Nội dung quản lí rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank Phú Thọ) (Trang 28 - 87)

4. Kết cấu của tiểu luận

1.3.3. Nội dung quản lí rủi ro tín dụng

1.3.3.1. Xác định và hạn chế các khoản tín dụng có vấn đề

Những khoản tín dụng có vấn đề thƣờng có các biểu hiện sau : Trả nợ vay không đúng hạn; Thƣờng xuyên sửa đổi thời hạn, xin gia hạn tín dụng; Lãi suất tín dụng cao bất thƣờng ( để bù đắp rủi ro tín dụng ); Tài khoản phải thu hay tồn kho tăng không bình thƣờng; Tỷ lệ nợ / vốn chủ sở hữu tăng; Thất lạc hồ sơ tài chính,đặc biệt là báo cáo tài chính khách hàng; Chất lƣợng đảm bảo tín dụng thấp; Khách hàng dựa vào nguồn thu bất thƣờng để trả nợ nhƣ bán nhà xƣởng. máy móc thiết bị…

Ngân hàng căn cứ vào những dấu hiệu của khoản tín dụng, từ đó xác định tính chất của khoản vay nhằm đƣa ra những phƣơng án để quản lí khoản tín dụng đó. Nếu khoản tín dụng có dấu hiệu bất thƣờng (thƣờng là một trong các nguyên nhân trên), ngân hàng có thể kịp thời đƣa ra biện pháp để xử lí nhƣ ngừng cấp tín dụng hoặc hạn chế khoản tín dụng đó, đƣa vào giám sát đặc biệt.

1.3.3.2. Phân loại, quản lí nợ

Một trong những nội dung quan trọng của quản lí tín dụng ngân hàng chính là việc phân loại và quản lí nợ.Để đánh giá mức độ của rủi ro tín dụng, phải phân tích đƣợc các chỉ tiêu dƣ nợ tín dụng.

* Nợ quá hạn

Là khoản nợ mà khách hàng không trả đƣợc khi đã đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng.

Nợ quá hạn nói chung đƣợc xem nhƣ một dấu hiệu của một vấn đề rủi ro tiềm ẩn. Để hiểu bản chất của khoản nợ quá hạn chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân của khoản nợ quá hạn đó bằng việc: cán bộ tín dụng kiểm tra các báo cáo tài chính, hồ sơ lƣu trữ kho hàng, danh mục các khoản phải thu và các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thông tin tài chính khác. Nếu nợ quá hạn là một biểu hiện của một doanh nghiệp không muốn hoặc không có khả năng hoàn trả thì có thể khoản vay đã có vấn đề nghiêm trọng và có thể không cứu vãn đƣợc. Nếu việc nợ qúa hạn hình thành do việc tiêu thụ hàng hoá hoặc thu hồi các khoản phải thu chậm hơn dự tính, hoặc do việc chậm trễ không lƣờng trƣớc đƣợc trong việc vận chuyển hàng từ nơi sản xuất đến thị trƣờng tiêu thụ... thì vấn đề có thể là chƣa đến mức trầm trọng. Nếu vào ngày đáo hạn ngƣời vay đƣa ra yêu cầu giãn nợ hoặc xin vay tiếp mà không dự tính trƣớc thì đây cũng có thể là một biểu hiện của việc phá vỡ thoả thuận hoàn trả và điều đó cũng nghiêm trọng giống nhƣ nợ quá hạn. Nếu Tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ dẫn đến chi phí tăng cao ngoài dự kiến, thậm chí là thua lỗ. Mặt khác nếu tỷ lệ nợ quá hạn,nợ xấu cao, gấp 2-4 lần giới hạn an toàn của quốc tế không thực hiện đúng nhƣ các cam kết mở L/C, uy tín của hệ thống NHTM trong nƣớc và quốc tế sẽ giảm sút nghiêm trọng. Hậu quả chung là các NHTM quốc doanh phải củng cố, cơ cấu lại, phải thành lập các công ty khai thác tài sản thế chấp.

* Nợ khó đòi và tỉ lệ nợ khó đòi trên tổng tài sản.

Nếu tỷ lệ nợ khó đòi chiểm tỷ trọng lớn trong các khoản nợ tín dụng thì rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng cao.

Tuy nhiên một ngân hàng có thể có những cách định lƣợng các chỉ tiêu trên nhằm phản ánh sai lệch rủi ro, ví dụ nhƣ: giãn nợ, đảo nợ...Do đó một số ngân hàng phản ánh rủi ro tín dụng không chỉ bằng các chỉ tiêu trên mà quan trọng hơn bằng chỉ tiêu rủi ro tiềm năng: các khoản tín dụng có chất lƣợng trung bình và xấu trên tổng tín dụng.

Các chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh các mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Đối với ngân hàng, việc khách hàng không trả đúng hạn có liên quan đến thanh khoản và rủi ro thanh khoản: Chi phí gia tăng để tìm nguồn mới để chi trả tiền gửi và cho vay đúng hợp đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc nếu tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ của ngân hàng nào mà lớn hơn 5% thì ngân hàng đó đƣợc xem là có chất lƣợng tín dụng kém. Tuy nhiên, có trƣờng hợp tỷ lệ nợ quá hạn ở dƣới mức cho phép song vẫn không đƣợc đánh giá là tốt nếu trong số nợ quá hạn đó, nợ quá hạn không có khả năng thu hồi chiếm tỷ trọng lớn hơn hoặc giá trị tài sản thế chấp không đủ để thu hồi nợ.

Bên cạnh đó, ngân hàng cần phải thực hiện nghiêm túc các qui định về an toàn tín dụng ghi trong luật các tổ chức tín dụng,xác định các khoản tài trợ với các mức độ rủi ro khác nhau nhằm hạn chế tối đa rủi ro mà vẫn đảm bảo lợi nhuận.Các ngân hàng cũng có thể có các biện pháp,các chính sách hỗ trợ khách hàng tăng trả nợ,hoặc có các biện pháp xử lí tài sản đảm bảo,tài sản cầm cố nhằm thu hồi nợ.

1.3.3.3. Sử dụng các công cụ, các chỉ tiêu phân tích đánh giá nhằm đưa ra các dự báo

Trƣớc khi ngân hàng quyết định cho khách hàng vay vốn thì ngân hàng phải có phƣơng pháp để thu thập và xử lý thông tin về khách hàng của mình. Sau đó xem xét và phân tích hồ sơ tín dụng có phù hợp hay không. Để biết đƣợc khách hàng có đủ năng lực để trả nợ trong tƣơng lai thì ngân hàng cần phải phân tích tình hình tài chính của khách hàng và phƣơng án sử dụng vốn có đúng nhƣ trong hồ sơ vay vốn hay không. Việc phân tích tình hình tài chính của khách hàng là yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định đến chất lƣợng tín dụng của ngân hàng và yếu tố rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Ngân hàng đọc và phân tích bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp cần vay vốn để có thể phản ánh một cách tổng quát tình hình tài sản, vốn, nguồn vốn, công nợ tại thời điểm lập báo cáo. Về mặt pháp lý, số liệu ở phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với ngƣời cho vay về các khoản nợ phải trả. Tiếp đến là phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, số liệu trong báo cáo này cung cấp những thông tin tổng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hợp nhất về phƣơng thức kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ và chỉ ra rằng, các hoạt động kinh doanh đó có đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp hay gây tình trạng lỗ vốn, đồng thời nó còn phản ánh tình hình sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu về tài chính của doanh nghiệp có thoả mãn điều kiện nhất định thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó mới có thể đảm bảo rằng việc vay vốn là đúng mục đích kinh doanh và sử dụng vốn có hiệu quả.

Nhằm đánh giá và dự báo mức độ rủi ro của khoản tín dụng,ngân hàng có thể dựa vào các chỉ tiêu nhƣ :

* Nhóm chỉ tiêu thanh khoản.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lƣu động với nợ ngắn hạn.

Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải dùng tài sản thực có của mình để thanh toán bằng cách chuyển đổi một bộ phận tài sản thành tiền. Trong tổng số tài sản mà hiện doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng và sở hữu, chỉ có tài sản lƣu động (TSLĐ) trong kỳ là có khả năng chuyển đổi thành tiền. Do đó hệ số thanh toán tạm thời đƣợc xác định theo công thức:

Khả năng thanh toán

Nợ ngắn hạn =

TSLĐ và đầu tư ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số này phải lớn hơn 1, càng lớn thì càng tốt.

* Hệ số khả năng thanh toán nhanh.

TSLĐ trƣớc khi mang đi thanh toán cho chủ nợ đều phải chuyển đổi thành tiền. Trong TSLĐ hiện có thì vật tƣ, hàng hoá chƣa thể chuyển đổi thành tiền ngay đƣợc, do đó nó có khả năng thanh toán kém nhất. Vì vậy hệ số khả năng thanh toán nhanh là thƣớc đo về khả năng trả nợ ngay, không dựa vào việc phải bán các loại vật tƣ hàng hoá và đƣợc xác định theo công thức:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Khả năng thanh

toán nhanh =

TSLĐ và đầu tư ngắn hạn - Hàng tồn kho Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số này càng lớn thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng cao.

* Hệ số thanh toán nợ dài hạn:

Khả năng thanh toán nợ dài hạn =

Giá trị còn lại của TSCĐ được hình thành từ vốn vay Tổng nợ ngắn hạn

* Nhóm chỉ tiêu hoạt động.

Nhóm chỉ tiêu hoạt động đo lƣờng mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Vòng quay hàng tồn kho:

Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ, đƣợc xác định bằng công thức:

Số vòng quay hàng tồn kho =

Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân

Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh đƣợc đánh giá càng tốt, bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tƣ cho hàng tồn kho thấp nhƣng vẫn đạt đƣợc doanh số cao.

Kỳ thu nợ bình quân:

Phản ánh thời hạn tín dụng thƣơng mại bình quân (bán chịu) mà doanh nghiệp đã cấp cho khách hàng là bao nhiêu ngày. Đƣợc tính bằng công thức:

Kỳ thu nợ bình quân =

Tài khoản phải thu bình quân Doanh số bán chịu hàng ngày bình quân

Vòng quay tổng tài sản:

Chỉ tiêu này phản ánh năng lực của doanh nghiệp trong việc sử dụng tổng tài sản để tạo doanh thu là nhƣ thế nào. Chỉ tiêu này càng cao thì tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó đƣợc coi là tốt. Chỉ tiêu này đƣợc tính bằng công thức:

Vòng quay tổng tài sản =

Tổng tài sản Doanh thu hàng năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Nhóm chỉ tiêu đòn bẩy:

Nhóm chỉ tiêu đòn bẩy phản ánh quy mô nợ so với vốn cổ phần của doanh nghiệp, đồng thời là bằng chứng về khả năng hoàn trả các khoản nợ của doanh nghiệp trong dài hạn.

Tỷ số nợ trên tổng tài sản: (Hệ số đòn bẩy)

Tỷ số nợ = Tổng dư nợ Tổng tài sản

Tỷ số nợ càng cao phản ánh hoạt động của doanh nghiệp dựa vào nguồn vốn vay càng lớn. Chính vì vậy, khi cho vay ngân hàng cần phải xem xét thận trọng những doanh nghiệp có hệ số đòn bẩy quá cao so với mức bình quân ngành.

Khả năng trả lãi tiền vay:

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc thanh toán lãi tiền vay là nhƣ thế nào, và đƣợc tính theo công thức:

Khả năng trả lãi tiền vay =

Khả năng trả lãi tiền vay Chi phí lãi tiền vay

* Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời:

Mục đích phân tích các chỉ tiêu sinh lời để đánh giá tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận cho các cổ đông.

Tỷ lệ sinh lời trên doanh thu:

Tỷ lệ sinh lời trên doanh thu =

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu

Với cùng một mức doanh thu, nếu doanh nghiệp nào càng giảm đƣợc chi phí đầu vào thì tỷ lệ sinh lời trên doanh thu càng lớn, điều này nói lên doanh nghiệp này hoạt động tốt.

Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE):

ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chỉ tiêu này phản ánh tính hiệu quả trong việc sử dụng đồn g vốn chủ sở hữu.

Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA):

ROA = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh tính hiệu quả trong việc sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp.

* Bảo đảm tiền vay.

Để đảm bảo an toàn trong cho vay, ngân hàng xem xét 3 yếu tố chính của khách hàng: Uy tín của khách hàng, hiệu quả dự án và tài sản đảm bảo.

Trong hoạt động của ngân hàng, tài trợ hoàn toàn dựa trên uy tín của khách hàng đƣợc gọi là tài trợ không có đảm bảo bằng tài sản. mặc dù uy tín đƣợc coi là tài sản rất lớn của khách hàng song nếu ngƣời vay mất khả năng chi trả thì uy tín cũng bị giảm sút và ngân hàng thì cũng không thể bán uy tín đó để thu nợ.

Hiệu quả dự án đƣợc các nhà ngân hàng đặc biệt quan tâm. Thông qua thẩm định dự án, ngân hàng dự tính các yếu tố tác động tới quá trình kinh doanh của khách hàng trong tƣơng lai, mối liên hệ giữa sức mạnh tài chính của khách hàng hiện tại và kết quả dự án trong tƣơng lai.

Tài trợ dựa trên tài sản đảm bảo tức là ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có nguồn trả nợ thứ hai bên cạnh nguồn trả nợ thứ nhất là thu nhập từ hoạt động của khách hàng. Khi cần thiết ngân hàng có thể bán tài sản đảm bảo để thu nợ. Tài sản đảm bảo, về bản chất tạo nguồn thu thứ hai, khi nguồn thu thứ nhất không đủ, không kịp thời bù đắp thiệt hại cho ngân hàng. Do vậy, giá trị tài sản đảm bảo mà ngân hàng yêu cầu không phải phụ thuộc hoàn toàn vào quy mô tài trợ mà chủ yếu phụ thuộc vào rủi ro dự kiến. Với các khách hàng mức độ rủi ro là khác nhau, ngân hàng có thể yêu cầu giá trị đảm bảo khác nhau so với số tiền cho vay. Đảm bảo có thể lớn hơn giá trị khoản cho vay,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hoặc chỉ chiếm một phần nhƣ đảm bảo bằng số dƣ phần bù, bằng sổ lƣơng, kết hợp đảm bảo loại 1 và loại 2... Do đó định giá tài sản đảm bảo, thế chấp là một yếu tố quan trọng trong việc đƣa ra quyết định cho vay. Việc dự tính rủi ro để xác định giá trị tài sản đảm bảo, loại đảm bảo, hình thức đảm bảo là giải pháp mở rộng tài trợ của ngân hàng, tăng sinh lợi và an toàn trong hoạt động của ngân hàng hiện nay.

Các chỉ tiêu khác:

Thông thƣờng một doanh nghiệp phải có vốn sở hữu để tài trợ một phần cho tài sản lƣu động và tài sản cố định.

Tỷ lệ tài trợ bằng vốn sở hữu =

Vốn sở hữu Tổng tài sản

Tỷ lệ này cho thấy sức mạnh tài chính của ngƣời vay. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay tỷ lệ này vào khoảng 0,3 - >0,4; hoặc thấp hơn buộc ngân hàng phải thận trọng và kiểm soát chặt chẽ các khoản cho vay.

Rủi ro của ngƣời vay rất đa dạng. Chúng ta cần có nhiều trƣờng hợp điều chỉnh rủi ro trong mọi trƣờng hợp. Cách tiếp cận rủi ro của ngƣời vay nhƣ phân tích các yếu tố liên quan đến quá trình sản xuất, tiếp thị, nhân sự, tài chính, chính sách của chính phủ tác động tới khách hàng nhƣ thế nào.

Ngoài ra, ngân hàng lập hồ sơ về khách hàng, xếp loại và cho điểm thông qua việc phân tích tình hình tài chính của khách hàng nhƣ trên.

Một sự thiếu hụt luồng tiền là biểu hiện không lành mạnh trong kinh doanh của con nợ, khiến cho quan hệ tín dụng trở nên có vấn đề.

Luồng tiền = Lợi nhuận ròng + Chi phí phi tiền tệ + Phần tăng thêm của tài khoản

phải trả

-

Phần tăng thêm của hàng tồn kho và tài

khoản phải thu.

Những biểu hiện về chất lƣợng tín dụng và chính sách tín dụng mà ngân

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank Phú Thọ) (Trang 28 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)