0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Vị trí vai trò của huyện An Dương trong công tác xã hội hoá sự

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG XÃ HỘI HOÁ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN AN DƯƠNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2008 (Trang 38 -42 )

nghiệp giáo dục của Hải Phòng

2.1.1 Khái quát tình hình địa lý, kinh tế - xã hội của huyện An Dương

Huyện An Dương có diện tích 9.756.91 ha; nằm ở vị trí phía Tây thành phố Hải Phòng. Phía Đông của huyện giáp quận Hồng Bàng, quận Lê Chân và huyện Thuỷ Nguyên; phía Nam giáp huyện An Lão và quận Kiến An; phía Bắc và phía Tây giáp tỉnh Hải Dương. Xung quanh huyện được bao bọc bởi hai con sông lớn là sông Lạch Tray và sông Cấm. Có hai tuyến quốc lộ lớn chạy qua huyện đó là quốc lộ 10 và quốc lộ 5, ngoài ra còn có tỉnh lộ 208 và 351. Trên địa bàn huyện có khu công nghiệp NOMURA , nhiều công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Tổng dân số toàn huyện tại thời điểm năm 2003 là 113.351 người.

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tạo cho An Dương nhiều lợi thế quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Đó là ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp NOMURA, công ty thép Việt - Hàn; đó là ngành nông nghiệp....

Nông nghiệp liên tục nhiều năm được mùa với năng suất đạt trên 10 tấn/ha, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 5,5%. Hệ thống hạ tầng cơ sở liên tục được đầu tư, phát huy hiệu quả thiết thực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Hiệu quả kinh tế - xã hội của nền kinh tế từng bước được nâng lên. Thu ngân sách bình quân hàng năm 8,5%.

Văn hoá - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực.

Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, nhất là trong vấn đề giải quyết việc làm, tiền lương và các quyền lợi về y tế, văn hoá, giáo dục. Các tệ nạn xã hội từng bước được ngăn chặn.

Tuy nhiên, kinh tế - xã hội An Dương vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, đặc biệt là chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế của huyện. Chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu. Trình độ công nghiệp hoá- hiện đại hoá lực lượng sản xuất còn thấp; thiết bị, công nghệ còn lạc hậu, nhiều doanh nghiệp thua lỗ kéo dài. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn và dịch vụ. Quy hoạch đô thị vừa chậm vừa thiếu đồng bộ. Các tệ nạ n xã hội, nhất là tệ nạn ma tuý, tham nhũng, tiêu cực chưa được ngăn chặn có hiệu quả, còn diễn biến phức tạp.

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội nói trên đã tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình phát triển giáo dục - đào tạo của huyện.

2.1.2 Tình hình thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước của thành phố Hải Phòng

XHHSNGD là một quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta để phát triển giáo dục. Quan điểm đó là sự đúc kết truyền thống hiếu học, đề cao sự học và chăm lo việc học hành của nhân dân ta suốt hàng nghìn năm lịch sử phát triển của dân tộc. XHHSNGD rất phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho giáo dục phục vụ mục tiêu kinh tế - xã hội địa phương, góp phần vào sự tiến bộ xã hội và công bằng xã hội.

Thực hiện Thông tư liên tịch số 35/TT-LT ngày 10 tháng 10 năm 1990 của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Hải Phòng đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phong trào XHHGD và bước

đầu triển khai thí điểm mở Đại hội giáo dục ở xã Mỹ Đồng - huyện Thuỷ Nguyên và trường trung học phổ thông Nguyễn Trãi huyện An Dương. Đến đầu năm 1996, chỉ đạo huyện Thuỷ Nguyên và quận Hồng Bàng tổ chức Đại hội giáo dục cấp huyện.

Từ bài học chỉ đạo điểm và trên cơ sở thực tiễn của phong trào, ngành Giáo dục - Đào tạo đã tham mưu với thành phố chỉ đạo toàn thành phố tổ chức Đại hội giáo dục lần thứ nhất. Đến tháng 10 năm 1998, 12/12 quận, huyện, thị xã đã tiến hành mở đại hội giáo dục lần thứ nhất.

Ngày 2/4/1999, thành phố mở Đại hội giáo dục lần thứ nhất, đã thành lập được Hội đồng giáo dục với 49 thành viên tham gia Ban chấp hành; đã xây dựng được quy chế hoạt động của Ban chấp hành cùng với các chương trình hoạt động hàng năm.

Năm 2001, Uỷ ban nhân dân thành phố có Chỉ thị 06/CT-UB ngày 26 tháng 2 năm 2001 chỉ đạo các cấp xã phường và quận huyện tổ chức Đại hội giáo dục lần hai, chuẩn bị cho Đại hội giáo dục thành phố vào tháng 4 năm 2004.

100% xã phường, thị trấn và các quận huyện, thị xã trên địa bàn thành phố đã thành lập Hội đồng giáo dục, có quy chế và chương trình hoạt động cụ thể. Nhiều Hội đồng giáo dục đã thực sự phát huy tốt vai trò tham mưu với cấp uỷ, chính quyền và tổ chức nhiều hoạt động có kết quả, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ của phong trào XHHSNGD. Nhiều nhân tố điển hình phát huy tác dụng tốt như Hội đồng giáo dục huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, xã Hoà Bình, Cổ Am (huyện Vĩnh Bảo), xã Quang Phục, Vinh Quang, Hùng Thắng (huyện Tiên Lãng), xã Mỹ Đồng

(huyện Thuỷ Nguyên), xã Tân Dân (huyện An Lão), phường Niệm Nghĩa

Tháng 11 năm 1998, Hội khuyến học thành phố được thành lập, bước đầu đã xây dựng được Ban chấp hành, có quy chế hoạt động dựa trên điều lệ của Hội khuyến học Việt Nam. Trong thời gian 5 năm Hội đã tham mưu và thành lập được nhiều chi hội khuyến học cấp xã, phường và quận, huyện.

Tháng 01 năm 1999, Hội giáo dục gia đình của thành phố được thành lập đã cùng với ngành Giáo dục - Đào tạo tổ chức tư vấn và tham gia tích cực vào việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh.

Nghị quyết Trung ương 4 Đại hội Đảng VII và Nghị quyết Trung ương 2 Đại hội Đảng VIII, kết luận Hội nghị Trung ương 6 Đại hôi Đảng IX về giáo dục - đào tạo, con đường định hướng rõ ràng cho việc thực hiện XHHSNGD và trở thành phong trào quần chúng rộng khắp có sự tổng hợp sức mạnh từ các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Đoàn thể nhân dân, tổ chức doanh nghiệp, các cá nhân trong nước kể cả việc phát huy nguồn lực từ nước ngoài cho sự phát triển sự nghiệp giáo dục.

Qua công tác XHHSNGD, các địa phương đã huy động được nguồn kinh phí đáng kể từ quỹ hỗ trợ giáo dục và quỹ khuyến học. Nguồn kinh phí đó đã được sử dụng chủ yếu vào xây dựng tu sửa phòng học, bàn ghế, trang thiết bị dạy học và sử dụng vào việc khen thưởng giáo viên giỏi, học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó.

Kết quả của cuộc vận động XHHSNGD trong những năm qua đã góp phần tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân về vị trí, vai trò của giáo dục- đào tạo trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ở các địa phương, Hội cha mẹ học sinh, các cơ quan, chính quyền đoàn thể đóng trên địa bàn đã phối hợp chặt chẽ với nhà trường xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, triển khai tốt các cuộc vận động của ngành, thực hiện tốt kỷ cương, nề nếp trong nhà trường, tạo thêm nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, hình thành và

phát triển một xã hội học tập góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục- đào tạo.

Để nắm được tình hình giáo dục nói chung và giáo dục trung học phổ thông, đặc biệt thực trạng XHHSNGD trung học phổ thông ở huyện An

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG XÃ HỘI HOÁ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN AN DƯƠNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2008 (Trang 38 -42 )

×