0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Mục tiêu, định hướng phát triển giáo dục trung học phổ thông

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG XÃ HỘI HOÁ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN AN DƯƠNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2008 (Trang 76 -113 )

thông và chủ trương xã hội hoá sự nghiệp giáo dục trung học phổ thông

của thành phố Hải Phòng

Mục tiêu giáo dục của cả nước cũng được cụ thể hoá ở Hải Phòng. Là một thành phố đô thị loại I, Hải Phòng cần phải chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế, thực hiện hội nhập khu vực và quốc tế. Quán triệt tinh thần của

của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá IX, đồng thời nhận thức được vai trò “của nhân tố người” đối với phát triển kinh tế - xã hội, vai trò của khoa học - kỹ thuật và công nghệ mới, thành phố Hải Phòng đã và đang tiếp tục chủ trương phát triển giáo dục trung học phổ thông, đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhằm thực hiện công bằng trong giáo dục, tạo điều kiện cho mọi thanh niên đều được học, học dưới nhiều hình thức khác nhau, tiến tới “xã hội học tập”.

Để phát triển GD THPT, bên cạnh việc tăng nguồn đầu tư từ ngân sách và sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư đó cho GD THPT, Thành phố chủ trương huy động sự tham gia, đóng góp của các lực lượng trong xã hội với nhiều nội dung, hình thức khác nhau để đa dạng hoá thêm nguồn lực cho GD THPT. Thành phố Hải Phòng cũng chủ trương phát triển GD THPT chủ yếu bằng con đường XHHSNGD, coi XHHSNGD vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của GD THPT.

Thành phố Hải Phòng cho rằng phát triển Trung tâm học tập cộng đồng là một trong những biện pháp quan trọng xây dựng “Xã hội học tập” và tạo cơ hội học tập cho tất cả mọi người, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên, bồi dưỡng nhân lực đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và thúc đẩy mạnh mẽ việc triển khai, tổ chức thực hiện tạo bước đột phá tăng trưởng kinh tế mà Đại hội Đảng bộ lần thứ XV đã đề ra.

Nhận thức được vai trò và ý nghĩa của Trung tâm học tập cộng đồng trong việc thực hiện XHHSNGD THPT, Ban thường vụ Thành phố Hải Phòng đã có kết luận về xây dựng Trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn. Có thể nói đây là văn bản quan trọng đối với việc phát triển GD THPT trong thời gian tới của Thành phố, nhất là đối với phong trào GD THPT ở cơ sở.

Thành phố đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2002 cơ bản thành lập xong Trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, phường, thị trấn trong toàn

Thành phố. Để thực hiện mục tiêu trên, Thành phố cũng đã nêu lên một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, đó là:

- Củng cố các Trung tâm học tập cộng đồng hiện có, đẩy nhanh việc thành lập mới các Trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, phường chưa có.

- Nâng cao năng lực cho Ban quản lý, giáo viên và tình nguyện viên của các Trung tâm học tập cộng đồng.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các lức lượng trong cộng đồng như cán bộ, kỹ sư, giáo viên đương chức hoặc đã về hưu tham gia làm giảng viên, cộng tác viên.

- Duy trì nề nếp và bảo đảm chất lượng hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng, xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung học tập, tuyên truyền giáo dục hàng tháng, hàng quý, hàng năm trên cơ sở nhu cầu học tập của dân, nhiệm vụ chính trị của địa phương và các chương trình, dự án của các ngành, đoàn thể.

- Xây dựng và từng bước hoàn chỉnh quy chế hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng và quy chế làm việc của Ban quản lý.

- Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Trung tâm như sử dụng có hiệu quả hỗ trợ ban đầu và hàng năm từ ngân sách Nhà nước, tận dụng cơ sở vạt chất sẵn có, tranh thủ sự hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể … về tài liệu, đội ngũ giáo viên, khuyến khích “người người, nhà nhà làm khuyến học”.

3.1.3. Định hướng phát triển giáo dục trung học phổ thông và chủ trương xã hội hoá sự nghiệp giáo dục trung học phổ thông của huyện An

Dương

Định hướng phát triển GD THPT và chủ trương XHHGD THPT của huyện An Dương đã được nêu rõ trong Đề án số 2 của Huyện uỷ và Nghị quyết số 18 - NQ/HU của Huyện uỷ về công tác GD-ĐT giai đoạn 2001-

Đề án số 2 của Huyện uỷ An Dương đã đề ra nhiệm vụ “sắp xếp, củng cố, xây dựng hệ thống GD&ĐT cân đối, đồng bộ, đủ mạnh để đảm bảo quyền và nghĩa vụ học tập suốt đời của mọi người dân, đáp ứng nhu cầu CNH-HĐH. Phát triển GD&ĐT phải coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả; đồng thời coi trọng cả ba mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ”.

Huyện đã đề ra mục tiêu “phấn đấu phổ cập Tiểu học, phổ cập Trung học cơ sở cho thanh niên độ tuổi 17 vào năm 1998, cho thanh niên vào năm 2000 bằng cả con đường học phổ thông và bổ túc văn hoá. Phấn đấu đáp ứng ngày càng cao hơn yêu cầu học hết bậc THPT cho thanh niên … đến năm 2000 phổ cập THPT cho cán bộ chủ chốt ở cơ sở. Mở rộng hệ thống ngoài công lập đối với THPT để nâng cao mặt bằng dân trí”.

Đề án chủ trương “kiện toàn, củng cố, nâng cao chất lượng GD THPT” nhằm cập nhật kiến thức trực tiếp cho thanh niên, bảo đảm quyền và nghĩa vụ học tập của người dân. Mở các lớp học văn hoá cấp III gắn với học nghề cho thanh niên và các lớp cấp III cho cán bộ xã”

Xuất phát từ Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVI của Thành uỷ và Nghị quyết Đại hội XII của Huyện uỷ, Nghị quyết số 18/2001- NQ/HU của Huyện uỷ đã đề ra “mục tiêu cơ bản, lâu dài là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, xây dựng huyện có phong trào giáo dục mạnh, ổn định; có mặt bằng dân trí cao, người lao động được bồi dưỡng kiến thức về mọi mặt, làm nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội” [4]. Nghị quyết cũng đã đề ra nhiệm vụ cụ thể đến năm 2005 là “huy động 50% dân số trong độ tuổi nhà trẻ, 85% dân số trong độ tuổi mẫu giáo tới lớp và được nuôi dạy đúng khoa học. 100% dân số độ tuổi tiểu học tới lớp và đạt phổ cập giáo dục đúng độ tuổi với chất lượng cao. Mở rộng các loại hình

học tập để thu hút đông đảo học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học, góp phần phổ cập Trung học và nghề cho thanh niên vào năm 2010”.

Để thực hiện nhiệm vụ nêu trên, Nghị quyết đã đưa ra các giải pháp lớn sau đây:

- Tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức.

- Tăng cường các nguồn lực cho giáo dục. Một mặt sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục. Mặt khác coi trọng trách nhiệm huy động đóng góp của nhân dân để cùng Nhà nước chăm lo cơ sở vật chất thiết yếu. Khuyến khích các địa phương, cơ quan, đoàn thể, dòng họ … có nhiều hình thức chăm lo, hỗ trợ phát triển giáo dục, động viên xây dựng quỹ khuyến học và sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.

- Đa dạng hoá các loại hình trường lớp và nâng cao chất lượng các ngành học, cấp học.

- Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về giáo dục và các vấn đề bức xúc trong ngành.

- Tiếp tục thực hiện XHHSNGD ngày càng sâu rộng, thực hiện định kỳ tổ chức Đại hội giáo dục các cấp, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng giáo dục và Hội khuyến học các cấp làm tư vấn cho cấp Uỷ và chính quyền về công tác giáo dục.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.

Để phát triển giáo dục nói chung và GD THPT nói riêng, huyện An Dương đã chú ý đẩy mạnh XHHSNGD. Nghị quyết Đại hội giáo dục huyện An Dương lần 1 (1995) đã khẳng định: tiếp tục phát triển XHHSNGD trên địa bàn huyện, xã, thị trấn một cách sâu rộng hơn, chất lượng hơn: cấp uỷ, chính quyền xã, thị trấn lãnh đạo chặt chẽ sự nghiệp giáo dục, hàng tháng, quý, năm có chương trình nghe báo cáo thường xuyên giải quyết những vấn

chúng xác định rõ vị trí, vai trò của mình trong công tác giáo dục thế hệ trẻ. Kết hợp chặt chẽ với ngành giáo dục làm tham mưu cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền chỉ đạo công tác giáo dục đạt kết quả cao.

Đề án số 2 của Huyện uỷ An Dương năm 1997 cũng đã chú ý XHHSNGD để tăng cường các nguồn lực cho giáo dục. Về nguồn tài lực, đề án chủ trương một mặt sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư từ ngân sách cho giáo dục. Hàng năm căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội sẽ bổ sung, tăng dần nguồn ngân sách địa phương cho sự nghiệp GD&ĐT. Tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp quản lý giáo dục về quản lý ngân sách. Thực hiện nghiêm chỉnh Luật ngân sách. Mặt khác phải tích cực huy động các nguồn lực ngoài ngân sách bằng việc ban hành những chính sách địa phương để huy động sự đóng góp của nhân dân, của các tổ chức kinh tế xã hội, của đơn vị sử dụng lao động. Xây dựng quỹ khuyến học để giúp đỡ học sinh gia đình khó khăn và động viên những học sinh ngoan, học giỏi. Về nguồn nhân - vật lực, đề án chủ trương “huy động sức mạnh của toàn dân, mỗi gia đình và công sức của học sinh đóng góp để tham gia vào quá trình giáo dục, tạo môi trường xã hội lành mạnh, cảnh quan trường sở sạch đẹp để giáo dục con em”.

Nghị quyết Đại hội giáo dục An Dương lần 2 (tháng 4/2000, nhiệm kỳ 1999 - 2004) đã coi XHHSNGD là một trong những giải pháp cơ bản để phát triển GD&ĐT. Khuyến khích lập các quỹ khuyến học, khuyến tài các cấp. Nghị quyết cũng nêu rõ trách nhiệm của chính quyền các cấp phải có biện pháp chỉ đạo chặt chẽ công tác giáo dục từng năm, từng tháng, có những quyết định đúng, phù hợp để giáo dục phát triển. Các ban, ngành, đoàn thể, hội quần chúng xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục. Nghị quyết cũng đã chủ trương động viên kịp thời những tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp cho giáo dục.

3.2 Một số cơ sở và phương hướng tăng cường xã hội hoá sự nghiệp giáo dục trung học phổ thông

Bước vào thế kỷ XXI, chất lượng nguồc nhân lực giữ vai trò quyết định trong việc phát huy nội lực, phát triển đất nước, hợp tác và cạnh tranh trong hội nhập khu vực và quốc tế, điều đó đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao học vấn của những người lao động. Chỉ thị của Bộ Chính trị số 61- CT/TW ngày 28/12/2000 đã đề ra việc thực hiện phổ cập THCS trong giai đoạn 2001- 2010 nhằm góp phần phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Mục tiêu của phổ cập THCS là nâng cao mặt bằng dân trí một cách toàn diện, làm cho hầu hết công dân đến 18 tuổi đều tốt nghiệp THCS, kết hợp phân luồng sau cấp học này, tạo cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, phát huy cao độ tính độc lập, năng động, sáng tạo và bản lĩnh chính trị của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chỉ thị nêu rõ: “Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động giáo dục, đặc biệt đối với việc phổ cập THCS. Các cấp Uỷ đảng, UBND phải có kế hoạch chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc làm tốt công tác tuyên truyền, vận động học sinh, giáo viên, nhân dân thực hiện dúng tiến độ và có chất lượng phổ

cập THCS ở địa phương” [10].

Chiến lược phát triển GD&ĐT Hải Phòng giai đoạn 2001-2010 đã xác định: Năm 2005 phổ cập trung học ở các quận và thị xã Đồ Sơn, năm 2010 phổ cập trung học và nghề trên toàn thành phố; phấn đấu đạt quy mô đào tạo lao động kỹ thuật và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, tăng tỷ lệ lao động được đào tạo từ 25% như hiện nay đến 40% vào năm 2005, 65-70% vào năm 2010 theo hướng tăng công nhân kỹ thuật.

phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tiến tới phổ cập trung học phổ thông ở các quận nội thành, thị xã Đồ Sơn vào năm 2005, những huyện còn lại vào

năm 2010” [17].

Điều lệ trường THCS, THPT và Trung tâm giáo dục thường xuyên quy định hoạt động của các lớp học là: tạo cơ hội cho mọi đối tượng trong độ tuổi được đến trường học tập, là cơ sở để xây dựng hệ thống giáo dục đáp ứng công tác PCGD THCS đúng độ tuổi và phổ cập trung học phổ thông.

Những căn cứ trên đây đã khẳng định tầm quan trọng và sự cần thiết của việc PCGD THCS đúng độ tuổi và phổ cập bậc trung học và nghề.

Hướng dẫn số 3420/THPT ngày 23/4/2003 của Bộ giáo dục - Đào tạo về việc thực hiện phổ cập bậc trung học đã nêu: “Củng cố và phát huy thành quả của phổ cập tiểu học và chống mù chữ, phổ cập giáo dục trung học cơ sở; tạo điều kiện học tập trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề cho đối tượng từ 15 đến 21 tuổi. Tăng tỷ lệ đối tượng trong độ tuổi 15 vào trung học phổ thông từ 38% năm 2000 lên 45% năm

2005 và 50% năm 2010”. Hướng dẫn còn nêu rõ: “Thực hiện phổ cập bậc

trung học ở những địa phương đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở là một công tác trọng tâm của ngành giáo dục, là công tác mang tính xã hội sâu sắc, rộng lớn, do đó công tác phổ cập bậc trung học phải được cụ thể hoá thành chủ trương, Nghị quyết của các cấp uỷ Đảng, Hội đồng nhân dân địa phương. Ngành giáo dục và đào tạo phải tích cực tham mưu, chủ

động xây dựng kế hoạch thực hiện chủ trương này” [7].

Ngày 05/12/2003 Ban thường vụ Thành uỷ Hải Phòng đã ra Nghị quyết số 14-NQ/TU về việc phổ cập giáo dục bậc trung học và nghề đến năm 2005 và 2010. Nghị quyết đã đề ra nhiệm vụ: “Huy động học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung học phổ thông và bổ túc trung học phổ thông đạt 65% vào năm 2005 và 75% vào năm 2010; vào học trung

học chuyên nghiệp đạt 7% năm 2005 và đạt 15% vào năm 2010; học nghề đạt 5% vào năm 2005 và 10% năm 2010. Bảo đảm duy trì sĩ số đạt tỷ lệ 97% học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp và nghề. Huy động 100% số học sinh trong độ tuổi phổ cập đã bỏ

học vào học các lớp phổ cập” [2].

Ngày 18 tháng 12 năm 2003 Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng đã ra Nghị quyết số 57/2003-NQ/HĐND về việc phổ cập bậc trung học và nghề trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Nghị quyết đã nêu: “Duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tiến hành phổ cập bậc trung học và nghề, đảm bảo hầu hết thanh niên, thiếu niên từ 15 tuổi sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập để đạt trình độ phổ cập bậc trung học và nghề trước khi hết

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG XÃ HỘI HOÁ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN AN DƯƠNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2008 (Trang 76 -113 )

×