Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng tại Sacombak

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank Phú Thọ) (Trang 51 - 55)

4. Kết cấu của tiểu luận

3.3. Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng tại Sacombak

Bản thân hoạt động tín dụng của Chi nhánh luôn tiềm ẩn rủi ro, chúng đƣợc thể hiện muôn hình vạn trạng, nhƣng có thể nhận biết đƣợc nguyên nhân chủ yếu sau:

* Nguyên nhân từ phía môi trƣờng kinh doanh Môi trƣờng kinh tế

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn chịu tác động của chu kỳ kinh tế, đối với từng quốc gia khác nhau, chu kỳ kinh tế có khoảng thời gian khác nhau, theo các chuyên gia kinh tế, ở Việt Nam chu kỳ kinh tế thƣờng có khoảng thời gian 5 năm một lần, do nền kinh tế vẫn còn lạc hậu và chậm phát triển. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, tình hình lạm phát luôn gia tăng, ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của toàn xã hội.

Trong khi đó khách hàng của Chi nhánh liên quan rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu, do vậy không chỉ chịu ảnh hƣởng của tình hình kinh tế trong nƣớc mà còn chịu ảnh hƣởng của sự biến động của tình hình biến động của kinh tế khu vực và trên thế giới. Điển hình nhƣ tình hình tăng giá EURO, ảnh hƣởng đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may bị rủi ro tỷ giá, hàng hoá của doanh nghiệp xuất sang thị trƣờng EU sẽ khó tiêu thụ đƣợc, từ đó ảnh hƣởng đến tình hình trả nợ cho Ngân hàng.

Môi trƣờng pháp lý

Chúng ta trong quá trình đàm phám ra nhập WTO, vì vậy các chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nƣớc đang trong quá trình hoàn thiên và đổi mới để theo kịp thông lệ vào yêu cầu quốc tế, và sự điều chỉnh dù nhỏ đến đâu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cũng thƣờng gây ra biến động lớn trong nền kinh tế, ảnh hƣởng trực tiếp đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có cả kế hoạch trả nợ ngân hàng. Ví dụ, trong những năm sắp tới, chính phủ thực hiện chính sách giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hành dệt may nhập vào nƣớc ta, trong đó có hàng Trung Quốc, có ƣu thế cao về giá và khả năng cạnh tranh sẽ gây rủi ro cho các doanh nghiệp dệt may trong nƣớc. Vì vậy, trƣờng hợp xảy ra thua lỗ đối với những khoản vay thuộc ngành dệt may là rất lớn.

* Nguyên nhân từ phía Ngân hàng. Thông tin về khách hàng bất cân xứng

Một khó khăn đối với các ngân hàng là luôn thiếu thông tin sạch về khách hàng hoặc thông tin luôn trong tình trạng không cân xứng, không cập nhật và Chi nhánh Phú Thọ cũng vậy. Hiện nay, tại Chi nhánh, thông tin về khách hàng là do phòng thông tín dụng và Trung tâm thông tin tín dụng CIC cấp, tuy nhiên những thông tin này thƣờng chƣa đầy đủ và không đƣợc cập nhật thƣờng xuyên. Vì vậy quá trình thẩm định của cán bộ tín dụng rất mất thời gian, và thiếu hiệu quả, có khi là không chính xác.

Nguồn thông tin bên ngoài thƣờng có nhiều “sạn”, và chƣa có quy chế cụ thể nào cho phép mua thông tin bên ngoài và các ban ngành hỗ trợ cung cấp thông tin. Những hạn chế này dễ gây ra rủi ro trực tiếp đối với Chi nhánh và gây khó khăn cho quá trình quản trị rủi ro.

Công tác thực hiện thẩm định TSĐB chƣa tốt.

Thị trƣờng bất động sản ở Việt Nam vẫn chƣa phát triển, thiếu sự ổn định và rất đa dạng do đó gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định. Mặc dù đã có yêu cẩu phải có bảo hiểm tài sản, nhƣng đó không thể coi là bùa hộ mệnh đồi với giá trị của khoản tín dụng. Đôi khi cán bộ tín dụng hay bỏ sót một số khâu trong quy trình thẩm định, gây ra rủi ro cho ngân hàng trong quá trình thu hồi nợ. Hơn nữa việc quản lý tài sản đối với ngân hàng rất khó khăn, do không có kho riêng để bảo quản nên thƣờng xảy ra tình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trạng sụt giảm giá trị của tài sản mà ngân hàng không thể kiểm soát đƣợc do ảnh hƣởng của điều kiện tự nhiên.

Khâu đánh giá mức độ rủi ro thiếu chính xác

Hiện nay, các ngân hàng hiện đại thƣờng sử dụng công cụ quản lý rủi ro VAR (Value at risk), với sự hỗ trợ của hệ thống mạng công nghệ hiện đại, có khả năng quản lý dữ liệu tập trung. Bản thân Chi nhánh Phú Thọ đang trong quá trình hiện đại hóa với phần mềm CRS cho nên vẫn còn nhiều khó khăn trong hoạt động quản trị rủi ro, khâu đánh giá mức độ rủi ro vẫn còn thực hiện thủ công. Trong khi đó hình thức phân tích, quản lý của Chi nhánh vẫn còn sơ sài, số liệu chƣa tổng hợp chi tiết, chƣa có sự phân loại cụ thể, do đó công tác đánh giá rủi ro của ngân hàng chƣa phản ánh đúng mức độ.

* Nguyên nhân từ phía khách hàng

Năng lực tài chính của khách hàng còn yếu kém

Một thực trạng của các doanh nghiệp Việt Nam là vốn tự có rất nhỏ so với tổng vốn kinh doanh. Kết quả nghiên cứu khảo sát cho thấy phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn chỉ có khoảng 5% đến 10% vốn tự có, còn lại là vốn đi chiếm dụng trong đó vay ngân hàng khoảng 80% để hoạt động sản xuât kinh doanh. Trong số các doanh nghiệp đó chỉ có 40% doanh nghiệp làm ăn có lãi, 44% tạm thời thua lỗ, 16% còn lại là thua lỗ triền miên. Năng lực tài chính yếu kém và khả năng quản lý hạn chế làm giảm khả năng trả nợ cho Chi nhánh.

Năng lực quản trị còn nhiều hạn chế

Theo thống kê, đánh giá của Chi nhánh Phú Thọ phần lớn các doanh nghiệp có nợ quá hạn đối với ngân hàng đều có thâm niên hoạt động từ thời bao cấp, nên tƣ tƣỏng quản trị vẫn còn nhiều yếu kém và ỷ lại. Do những ngƣời quản lý ở đây trình độ chuyên môn còn thiếu những kỹ năng quản trị, hoạch định, kiến thức về kinh tế vĩ mô và chƣa nhạy bén với tình hình thị trƣờng, vì vậy hiệu quả của công tác quản lý rất thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Do doanh nghiệp khan hiếm thông tin

Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, các doanh nghiệp thƣờng thiếu thông tin về tình hình tài chính trong nƣớc và quốc tế để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Nhất là đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, họ thiếu thông tin về các tập quán, thông lệ quốc tế, khi đó dẫn đến tình trạng vi phạm hợp đồng, thiệt hại trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do thiếu thông tin nên doanh nghiệp đã phân tích nhu cầu thị trƣờng sai, gây ra lãng phí vốn

Doanh nghiệp chậm thích nghi với cơ chế mới.

Hiện nay, bản thân các doanh nghiệp chƣa xác định rõ cơ hội và khó khăn sau khi ra nhập WTO, chƣa có sự chuẩn bị vì trong tƣơng lai vai trò của các doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài là bình đẳng, không có sự bảo hộ của Nhà nƣớc. Vì vậy khả năng thua lỗ phá sản của các doanh nghiệp trong nƣớc lả rất lớn.

Sự thiếu nghiêm túc của ngƣời vay trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Trƣờng hợp khách hàng của Chi nhánh sử dụng vốn sai mục đích hoặc cố tình lừa đảo chiếm đoạt vốn vẫn còn là nguy cơ dẫn đến rủi ro của Ngân hàng không thể thu hồi vốn. Thể hiện thông qua ngƣời vay cố tình làm giả các giấy tờ thế chấp , làm sai lệch các thông tin tài chính trong kế hoạch dự án vay vốn…

Rủi ro về công nghệ.

Thể hiện rất rõ trong các dự án, phƣơng án vay vốn trung dài hạn tại Chi nhánh, phần lớn vốn vay của doanh nghiệp đƣợc sử dụng vào đầu tƣ máy móc, thiết bị. Nhiều dự án của doanh nghiệp không thể thành công do không thẩm định rõ chất lƣợng, giá trị thực tế của công nghệ, vi vậy ảnh hƣởng đến quá trình hoạt động sản xuất sau này và không thực hiệ đúng cam kết trả nợ cho Chi nhánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank Phú Thọ) (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)