Giải pháp về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành quận tân phú, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2005 – 2020 (Trang 78 - 82)

Đây là giải pháp mang tính điều kiện cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành; bởi kết cấu hạ tầng vật chất cũng như kết cấu hạ tầng xã hội trở thành một trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Do vậy, cùng với đà phát triển của nền sản xuất, sự phát triển của các ngành nghề, sự chuyển dịch cơ cấu ngành tất yếu các yếu tố đó cần mở rộng và phát triển tương ứng, nhất là đối với một số các bộ phận nếu không nâng cấp không thể đáp ứng cho yêu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành.

Phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, điều tra phân tích những nhân tố liên quan đảm bảo cho quá trình sản xuất. Có kế hoạch bảo dưỡng và nâng cấp, phát triển kết cấu hạ tầng đối với khu công nghiệp, khu vực dân cư, có kế hoạch tốt trong việc sử dụng các loại phương tiện vận chuyển vừa tạo điều kiện tốt cho sản xuất vừa đảm bảo an toàn lưu thông thông suốt.

Quy hoạch phát triển mạng lưới điện quốc gia, của Thành phố của Quận, điện phải đi trước một bước, bởi muốn phát triển các ngành sản xuất công thương nghiệp, dịch vụ, thương mại phải đảm bảo đầy đủ về điện, đảm bảo an toàn, sản xuất mới ổn định và phát triển.

Về kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật giao thông thóat nước của quận chú trọng đầu tư các dự án nâng cấp các trục chính sau đây: Hướng Đông Tây: Tây Thạnh, Chế Lan Viên, Tân Kỳ Tân Quý, Gò Dầu, Trương Vĩnh Ký, Độc Lập, Vườn Lài, Nguyễn Sơn, Thoại Ngọc Hầu và Hòa Bình. Trục chính thứ hai: Hướng Bắc Nam: Trường Chinh, Ââu Cơ, Lũy Bán Bích, đường Kênh Hiệp Tân, đường điện cao thế, Phạm Văn Xảo, Cầu Xéo, Chế Lan Viên nối dài, Tân Quý, Tây Thạnh, Phan Anh, Bình Long…

Trước mắt một số công trình cần ưu tiên đầu tư như: Mở rộng nâng cấp đường Tân Kỳ, Tân Quý với tổng vốn đầu tư khoảng 330,8 tỷ, mở rộng nâng cấp

các nút giao thông đường Tân Kỳ, Tân Quý và đường Trường Chinh, ngã ba Tân Sơn Nhì, đường Trường Chinh, ngã ba Bà Quẹo với số vốn đầu tư khoảng 108,7 tỷ đồng; mở rộng nâng cấp đường Lũy Bán Bích, với số vốn khoảng 579,8 tỷ đồng, mở rộng nâng cấp đường Âu Cơ, đường vành đai Tân Thắng, cải tạo Kênh nước đen.

Hệ thống công trình y tế trước mắt tận dụng các công trình hiện có, xây dựng bệnh viện mới tạo điều kiện tốt nhất cho việc phát triển kết cấu hạ tầng xã hội về sức khỏe và bảo hiểm xã hội.

Đầu tư phát triển mới nâng cấp các chợ, nâng văn minh thương mại phục vụ cho nhu cầu mua sắm và phục vụ thực phẩm tươi sống cho nhân dân địa phương.

Về lĩnh vực dịch vụ, để làm cho tỷ trọng ngành ngày càng tăng phải khuyến khích đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng có quy mô phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế của quận, thành phố và khu vực. Mở rộng và nâng cao dịch vụ giáo dục - đào tạo chất lượng cao; chú trọng quan tâm và phát triển mạng lưới dịch vụ - du lịch, mở rộng phát triển mạng luới khách sạn đón khách. Triển khai kịp thời và phát triển các dịch vụ văn hóa, nhà hát rạp chiếu bóng, các câu lạc bộ văn hóa, nghệ thuật…Quan tâm các dịch vụ thể thao xây dựng nhà thi đấu các trung tâm thể dục, thể thao, sân bãi luyện tập. Xử lý và xây dựng phát triển tương ứng về dịch vụ đô thị công viên các loại hình dịch vụ giao thông đô thị, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ…

Phát triển các kết cấu hạ tầng vật chất trước hết là quy hoạch nâng cấp mạng lưới giao thông vận tải, nhất là đường sá, phương tiện vận chuyển vừa đảm bảo lưu thông thông suốt, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo an toàn. Đối với kết cấu hạ tầng xã hội phải chú trọng phát triển mạng lưới giáo dục đào tạo đây là nguồn lao động cho tương

lai, nguồn lực chính cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nghề. Quy hoạch mạng lưới giáo dục từ mẫu giáo mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, các trung tâm dạy nghề của quận…Đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư phát triển…Nâng cấp các cơ sở y tế, thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe của nhân dân…

Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề. Phải hình thành và hoàn thiện về mạng lưới giao thông vận tải đô thị và phương tiện đảm bảo cho giao thông thông suốt, là cơ sở để phát triển ngành, nhất là phát triển lĩnh vực thương mại - dịch vụ. Phải nhanh chóng hình thành và hoàn thiện các tuyến đường chính theo hướng Bắc Nam và Đông Tây, hệ thống giao thông điều chỉnh và kết nối để tạo thành một hệ thống có cấu trúc đa dạng bàn cờ. Thay thế các tuyến điện cao thế nổi thành tuyến ngầm…Xây dựng các trạm điện mới phục vụ đáp ứng cho yêu cần phát triển ngành nghề như: Tân Bình 2, Tân Bình 3, cải tạo nâng cấp các trạm điện hiện có Bà Quẹo và Tân Bình 1…

Nhu cầu sử dụng đất căn cứ theo khả năng tối thiểu cần có, do các văn bản của thành phố và tiêu chuẩn xây dựng hiện hành quy định. Nếu áp dụng các chỉ tiêu đã duyệt trước đây và các chỉ tiêu đối với các thành phố lớn (theo tiêu chuẩn quy phạm) thì không thể có một giải pháp quy hoạch khả thi. Dễ rơi vào tình trạng như đã có trước đây là không thực hiện được các chỉ tiêu quy hoạch về sử dụng đất.

Cân đối nhu cầu sử dụng đất và tìm kiếm các giải pháp quy hoạch theo khả năng thực tế có thể tạo được quỹ đất dành cho xây dựng

TT Loại đất Diện tích đất (ha) Tỷ lệ (%) Chỉ tiêu m2/Ng. A Đất dân dụng 1348.5 83.9 29 1 Đất xây dựng nhà ở 744 46.3 16 2 Đất công trình công cộng 186 11.6 4

3 Đất cây xanh TDTT – mặt nước 139.5 8.7 3

4 Đất giao thông 279 17.4 6

B Đất ngoài dân dụng phục vụ xây dựng thay đổi cơ cấu kinh tế

241.24 15.0 5.2

5 Thương mại+ dịch vụ, văn phòng cấp

thành phố 91.24 5.7 1.8

6 Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 150 9.3 3

C Đất khác trong khu dân dụng 17.24 1.1 0.4

Tổng cộng 1.606,98 100 34.6

Hệ thống công trình công cộng:

Hình thành 4 trung tâm công trình công cộng tại các cụm dân cư như sau: Trung tâm cụm dân cư 1 được xây dựng tại khu vực vườn rau Tân Thắng và dọc đường Trường Chinh (phần đất thuộc các xí nghiệp dự kiến di dời). Trung tâm cụm dân cư 2 được xây dựng tại khu vực xí nghiệp dệt Đông Phương và Đông Nam hiện nay. Trung tâm cụm dân cư 3 được xây dựng tại khu vực xí nghiệp Vikamex hiện nay. Trung tâm cụm dân cư 4 được xây dựng tại khu vực đất của Công ty Thủy hải sản nằm ở phía Nam đường Thoại Ngọc Hầu.

Hệ thống công trình dịch vụ công cộng của quận Tân Phú, ngoài chức năng phục vụ quận cần chia bảo đảm khả năng phục vụ các quận lân cận hoặc của thành phố. Khi hệ thống đường vành đai nội thành được mở rộng và nối liên hoàn tất cả hệ thống công cộng ở khu vực vành đai quận Tân Phú có thể phục vụ cả nhu cầu nêu trên. Vì vậy trong triển khai cân đối khả năng sử dụng đất sẽ bổ sung nhu cầu này.

Hệ thống công trình giáo dục:

Khoảng từ 9.000 đến 10.000 học sinh trung học phổ thông, trường phổ thông trung học với tổng diện tích đất khoảng 6 ha, cần xây dựng thêm khoảng 4

trường trung học phổ thông. Cụ thể : Khu đất thuộc vườn rau Tân Thắng, khu đất phía Bắc đường Hòa Bình, khu đất Nam đường Hòa Bình và khu đất phía nam Thoại Ngọc Hầu.

Hệ thống trường tiểu học và trung học cơ sở cần một tổng diện tích khoảng 52,8 ha. Hiện có 11 ha, thiếu 41,8 ha. Các cơ sở sản xuất công nghiệp trong lâu dài phải di chuyển để dành đất cho xây dựng trường học và các công trình văn hóa TDTT.

Hệ thống trường trung học phổ thông, trung học cơ sở và kể cả trường dạy nghề của Quận Tân Phú nhờ có vị trí gần các trục giao thông hiện có và dự kiến mở rộng sẽ tăng bán kính phục vụ sang các quận lân cận. Hệ thống công trình quản lý hành chính, văn hóa thể dục thể thao.

Hệ thống công trình y tế dự kiến sẽ tạo điều kiện phát triển mạnh trên địa bàn quận, nhằm mục tiêu đảm nhận chức năng dịch vụ y tế ở khu vực cửa ngõ phía Tây Bắc của thành phố và cả khu vực phía Tây Nam.

Phần đất chuyển đổi từ công nghiệp dự kiến đưa chủ yếu vào mục đích này. Sự chuyển đổi thành phần kinh tế trên địa bàn quận sẽ tạo cơ sở cho hình thành một số đầu mối dịch vụ, sản xuất và nghiên cứu có liên quan đến ngành y tế.

Hệ thống công viên và xây canh tập trung: Công viên văn hóa nghỉ ngơi thể dục thể thao của quận tại vườn rau Tân Thắng hiện nay; 5 công viên có qui mô từ 1 đến 2 ha và tất cả các hành lang dọc 2 bên bờ kênh sẽ dành cho trồng cây xanh. Bố trí phân tán diện tích cây xanh trong khu dân cư để đạt qui mô khoảng 80 ha.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành quận tân phú, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2005 – 2020 (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)