0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục mầm non: toàn huyện có

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG XÃ HỘI HOÁ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN AN DƯƠNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2008 (Trang 43 -44 )

16 trường mầm non, trong đó có 1 trường chính quy và 15 trường dân

lập đang chuyển dần sang bán công.

+ Nhà trẻ: tổng số có 65 nhóm với tổng số cháu là 1133 đạt tỷ lệ 32% dân số trong độ tuổi

+ Mẫu giáo: tổng số lớp là 131, tổng số cháu là 3822 đạt tỷ lệ 73.8% dân số trong độ tuổi

Bằng con đường đa dạng hoá các loại hình trường lớp ngoài công lập, ngành mầm non đã duy trì được kết quả phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, đạt phổ cập mẫu giáo 4 tuổi. Cụ thể trẻ 5 tuổi có 1796 cháu đạt tỷ lệ 99.7%

Mạng lưới trường lớp mầm non ở An Dương hiện nay cơ bản theo quy mô vừa và nhỏ, đặt ở vị trí tập trung dân cư nên đáp ứng được nhu cầu đi lại và gửi trẻ của nhân dân.

Cơ sở vật chất:

Trong khoảng 5 năm 1998 - 2003, huyện đã chú ý đầu tư đến việc cải tạo, nâng cấp, sửa chữa và xây mới trường học mầm non, cơ bản đã khắc phục được tình trạng xuống cấp, nhất là các phòng học cấp 4. Một số trường đã được xây mới theo hướng khang trang, hiện đại. Hệ thống trang thiết bị phục vụ nuôi dạy trẻ được bổ sung dần. Năm 2002 Hội đồng nhân dân huyện có Nghị quyết tiết kiệm chi hành chính 5% để đầu tư cho hệ thống trường Mầm non dân lập, cải tạo và nâng cấp phòng học.

Tuy vậy, giáo dục Mầm non An Dương vẫn còn một số khó khăn: - Một bộ phận giáo viên chưa được chuẩn hoá trình độ đào tạo, nhưng tuổi đã cao. Nhà nước chưa có chính sách thoả đáng trong việc giải quyết chế độ nghỉ cho đối tượng này.

- Hai phần ba giáo viên Mầm non hưởng lương do các địa phương xã chi trả, mức lương quá thấp không phù hợp với sức lao động hàng ngày nên ít động viên được tinh thần làm việc của đội ngũ.

- Cơ sở vật chất nhiều trường quá chật hẹp do sử dụng các công trình cũ không phải là kiến trúc trường học. Vì vậy vấn đề xây dựng trường chuẩn là rất khó khăn.

- Chất lượng giáo dục ở khu vực ngoại thành còn nhiều hạn chế, một phần do điều kiện kinh tế khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng đóng góp và chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG XÃ HỘI HOÁ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN AN DƯƠNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2008 (Trang 43 -44 )

×