Mục tiêu cơ bản, lâu dài của ngành giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, xây dựng xã hội có phong trào giáo dục mạnh, ổn định; có mặt bằng dân trí cao, người lao động được bồi dưỡng kiến thức về mọi mặt, làm nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội. Mở rộng các loại hình học tập để thu hút đông đảo người dân đến học.
Nâng cao chất lượng dạy và học, tạo mọi điều kiện để cho mọi người có thể được học tập. Thực hiện đa dạng hoá các trường học như: Tiếp tục
phát triển các trường bán công, dân lập, tư thục… củng cố và hoàn thiện hệ thống mạng lưới trường lớp ở các ngành học. Tập trung và quản lý tốt các nguồn vốn chương trình mục tiêu, vốn xây dựng cơ bản để xây dựng cơ sở vật chất trường học. Thực hiện tốt chính sách của Đảng đối với phát triển giáo dục ở những nơi còn gặp nhiều khó khăn.
1.3.3 Nội dung chủ yếu của xã hội hoá sự nghiệp giáo dục
Từ những năm 1990 Bộ giáo dục đã cùng với Công đoàn ngành giáo dục mở cuộc vận động XHHSNGD và từ đó đến nay nội dung XHHSNGD ngày càng phong phú. Để giáo dục bước vào thế kỉ 21 một cách vững chắc Nhà nước cũng đã thể chế hoá cuộc vận động này và nêu rõ các nội dung chủ yếu của XHHSNGD:
. Xây dựng phong trào học tập trong toàn xã hội, làm cho nền giáo dục của chúng ta trở thành một nền giáo dục dành cho mọi người ở mọi lứa tuổi đều có điều kiện học tập thường xuyên, học tập suốt đời, tạo một xã hội học tập
. Xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh, vận động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ, phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục trong nhà trường với giáo dục ở gia đình và giáo dục ngoài xã hội; tăng cường trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể, tổ chức kinh tế - xã hội, của gia đình, của từng người dân đối với giáo dục.
. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, các hình thức học tập; trên cơ sở củng cố các loại hình công lập, lấy đó làm nòng cốt của hệ thống giáo dục quốc dân, tích cực phát triển các loại hình ngoài công lập để tạo thêm cơ hội học tập, nâng cao trình độ cho mọi người, trước hết là thế hệ trẻ.
. Tăng cƣờng đầu tƣ ngân sách Nhà nƣớc và mở rộng các nguồn đầu tư khác. Khai thác triệt để và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong xã hội để phát triển giáo dục.
. Tiếp tục cụ thể hoá, thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng và của Nhà nước về xã hội hoá sự nghiệp giáo dục và huy động cộng đồng. Để ngắn gọn người ta thường gắn 5 nội dung XHHGD nêu trên với 5 chữ hoá như sau:
- Giáo dục hoá xã hội tức là tạo cơ hội học tập cho mọi người, tạo nên một xã hội học tập.
- Cộng đồng hoá trách nhiệm đối với giáo dục - Đa dạng hoá loại hình, hình thức giáo dục - Đa phương hoá nguồn lực
- Thể chế hoá chủ trương XHHSNGD để chủ trương này nhanh chóng đi vào cuộc sống [13].
.4 Điều kiện thực hiện xã hội hoá sự nghiệp giáo dục
. Đảng, Nhà nƣớc bằng quyền hạn và trách nhiệm của mình (ở cả vĩ mô và vi mô) phải tạo ra các cơ chế, chính sách để triển khai XHHSNGD và thể chế hoá các chủ trương XHHSNGD, đồng thời chỉ đạo, quản lý các hoạt động XHHSNGD.
. Tăng cƣờng dân chủ hoá giáo dục, dân chủ hoá trường học, tạo môi trường để nhân dân tích cực trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể đặt ra cho giáo dục. Nâng cao mặt bằng dân trí, trau dồi hành vi đạo đức cho thế hệ trẻ, xây dựng cảnh quan nhà trường, môi trường giáo dục ... ngày càng tốt và thuận lợi cho việc giáo dục thế hệ trẻ theo đúng yêu cầu và mục tiêu của địa phương và đất nước.
Ngành giáo dục phải chủ động triển khai XHHSNGD thông qua đội ngũ quản lý, qua đội ngũ tham gia trực tiếp giáo dục và giảng dạy, đặc biệt là qua việc nâng cao chất lượng đào tạo và giáo dục những “sản phẩm giáo dục” sao cho phù hợp với những đòi hỏi của kinh tế - xã hội ở địa phương, của Nhà nước và thời đại. Ngành giáo dục, đặc biệt là các cấp quản lý giáo
hiện vai trò nòng cốt của mình trong việc tham mưu với lãnh đạo địa phương, với các tổ chức, các lực lượng xã hội khác ... trong việc triển khai các chủ trương để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng cho giáo dục theo định hướng của Đảng, Nhà nước và pháp luật.
. Xã hội hoá giáo dục là việc huy động toàn xã hội làm giáo dục
dưới sự quản lý của Nhà nước. Muốn thực hiện quản lý Nhà nước thì nó phải thể chế hoá. Tức là làm cho sự tham gia của xã hội vào công tác giáo dục được thể hiện theo những quy định, luật lệ, ... ổn định, mang tính pháp lý, có chính sách, chế độ rõ ràng, dân chủ và công bằng.
Đại hội giáo dục các cấp là một hình thức thể chế hoá. Thể chế về tổ chức là một Đại hội toàn dân; nó đại diện cho nguyện vọng, nhu cầu của mọi tầng lớp xã hội, mọi cơ quan và tổ chức xã hội, tập trung ý chí và trí tuệ của cả cộng đồng, tập hợp sức mạnh của quần chúng thành tổ chức. Hội đồng giáo dục cơ sở là một hình thức thể chế hoá về mặt tổ chức do Đại hội giáo dục bầu ra.
Thể chế hoá về mặt luật pháp, văn bản là hệ thống các nghị quyết của Đại hội. Những nghị quyết đó sẽ biến thành chủ trương, nghị quyết của Hội đồng nhân dân và chỉ thị của Uỷ ban nhân dân các cấp. Như là ý nguyện của toàn dân được đảm bảo bằng những văn bản pháp lý, tạo cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động XHHGD. Ngoài ra, những cam kết, thoả thuận, hợp đồng ... cũng là sự thể chế hoá các mối quan hệ.
Nói chung Đại hội giáo dục tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động tham gia giáo dục, đảm bảo tính bền vững của phong trào.