Quy trình tín dụng tại Sacombank

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank Phú Thọ) (Trang 44 - 46)

4. Kết cấu của tiểu luận

3.2.1. Quy trình tín dụng tại Sacombank

Lƣu đồ quy trình cấp tín dụng

Diễn giải lƣu đồ.

Bƣớc 1: Tiếp thị, tiếp nhận nhu cầu tín dụng của khách hàng.

Theo mô hình bán hàng chuyên nghiệp tại Sacombank đối với nghiệp vụ cấp tín dụng, ở bƣớc này Chuyên viên khách hàng thực hiện công tác tìm kiếm, tiếp thị khách hàng và tiếp nhận nhu cầu tín dụng. Sau khi tiếp thị khách hàng thành công Chuyên viên khách hàng hƣớng dẫn khách hàng hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn theo quy định.

Hoàn chỉnh hồ sơ và Triển khai phán quyết Tiếp thị, tiếp nhận nhu

cầu tín dụng của KH

Phê duyệt Thẩm định

Quản lý và thu hồi nợ

Tất toán

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bƣớc 2: Thẩm định.

Ở bƣớc này, Chuyên viên khách hàng thực hiện xác minh và thẩm định hồ sơ của khách hàng là cơ sở tham mƣu cho cấp có thẩm quyền phê duyệt, ghi ý kiến vào tờ trình cấp tín dụng.

Bƣớc 3: Phê duyệt.

Cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ theo hạn mức phán quyết cấp tín dụng.

Bƣớc 4: Hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết.

Ở bƣớc này nhân viên thuộc bộ phận Quản lý tín dụng phối hợp với Chuyên viên khách hàng và nhân viên các bộ phận khác tại chi nhánh thực hiện các thủ tục cần thiết trong quá trình hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết sau khi đề xuất cấp tín dụng đƣợc phê duyệt. Các công việc chính gồm:

- Kiểm soát viên tín dụng kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ tín dụng, các điều kiện cấp tín dụng; lập hợp đồng tín dụng/ hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng bảo đảm tiền vay; lập thủ tục giải ngân/ phát hành chứng thƣ bảo lãnh.

- Nhân viên hỗ trợ thực hiện công chứng, chứng thực, thực hiện giao dịch đảm bảo, nhận hồ sơ tài sản đảm bảo bản gốc từ khách hàng.

- Giao dịch viên tín dụng thực hiện các thủ tục giải ngân trên hệ thống/phối hợp với các bộ phận liên quan phát hành thƣ bảo lãnh, thu phí và theo dõi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

- Bộ phận thanh toán quốc tế phối hợp với các bộ phận có liên quan thực hiện các thủ tục có liên quan (chiết khấu bộ chứng từ, giải ngân cho khách hàng, nhận bộ chứng từ, theo dõi báo có từ nƣớc ngoài...).

- Thủ quỹ/phụ quỹ thực hiện giải ngân. Bƣớc 5: Quản lý và thu hồi nợ.

Sau khi đã cấp tín dụng cho khách hàng Bộ phận quản lý tín dụng phối hợp với các phòng/bộ phận nghiệp vụ liên quan khác tại chi nhánh thực hiện công tác quản lý và thu hồi nợ. Công việc chính bao gồm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Chuyên viên quản lý nợ theo dõi danh mục dƣ nợ phát sinh; lập danh sách khách hàng đáo hạn vốn, lãi trong 10 ngày tới và khách hàng trễ hạn, quá hạn vốn, lãi gửi chuyên viên khách hàng đôn đốc thu nợ.

- Chuyên viên khách hàng tiến hành kiểm tra sau khi cấp tín dụng kể cả khi khách hàng có phát sinh nợ xấu.

Bƣớc 6: Tất toán.

Sau khi khách hàng hoàn tất nghĩa vụ thanh toán các khoản dƣ nợ (bao gồm vốn gốc, lãi và phí phát sinh) chuyên viên khách hàng, kiểm soát viên tín dụng, giao dịch viên, nhân viên quản lý hồ sơ tài sản đảm bảo tiến hành tất toán hồ sơ tín dụng của khách hàng.

Bƣớc 7: Lƣu hồ sơ.

Các bộ phận liên qua lƣu hồ sơ phát sinh và kết thúc tại công đoạn của mình.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank Phú Thọ) (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)