0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục bậc trung học phổ thông:

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG XÃ HỘI HOÁ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN AN DƯƠNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2008 (Trang 46 -49 )

Năm học 2002 - 2003 huyện An Dương có 5 trường trung học phổ thông, bao gồm 3 loại hình trường: công lập 2 trường, dân lập 2 trường và tư thục 1 trường.

Mạng lưới trường trung học phổ thông ở An Dương phát triển mạnh và đa dạng các loại hình, đáp ứng được 70% nhu cầu học tập của học sinh. Mô hình trường ngoài công lập sau 15 năm phát triển cơ bản ổn định và từng bước khẳng định được chủ trương đúng đắn về công tác XHHSNGD của Đảng.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên được đào tạo chuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bậc học: 98%, trong đó 5% đã và đang hoàn chỉnh các chương trình đào tạo thạc sĩ và sau Đại học.

Một bộ phận giáo viên có trình độ chuyên môn cao, năng lực sư phạm vững vàng, là nhân tố quan trọng trong việc bồi dưỡng nhân tài cho địa phương, đặc biệt trong việc huấn luyện học sinh các đội tuyển học sinh giỏi thành phố và quốc gia.

Chất lượng giáo dục ở bậc học những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ học sinh xếp loại văn hoá khá giỏi đạt mức trung bình từ 30 - 40%, có trường đạt 70%, hạnh kiểm khá tốt đạt mức trung bình từ 80 - 90%. Kết quả thi tốt nghiệp hàng năm, tỷ lệ đỗ từ 98 - 100%, năm học 2002 - 2003 đạt 99%, thường ở vị trí cao so với toàn thành phố.

Kết quả thi học sinh giỏi thành phố và quốc gia năm sau cao hơn năm trước cả về số lượng và chất lượng giải.

Bảng2.4. Thống kê số học sinh đạt giải học sinh giỏi thành phố

Năm học Giải nhất Giải nhì Giải ba Giải kk Tổng số

01 - 02 11 22 33 50 116

02 - 03 9 24 35 46 114

03 - 04 10 26 36 45 117

Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng hàng năm đạt từ 30 - 40%.

An Dương là một trong số các quận, huyện mạnh dạn thực hiện chương trình phổ cập trung học và nghề, trong khi các nơi khác đang còn triển khai chương trình phổ cập trung học cơ sở. Dự kiến chương trình phổ cập trung học và nghề sẽ hoàn thành vào năm 2008.

Cơ sở vật chất của bậc học được đầu tư theo hướng khang trang, hiện đại. 100% trường trung học phổ thông công lập được xây dựng cao tầng, có phòng học vi tính từ 20 - 50 máy phục vụ nhu cầu học nghề của học sinh. Hầu hết các trường dân lập, tư thục có cơ sở riêng, nhiều trường xây dựng kiên cố, hiện đại với kinh phí đầu tư từ 2 - 10 tỷ đồng. Nhiều trường THPT đã sử dụng công nghệ phần mềm vào trong quản lý và giảng dạy. Trường THPT Nguyễn Trãi đã lắp đặt hệ thống Camera trong các phòng học để phục vụ cho công tác quản lý.

Tuy vậy, khó khăn ở bậc trung học phổ thông cũng còn nhiều: - Hệ thống trường ngoài công lập phát triển chưa thật mạnh, vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của số đông học sinh. Một vài trường sau nhiều năm thành lập vẫn sử dụng cơ sở thuê mượn nên trường lớp không đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng đạt ở mức thấp.

- Đội ngũ giáo viên cơ bản được chuẩn hoá nhưng chưa đồng bộ. Tỷ lệ giáo viên có trình độ trên đại học còn thấp.

- Chất lượng giáo dục giữa thị trấn và một số xã có sự chênh lệch lớn. Khả năng thực hành của học sinh còn yếu, kiến thức khoa học còn xa rời thực tiễn.

- Do chưa có cơ chế phân luồng học sinh nên mục tiêu của đại đa số học sinh là phấn đấu thi vào Đại học, Cao đẳng, dẫn đến tình trạng mất cân đối trong cơ cấu đào tạo và tuyển dụng người lao động.

- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nhất là thiếu phòng học bộ môn, thiếu trang thiết bị hiện đại. Hầu hết các trường không đủ diện tích đất để xây dựng trường chuẩn quốc gia.

- Do cơ chế 100% vốn đầu tư là của dân nên hầu hết các trường ngoài công lập thiếu trang thiết bị dạy học, đặc biệt thiếu phòng bộ môn, thư viện và thực hành thí nghiệm.

Tuy nhiên thực trạng XHHSNGD của huyện An Dương còn gặp một số khó khăn sau:

+Tỷ lệ huy động các cháu đi nhà trẻ còn thấp; tỷ lệ bỏ học ở trung học cơ sở còn cao. Đội ngũ giáo viên mầm non đạt chuẩn còn thấp.

+Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phòng học, các phòng chức năng, đồ dùng dạy học ở một số trường còn thiếu thốn nhiều.

+Kinh phí cho công tác điều tra mở lớp phổ cập còn rất hạn chế. Từ khi làm phổ cập trung học và nghề ( tháng 1 năm 2003 ) đến nay (tháng 8/2004) mỗi trường trung học cơ sở mới được cấp 1 triệu đồng dùng vào việc điều tra ( số tiền quá ít ).

+Hàng năm số học sinh bỏ học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, vì tìm việc làm, vì chưa thi được vào THPT công lập còn nhiều. Ví dụ như năm học 2003 - 2004 từ đầu năm đến tháng 3/2004 cấp trung học cơ sở đã

có 51 học sinh bỏ học chiếm tỷ lệ 0.45% số học sinh vào các trường THPT công lập, dân lập, tư thục, giáo dục thường xuyên hàng năm khoảng 40%. + Một số giáo viên không theo kịp với việc dạy học trong chương trình đổi mới giáo dục phổ thông nên chất lượng giảng dạy không cao. + Chất lượng học sinh đại trà còn thấp, đặc biệt là chất lượng học sinh lớp 9

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG XÃ HỘI HOÁ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN AN DƯƠNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2008 (Trang 46 -49 )

×