Mục tiêu của thí nghiệm là xác định mật độ bào tử mốc thích hợp bổ sung vào môi trường thủy phân để thu được hàm lượng đường khử nhiều nhất ở các kiểu mật độ bào tử bố trí thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí như mô tả ở mục 2.3.2, không điều chỉnh pH hỗn hợp ban đầu, kết quả thu được hàm lượng đường khử tạo ra như bảng 3.5
Bảng 3.5: Hàm lượng đường khử được tạo ra theo mật độ bào tử mốc Mật độ bào tử mốc (bào tử/ml) Hàm lượng đường khử (mg/g rơm) 106 14,53± 0,51 107 18,15± 0,47 108 15,83 ± 0,19
Dựa vào kết quả của bảng 3.5 ta thấy, hàm lượng đường khử ở thí nghiệm có bổ sung mật độ bào tử mốc là 107 có sự sai khác với hàm lượng đường khử ở thí nghiệm có bổ sung mật độ bào tử mốc là 108, hàm lượng đường khử ở thí nghiệm có bổ sung mật độ bào tử mốc là 106 có sự sai khác với hàm lượng đường khử ở thí nghiệm có mật độ bổ sung mật độ bào tử mốc là 107. Có sự sai khác về kết quả hàm lượng đường khử được tạo ra ở thí nghiệm có bổ sung mật độ bào tử mốc 106 ,107 và thí nghiệm có bổ sung mật độ bào tử mốc 108. Hàm lượng đường khử được tạo ra ở thí nghiệm có bổ sung mật độ bào tử mốc 107 là (18,15± 0,47 mg/g rơm) không có sự khác biệt nhiều so với hàm lượng đường khử được tạo ra ở thí nghiệm 1 (17,62 ± 0,76 mg/g rơm) ở cùng điều kiện thí nghiệm. Hàm lượng đường khử được tạo ra ở thí nghiệm có bổ sung mật độ bào tử mốc 106 là (14,53 ± 0,51 mg/g rơm) và hàm lượng đường khử được tạo ra ở thí nghiệm có bổ sung mật độ bào tử mốc 108 là (15,83 ± 0,19 mg/g rơm) thấp hơn hàm lượng đường khử được tạo ra ở thí
nghiệm 3.1 (17,62 ± 0,76 mg/g rơm) ở cùng điều kiện thí nghiệm về thời gian, chỉ khác nhau về mật độ bào tử mốc bổ vào quá trình thủy phân. Vì vậy, từ những kết quả trên ta chọn thí nghiệm có bổ sung mật độ bào tử mốc là mức 107 bào tử/ml.