Tình hình xã hội hoá sự nghiệp giáo dục của huyện An Dương

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường xã hội hoá sự nghiệp giáo dục trung học phổ thông ở huyện An Dương, thành phố Hải Phòng đến năm 2008 (Trang 50 - 113)

2.3.1 Nhận thức về xã hội hoá sự nghiệp giáo dục ở huyện An

Bảng 2.5. Nhận thức về các nội dung của xã hội hoá sự nghiệp giáo dụcở huyện An Dương

ST T Quan niệm về XHHSNGD Lãnh đạo địa phương Đại diện các ban ngành, đoàn thể

Nhân dân Kết quả chung SL 22 % SL 105 % SL 355 % SL 482 % 1 Giáo dục hoá xã hội 7 31.8 32 30.5 124 34.9 163 33.8 2 Cộng đồng hoá trách

nhiệm 8 36.4 44 41.9 113 31.8 165 34.2 3 Đa phương hoá các nguồn

lực 7 31.8 37 35.2 146 41.1 190 39.4

4

Đa dạng hoá các loại hình học tập, loại hình trường,

lớp

6 27.3 19 18.1 81 22.8 106 22

5

Thể chế hoá trách nhiệm, quyền lợi của các lực lượng xã hội tham gia

XHHSNGD

3 13.6 10 9.5 21 5.9 34 7.1

6 Cả 5 nội dung trên 12 54.5 55 52.4 124 34.9 191 39.6 Kết quả được nêu trong Bảng 2.5 cho thấy, nhìn chung các nhóm đối tượng còn chưa hiểu đầy đủ các nội dung của XHHSNGD. Chỉ hơn một nửa (54.5%) lãnh đạo địa phương và 52.4% đại diện các ban, ngành, đoàn thể nhận thức đầy đủ cả 5 nội dung của XHHSNGD đã nêu. Số còn lại chỉ nêu 1 hoặc 2, hoặc 3 nội dung.

* Nhận thức về ý nghĩa của xã hội hoá sự nghiệp giáo dục

Kết quả được nêu trong Bảng 2.6 cho thấy, phần lớn ( 95.9% ) những người được hỏi đều thấy ý nghĩa của XHHGD trong việc tạo thêm nguồn lực cho xã hội. 86.7% cho rằng XHHGD sẽ tạo thêm nhiều cơ hội học tập cho thanh niên. Tiếp theo là ý nghĩa của XHHGD trong việc hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu dạy học (59.5%).

Bảng 2.6. Nhận thức về ý nghĩa của xã hội hoá sự nghiệp giáo dục ở huyện An Dương

ST

T Ý nghĩa của XHHSNGD Lãnh đạo địa phương

Đại diện các ban ngành,

đoàn thể

Nhân dân Kết quả chung SL 22 % SL 105 % SL 355 % SL 482 % 1 Tăng thêm nhiều cơ hội

học tập cho học sinh 18 81.8 84 80 316 89 418 86.7 2 Tạo thêm nhiều nguồn lực

cho xã hội 20 90.9 100 95.2 342 96.3 462 95.9 3 Góp phần đa dạng hoá các

chương trình, nội dung 21 95.5 92 87.6 116 32.8 229 47.5 4 Huy động đội ngũ giáo

viên 21 95.5 103 98.1 161 45.4 285 59.1 5 Hỗ trợ cơ sở vật chất,

trang thiết bị, tài liệu dạy và học

11 50 69 65.7 321 90.4 287 59.5

6 Làm cho giáo dục gắn với

cộng đồng 17 77.3 88 83.8 160 45.1 243 55 7 Góp phần nâng cao chất

lượng, hiệu quả của GD 14 63.6 61 58.1 116 32.7 191 39.6 Tuy nhiên, cũng còn nhiều người chưa nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của XHHSNGD trong việc đa dạng hoá chương trình, nội dung, trong việc góp phần nâng cao chất lượng của giáo dục hoặc làm cho giáo dục gắn với cộng đồng. Lãnh đạo địa phương và các ban, ngành, đoàn thể đánh giá cao 3 ý nghĩa sau của XHHSNGD trong việc tạo thêm nguồn lực cho xã hội, trong việc đa dạng hoá chương trình, nội dung và trong việc huy động giáo viên tình nguyện. Còn dân thì lại thấy ý nghĩa của XHHSNGD ở chỗ tạo thêm nguồn lực, hỗ trợ cơ sở vật chất và tạo thêm cơ hội học tập cho học sinh. Tuy nhiên, sự tham gia trực tiếp của các lực lượng xã hội vào xây dựng chương trình, biên soạn nội dung hay trực tiếp giảng dạy còn ít được

người dân thấy rõ ( chỉ có 32.8 % và 45.4% ). Tất nhiên đây là yêu cầu cao và cũng là yêu cầu khó đối với XHHSNGD.

* Nhận thức về tầm quan trọng của xã hội hoá sự nghiệp giáo dục

Kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy, không chỉ lãnh đạo địa phương, đại diện các ban, ngành đoàn thể, mà cả nhân dân đều có nhận thức đúng về tầm quan trọng và tính cấp thiết của XHHSNGD. 85.5% cho rằng XHHSNGD là rất quan trọng và 82.2% cho rằng XHHSNGD là cần thiết và cấp bách.

Bảng 2.7. Nhận thức về tầm quan trọng và cấp thiết của xã hội hoá sự nghiệp giáo dục ở huyện An Dương

ST T Tầm quan trọng và cấp thiết của XHHSNGD Lãnh đạo địa phương Đại diện các ban ngành, đoàn thể Nhân dân Kết quả chung SL 22 % SL 105 % SL 355 % SL 482 % 1 XHHSNGD là rất quan trọng 21 95.5 92 87.6 300 84.5 413 85.7 2 XHHSNGD là rất cấp thiết 20 90.9 77 73.3 289 81.4 386 80.1

Tuy nhiên, nhận thức của các lãnh đạo địa phương có cao hơn so với nhận thức của đại diện các ban, ngành, đoàn thể và của nhân dân. Nếu như 95.5% lãnh đạo nhận thức được tầm quan trọng của XHHSNGD, thì chỉ có 87.6% đại diện các ban, ngành, đoàn thể và 84.5% dân nhận thức được vấn đề này. Tương tự như vậy đối với nhận thức về tính cấp thiết của XHHSNGD.

* Nhận thức về vai trò của xã hội, của Nhà nước và của ngành giáo dục đối với xã hội hoá sự nghiệp giáo dục

Có thể nói rằng, các nhóm đối tượng nhìn chung đều nhận thức đúng vai trò của xã hội, Nhà nước và ngành giáo dục trong XHHSNGD. 86.4% lãnh đạo địa phương, 89.5% đại diện các ban, ngành và 77.7% nhân dân cho rằng Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, 81.8% lãnh đạo địa phương, 81.9% đại diện các ban, ngành và 75.2% nhân dân nhất trí rằng ngành giáo dục phải giữ vai trò chủ động. Tuy nhiên, cũng còn 20 - 23% có nhận thức chưa đúng đắn về vai trò tham gia của xã hội, vai trò chủ đạo của Nhà nước và vai trò chủ động của ngành giáo dục trong XHHSNGD.

Bảng 2.8. Nhận thức về vai trò của xã hội, Nhà nước và ngành giáo dục đối với xã hội hoá sự nghiệp giáo dục ở huyện An Dương

ST T Nội dung XHHSNGD Lãnh đạo địa phương Đại diện các ban ngành, đoàn thể Nhân dân Kết quả chung SL 22 % SL 105 % SL 355 % SL 482 % 1 Nhà nước giữ vai trò chủ đạo 19 86.4 94 89.5 276 77.7 389 80.7 2 Xã hội giữ vai trò tham gia 18 81.8 86 81.9 267 75.2 371 76.9 3 Ngành giáo dục giữ vai trò

chủ động

18 81.8 86 81.9 267 75.2 371 76.9

2.3.2 Kết quả của công tác xã hội hoá sự nghiệp giáo dục ở huyện An Dương trong những năm qua: An Dương trong những năm qua:

2.3.2.1 Một nền giáo dục cho mọi người:

XHHSNGD trước hết là phải mang giáo dục đến cho mọi người, cho toàn xã hội. Về mặt này, những năm qua huyện An Dương đã thực sự tạo được một phong trào học tập sâu rộng, tạo cơ hội cho mọi người có nhu cầu học tập thì đều được học, học dưới các loại hình trường lớp khác nhau.

Theo báo cáo số 38 ngày 23/3/2004 của phòng giáo dục huyện An Dương ta có kết quả phổ cập giáo dục như sau:

+ Phổ cập giáo dục tiểu học: được tiếp tục duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng 3 tiêu chuẩn phổ cập tiểu học và chống mù chữ đều đạt từ 99.6% đến 99.8%

+ Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi: có nhiều tiến bộ 15/16 xã, thị trấn đạt các tiêu chuẩn PCGD tiểu học đúng độ tuổi từ 91.8% đến 99.3%. Cụ thể:

Tiêu chuẩn 1:

Trẻ em sinh năm 1996 vào lớp 1 đạt 99.3%

Trẻ em sinh năm 1992 vào lớp 1 năm 1998 đạt 93.9%. Tốt nghiệp lớp 5 tháng 5/2003 đạt 91.8%. Số còn lại đang học tiểu học và THCS.

Tiêu chuẩn 2:

Bình quân giáo viên / lớp: 1.27; 96.8% giáo viên có trình độ chuẩn, trên chuẩn

Tiêu chuẩn 3:

Số khu trường: có 46 khu trường. Đạt chuẩn Quốc gia: 7 trường; đang đề nghị 2 trường (Lê Thiện, Bắc Sơn), toàn huyện xây dựng 30 lớp học chuẩn. Nhìn chung về cơ sở vật chất đủ các điều kiện tối thiểu phục vụ cho dạy và học. 100% học sinh lớp 1, lớp 2 được học bán trú, 2 buổi / ngày. Học sinh tất cả các khối lớp từ lớp 1 đến lớp 5 được học bán trú 2 buổi / ngày là 53.48%.

Phổ cập trung học cơ sở: Công tác phổ cập và duy trì sĩ số: để duy trì giữ vững các tiêu chuẩn PCGD THCS theo quyết định số 26 ngày 5/7/2001 của Bộ Giáo dục và đào tạo: phòng giáo dục đã tập trung chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra vận động và tổ chức được 5 lớp phổ cập với 136 học sinh.

Các tiêu chuẩn phổ cập trung học cơ sở theo quyết định 26 ngày 5/7/2001 được công nhận như sau:

Tiêu chuẩn 1:

An Dương đạt và duy trì chuẩn Quốc gia phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ. Toàn huyện có 16/16 xã thị trấn đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở theo quyết định số 26 ngày 5/7/2001 của Bộ GD & ĐT đạt tỷ lệ 100%.

Đảm bảo các môn học đã thực hiện đầy đủ theo chương trình của Bộ GD & ĐT. Huy động học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6 là 95%

Tiêu chuẩn 2:

Thanh thiếu niên độ tuổi 15 đến 18 tốt nghiệp THCS đạt tỷ lệ 84.4%

Phổ cập giáo dục bậc trung học và nghề:

Tiêu chuẩn huy động:

Số đối tượng từ 15 đến 21 phải phổ cập là: 19693 đã tốt nghiệp trung học cơ sở: 15915/19693 = 80.8%

Số vào học cả 4 loại hình (THPT, BTTHPT, THCN, trường nghề) đạt: 62.4%

Tiêu chuẩn hiệu quả:

Số đối tượng từ 18 đến 21 phải phổ cập là 10904. Số đã tốt nghiệp cả 4 loại hình là: 4050 = 37.1%.

Học sinh lớp 12 năm học 2002-2003: 1147 học sinh, đã tốt nghiệp: 1141 đạt tỷ lệ: 99.5%.

Cả 2 tiêu chuẩn phổ cập trung học và nghề còn thiếu rất nhiều.

Hiện nay: tiêu chuẩn huy động xếp thứ 9/13 quận, huyện trên toàn thành phố.

Tiêu chuẩn hiệu quả xếp thứ 13/13 quận huyện trên toàn thành phố.

Tình hình xây dựng trường chuẩn Quốc gia:

Căn cứ Chỉ thị số 28 ngày 26/8/2003 về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2003-2004 của UBND thành phố Hải Phòng. UBND huyện An Dương

2003-2004, công văn số 437 ngày 6/11/2003 “Về việc giành quỹ đất xây dựng trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2003-2010”, công văn số 465 ngày 26/11/2003 về việc thành lập trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, thị trấn gửi tới các ban ngành, các cơ quan đoàn thể, UBND các xã, thị trấn, các trường học trong toàn huyện An Dương. Ngày 19/12/2003 UBND huyện An Dương đã mở hội nghị bàn chuyên đề về xây dựng cơ sở vật chất giành đủ số đất để xây dựng trường chuẩn Quốc gia từ nay đến năm 2007 với Bí thư, chủ tịch UBND, chủ tịch HĐGD, Hiệu trưởng các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT các xã, thị trấn và các ban ngành trong toàn huyện tại trường THPT Nguyễn Trãi. Tại hội nghị này, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện đã giao nhiệm vụ cho các xã thị trấn có kế hoạch giành đủ quỹ đất xây dựng các nhà trường đạt chuẩn Quốc gia và cho kinh phí trang bị nội thất các phòng chức năng hoàn thành vào quý 1 năm 2004. Đây là một hội nghị rất có chất lượng và rất thành công, thể hiện sự quan tâm của các cấp, các ngành, các lực lượng xã hội tới phong trào giáo dục của huyện nhà. Hiện nay ngành giáo dục huyện An Dương đã có 7 trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia: An Hưng, Tân Tiến, An Hồng, Nam Sơn, Đặng Cương, Đồng Thái, An Dương và một trường THPT đạt chuẩn Quốc gia đó là trường THPT Nguyễn Trãi.

Năm học 2004-2005 có các trường tiểu học: Lê Thiện, Hồng Phong, Bắc Sơn, Lê Lợi, Hồng Thái, An Đồng được công nhận trường chuẩn Quốc gia.

Năm 2004: các trường mầm non An Dương, Tân Tiến, Nam Sơn, THCS An Đồng được công nhận trường chuẩn

Năm 2005: các trường mầm non Đặng Cương, An Hưng, Lê Lợi, An Đồng, Đồng Thái, Hồng Thái; THCS Đặng Cương, Tân Tiến, Nam Sơn, Hồng Thái, An Hưng, Đồng Thái An Dương, Lê Lợi được công nhận trường chuẩn Quốc gia.

Các trường khác đăng ký đạt chuẩn vào năm 2007. Hiện nay một số trường đã xây dựng hoàn thành phòng học, phòng chức năng như: Tiểu học Hồng Phong, Hồng Thái, An Hoà, Lê Lợi, Đặng Cương, THCS An Đồng, Đồng Thái… 100% số xã, thị trấn đã có kế hoạch giành đủ diện tích đất để xây dựng các trường học đạt chuẩn Quốc gia.

Đánh giá chung:

Phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ đã trở thành nề nếp ở các đơn vị, thị trấn từ nhiều năm nay trong toàn huyện. Song độ tuổi từ 11-14 còn học ở tiểu học khá nhiều (201em). Do vậy rất ảnh hưởng đến kết quả PCTH đúng độ tuổi trong những năm tiếp theo. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi tuy đã đạt chuẩn từ năm 2001 song vẫn còn 1 xã An Hoà chưa đạt các tiêu chuẩn về PCGD tiểu học đúng độ tuổi.

Công tác phổ cập trung học cơ sở theo như kết quả báo cáo ở trên tỷ lệ độ tuổi 15-18 tốt nghiệp THCS đạt 84.4% là còn rất thấp. Vì một số đơn vị còn có học sinh bỏ học chưa thực sự tích cực vận động các em ra lớp phổ cập hoặc còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện như xã Lê Thiện, Đại Bản, An Hưng, Bắc Sơn.

Công tác phổ cập trung học và nghề: Sau một năm thực hiện hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai PCTH triển khai đề án PCGD trung học cơ sở đúng độ tuổi và PC THPT và nghề trên địa bàn thành phố Hải Phòng của Sở Giáo dục và Đào tạo. Dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo điều hành của huyện uỷ, HĐND, UBND huyện An Dương, với sự cố gắng nỗ lực vượt bao khó khăn của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể, của nhân dân, của đội ngũ cán bộ quản lý, các thầy cô giáo trong các trường tiểu học, THCS, THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên và toàn ngành giáo dục huyện An Dương song các tiêu chuẩn về PCTH và nghề còn rất thấp, vì vậy theo đề án PCTH và nghề từ nay đến năm 2010

chuẩn huy động, hiệu quả và điều kiện trong đó tiêu chuẩn huy động là khó khăn nhất mới chỉ đạt 62.4% còn thiếu 32.6% mới đạt chuẩn. Tiêu chuẩn hiệu quả mới chỉ đạt 37.1% còn thiếu 37.9% so với chuẩn.

Mặc dù còn một số hạn chế như trên, nhưng nhìn chung ngành giáo dục và đào tạo huyện An Dương đã phát triển khá đồng đều cả về quy mô, số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu đa dạng về học tập cho tất cả thanh thiếu niên trong toàn huyện. Giáo dục - đào tạo ở huyện An Dương đã là của mọi người.

2.3.2.2 Huy động toàn xã hội tham gia xã hội hoá sự nghiệp giáo dục

Quán triệt chủ trương xã hội hoá sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Trung ương Đảng và Chính phủ, huyện An Dương đã thể hiện sự đánh giá cao vai trò của giáo dục và đào tạo đối với phát triển kinh tế - xã hội của huyện An Dương. Kế hoạch số 02/KH-HU ngày 05/5/1997 của huyện uỷ An Dương về phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo của huyện đã đề ra những mục tiêu, giải pháp lớn để chấn hưng giáo dục - đào tạo của huyện trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Thực hiện chủ trương đó của huyện uỷ An Dương, HĐND, UBND huyện An Dương đã cụ thể thành các chương trình, kế hoạch công tác nhằm đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở huyện An Dương. Nhiều Nghị quyết của HĐND, Quyết định của UBND huyện đặt ra những chế độ, chính sách quan trọng cho giáo dục.

Dưới sự chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND huyện và ngành GD&ĐT đã phối hợp với các cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp, tổ chức Đại hội giáo dục các cấp. Các địa phương mở Đại hội giáo dục đều chuẩn bị tốt nội dung đại hội, công tác tổ chức, tuyên truyền, trong và sau đại hội đếu thực

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường xã hội hoá sự nghiệp giáo dục trung học phổ thông ở huyện An Dương, thành phố Hải Phòng đến năm 2008 (Trang 50 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)