Bảo toàn và phát triển nguồn vốn

Một phần của tài liệu tăng cường hiệu lực quản trị tài chính xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu masime (Trang 50 - 51)

XUẤT NHẬP KHẨU MASIME

3.1.1. Bảo toàn và phát triển nguồn vốn

Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu lâu dài của công ty là phát triển. Để đạt được mục tiêu lâu dài đó doanh nghiệp phải luôn tuân theo một nguyên tắc cơ bản là bảo toàn vốn và phát triển vốn, đó là cái ngưỡng tối thiểu mà Công ty phải đạt được để có thể duy trì sự tồn tại của mình trên thương trường.

Vốn sản xuất kinh doanh mà trước hết là nguồn vốn chủ sở hữu là một đảm bảo cho doanh nghiệp tránh khỏi nguy cơ phá sản và là điểm tựa quan trọng cho mọi quyết định đầu tư cũng như tài trợ. Nguồn vốn chủ sở hữu được coi như sự bảo đảm trước Nhà nước, các bên đối tác, các nhà đầu tư về khả năng kinh doanh của Công ty. Quy mô của nguồn vốn chủ sở hữu cũng được ảnh hưởng rất lớn tới khả năng đầu tư và tìm kiếm nguồn tài trợ của doanh nghiệp. Bởi vì những tài sản quan trọng nhất được đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu và những nhà tài trợ đánh giá qua sự bảo đảm của nguồn vốn này. Chính vì vậy doanh nghiệp phải luôn luôn chú ý tới yêu cầu bảo toàn và phát triển nguồn vốn chủ sở hữu.

Nghị định số 44-2005/NĐ-CP ngày 2/6/2005 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần. Theo điều 7 của Nghị định này quy định Masimex có thể thực hiện cổ phần hoá theo các hình thức sau:

- Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chuyển thành công ty cổ phần.

- Giữ nguyên giá trị hiện có thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp.

- Bán một phần giá trị thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. - Tách một bộ phận của doanh nghiệp đủ điều kiện để cổ phần hoá.

Trong các hình thức cổ phần hoá trên, Công ty đã thực hiện theo hình thức thứ hai. Việc giữ nguyên giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có là biện pháp tốt nhất, một mặt giúp cho Công ty phát triển toàn diện, một mặt giúp cho Công ty có thể huy động thêm một lượng vốn lớn mà không phải lo trả nợ. Hai đối tượng chính mua cổ phiếu của Công ty sẽ là Nhà nước và người lao động làm việc tại chính doanh nghiệp. Hơn nữa, khi cổ phần hoá doanh nghiệp Công ty cũng được hưởng các chế độ ưu đãi nhất định.

Một phần của tài liệu tăng cường hiệu lực quản trị tài chính xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và xuất nhập khẩu masime (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)