Việc triển khai thực hiện xã hội hoá sự nghiệp giáo dục ở huyện

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường xã hội hoá sự nghiệp giáo dục trung học phổ thông ở huyện An Dương, thành phố Hải Phòng đến năm 2008 (Trang 49 - 50)

huyện An Dương

Sau những bước đi đầu tiên thực hiện XHHSNGD và đào tạo ngay từ năm 1990. Nhận thức về XHHSNGD và đào tạo ngày càng được nâng cao, xã hội hoá trở thành một nội dung công tác quan trọng đối với các cấp uỷ Đảng và chính quyền của huyện An Dương. Điều đó được tiếp tục thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện An Dương năm 2001. Cụ thể:

“Đa dạng hoá các loại hình trường lớp, khuyến khích mở trường dân lập, bán công, tư thục, đảm bảo số học sinh trong lớp ở từng cấp học theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục- đào tạo”. “Nâng cao chất lượng, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên. Ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực. Tăng cường cơ

sở vật chất, đẩy mạnh xã hội hoá sự nghiệp giáo dục - đào tạo" [4].

Tháng 7 năm 2001 Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện đã chỉ đạo và duyệt kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục- đào tạo giai đoạn 2001-2005 với nội dung: “Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học, đẩy mạnh XHHSNGD, tạo mọi điều kiện để cho mọi người có thể được học tập”.

Với ngành học mầm non: “Tiếp tục phát triển hệ thống giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu của nhân dân địa phương theo 4 loại hình trường: công lập, bán công, dân lập, tư thục. Ưu tiên cho trẻ em 5 tuổi được hưởng các chương trình giáo dục mẫu giáo để trẻ chuẩn bị vào lớp 1”.

Với tiểu học: “ Củng cố, duy trì tốt kết quả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, đặc biệt đối với các xã còn khó khăn. Tích cực huy động tối đa học sinh đi học trên mọi hình thức. Thực hiện tốt việc phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, tiến hành xây dựng nhiều trường chuẩn Quốc gia”.

Với trung học cơ sở: “Tiếp tục thực hiện việc điều tra công nhận phổ cập trung học cơ sở. Đến năm 2004 hoàn thành về phổ cập trung học cơ sở. Đầu năm 2003 hoàn thành dự án “xoá phòng học tạm” cho THCS, chuẩn bị tốt các điều kiện về phòng học, phương tiện dạy học, nhà thí nghiệm, thư viện, giáo viên đi học bồi dường đạt chuẩn nâng cao trên chuẩn”.

Với trung học phổ thông: “Thực hiện tốt đa dạng hoá các loại hình trường lớp, tiến tới có nhiều trường bán công, dân lập, tư thục để thu hút thanh niên đến trường học”.

Với vai trò nòng cốt và chủ đạo, Phòng giáo dục và Công đoàn huyện đã nhanh chóng vào cuộc. Nhiều hội nghị, hội thảo, văn bản hướng dẫn về xã hội hoá giáo dục và đào tạo đối với các cơ sở đã được Phòng giáo dục và Công đoàn huyện An Dương thực hiện.

Công tác XHHSNGD của huyện An Dương cũng được sự quan tâm, theo dõi của các đồng chí lãnh đạo thành phố, Sở giáo dục và đào tạo Hải Phòng cùng các ban ngành đoàn thể của thành phố và huyện. Vì vậy, công tác XHHSNGD và đào tạo được triển khai sâu rộng tới các ngành, các cấp, các cơ quan đoàn thể, các xã, thị trấn trong toàn huyện. Cho nên có thể nói chưa bao giờ sự nghiệp giáo dục và đào tạo được các cấp, các ngành và dư luận xã hội quan tâm rộng rãi và sâu sắc như hiện nay. Đó là tiền đề để công tác XHHSNGD và đào tạo của huyện An Dương đạt kết quả to lớn.

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường xã hội hoá sự nghiệp giáo dục trung học phổ thông ở huyện An Dương, thành phố Hải Phòng đến năm 2008 (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)