giá.

- Đối với các khoản phải thu cho xuất khẩu do áp dụng phương thức thanh toán TT, D/A, D/P với khách hàng quen thuộc và có uy tín, công ty không tận dụng được những khoản phải thu này thông qua tài trợ sau khi giao hàng mà ngân hàng cung cấp. Công ty mới chỉ có biện pháp hối thúc khách hàng sớm thanh toán. Khi khách hàng trả chậm hay trả sau sẽ chiếm dụng vốn của công ty, trong khi đó, nhu cầu vốn dành cho xuất khẩu luôn bị thiếu hụt. Vì vậy, đối với những khoản phải thu phát sinh từ hoạt động xuất khẩu này, để đáp ứng nhu cầu vốn, công ty cần áp dụng một hình thức tài

trợ sau giao hàng.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu tăng cường hiệu lực quản trị tài chính xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu masime (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)