Đây là giải pháp quan trọng đối với quận mới, được tách ra từ Quận Tân Bình đang từng bước hoàn thiện về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đi vào hoạt
động theo mô hình của một quận mới. Hơn thế việc thực hiện được hay không các giải pháp trên tùy thuộc trên đây bên cạnh những nhân tố khách quan thì nhân tố có tính chất quyết định là yếu tố chủ quan của con người, tùy thuộc vào khả năng nâng cấp hoạt động của bộ máy điều hành các chủ thể hiện nay.
Trươc hết cần nâng cao bộ máy hoạch định và điều hành việc thực hiện các chính sách và phát triển kinh tế chung của quận, khẩn trương hoàn thiện quy hoạch chung, cụ thể và chi tiết việc phát triển các ngành kinh tế của quận cả trước mắt và lâu dài. Các cơ quan phòng ban hỗ trợ cho hoạt động của quận phải tinh gọn hoạt động có hiệu quả, hỗ trợ đắêc lực cho việc xây dựng phát triển kinh tế văn hóa của quận nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nói riêng.
Củng cố năng lực các cơ quan tham mưu, nhân lực đủ kinh nghiệm tổ chức thực hiện các dự án, làm tham mưu cho Quận ủy, Ủy ban về các vấn đề trên, đồng thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng các dự án đầu tư và chuyển đổi ngành nghề…tạo cơ chế tiếp nhận thông tin, sàng lọc phân tích và lựa chọn nhà đầu tư, phương án đầu tư thích hợp.
Có cơ chế phân cấp rõ ràng tránh chồng chéo, ách tắc khi tổ chức thực hiện giữa Thành phố với Quận, giữa Quận với các phường, giữa quận phường và khu, trung tâm công nghiệp, thương mại - dịch vụ giải quyết tốt các mối quan hệ thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng, ổn định và phát triển trong chuyển dịch cơ cấu ngành.
Tựu trung lại chương 3, trên cơ sở phân tích lý luận chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và thực trạng cơ cấu ngành của quận Tân Phú trong những năm qua, luận văn đã vạch ra mục tiêu, quan điểm và các giải pháp cơ bản thực hiện tốt mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành phù hợp với đặc điểm riêng của Quận, phù hợp với xu thế vận động và phát triển của TPHCM và cả nước nhằm
đạt hiệu quả kinh tế cao, thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
KẾT LUẬN
Bằng phương pháp luận phép biện chứng duy vật lịch sử, và các phương pháp cụ thể thích ứng với từng chương, luận văn phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn và các giải pháp đề tài đặt ra.
Trong chương 1, luận văn đã phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành, thực chất, yêu cầu, các nhân tố cơ bản quy định chuyển dịch cơ cấu ngành, vai trò của chuyển dịch cơ cấu ngành nó trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa.
Chương 2, bằng phương pháp theo dõi thống kê mô hình hóa, phân tích và tổng hợp, luận văn đã làm sáng tỏ toàn bộ bức tranh về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của quận Tân Phú từ khi tách khỏi quận Tân Bình từ năm 2004 đến nay. Đồng thời rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành đến năm 2015.
Chương 3, Luận văn đã vạch ra mục tiêu, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành; những quan điểm cơ bản như quan điểm toàn diện, quan điểm thống nhất, quan điểm phù hợp, quan điểm lịch sử cụ thể; đồng thời vạch ra những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện nhiệm vụ cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành quận Tân Phú TPHCM, về vốn, cơ cấu lao động, kết cấu hạ tầng vật chất và xã hội, đất đai và nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp của bộ máy quản lý.
Vơi nội dung các chương đã phân tích trên, toàn bộ luận văn đã làm sáng tõ chủ đề: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2005 – 2020”.
PHỤ LỤC 1 :
ĐỀ ÁN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGAØNH NGHỀ KINH TẾ QUẬN TÂN PHÚ 2005 – 2010, CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2020 II/ Quan điểm và định hướng chuyển dịch ngành nghề kinh tế của quận:
1/ Một số dự báo tình hình tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành nghề kinh tế của Quận :
1.1 Một số dự báo chung :
- Tốc độ đô thị hóa : Đầu tư hạ tầng trong vài năm tới sẽ diễn ra rất nhanh. Trong đó, xu thế người dân còn tiếp tục đồng tình và hưởng ứng chương trình nhà nước nhân dân và cùng làm, qua đó Thành phố sẽ tiếp tục quan tâm, ủng hộ và có nhiều ưu đãi giúp cho Quận phát triển.
- Sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt) mau chóng giảm tỷ trọng đi đến tiệm cận bằng 0%.
- Thành phố thực hiện chương trình sản xuất sạch hơn, trong đó, trước hết không cho đầu tư mới và đầu tư mở rộng ngành nghề sản xuất gây ô nhiễm và thực hiện chương trình di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sẽ trực tiếp làm sục giảm giá trị sản xuất, tác động mạnh đến sự đầu tư doanh nghiệp đối với các ngành nghề.
- Định hướng của thành phố về phát triển kinh tế của Quận có thay đổi nên các quy định về phát triển kinh tế xã hội trước đây không còn phù hợp thực tiển.
- KCN Tân Bình: Nằm giữa ranh của 4 Quận nội thành (Tân Bình, Tân Phú, Q.12, Q.Bình Tân) là một đặc điểm lớn, sản xuất gây ô nhiễm trong tương lai chắc chắn rằng doanh nghiệp trong KCN sẽ nhận thức tác dụng: “ Lợi thế nội thành” để khai thác thế mạnh .
1.2 Phân tích lợi thế so sánh của Quận so với các địa phương bạn
* Mặt mạnh :
- Có truyền thống về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, có KCN Tân Bình.
- Còn một số diện tích đất có thể quy hoạch một vài khu vực phát triển quan trọng. Ngoài ra, một số doanh nghiệp lớn, đang sử dụng quỹ đất nhiều, sau khi di dời ô nhiễm sẽ quy hoạch lại một số mặt bằng thuận lợi cho việc bố trí, phục vụ phát triển kinh tế.
- Hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đang ngày càng được gia tăng về tốc độ đầu tư nâng cấp, mở rộng.
* Mặt hạn chế :
- Chưa có trung tâm giao dịch kinh tế về thương mại – dịch vụ lớn. Trong khi các quận giáp ranh có các chợ đầu mối lớn như quận Tân Bình có chợ Tân Bình, Phạm Văn Hai. Quận 11 có Công viên văn hoá Đầm Sen; quận 6 có chợ Bình Tây, siêu thị METRO; Quận Bình Tân có siêu thị CORA đã án ngữ các hướng từ nội thành về miền tây, về quận Tân Phú.
- KCN Tân Tạo thuộc Quận Bình Tân, có diện tích lớn, thu hút đầu tư một số ngành ô nhiễm nhẹ, được hình thành trước KCN Tân Bình, đã đi vào giai đoạn đầu tư phát triển và có nhiều lợi thế thu hút đầu tư .
- Khi giao thông khu vực được đầu tư phát triển thì lợi thế về đất đai của Quận Tân Bình và Quận 12 cao hơn Quận Tân Phú do còn nhiều mặt hàng lớn hơn Quận Tân Phú, có khả năng huy động để phát triển.
- Phễu tĩnh không sân bay Tân Sơn Nhất chiếm hơn 3/4 diện tích 2 phường Tây Thạnh và Sơn Kỳ, làm khống chế độ cao của các dự án phát triển kinh tế – xã hội.
2/ Quan điểm chuyển dịch ngành nghề kinh tế của Quận :
- Quận Tân Phú được xác định là Quận nội thị. Vì vậy, ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp được khuyến khích đầu tư và duy trì lâu dài là ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp phụ trợ các khu công nghiệp tập trung. Điều kiện hoạt động của các ngành sản xuất phải đảm bảo vệ sinh môi trường, sản phẩm phải có hàm lượng trí tuệ và hiệu quả kinh tế cao mới có thể tồn tại và phát triển bền vững tại địa phương.
- Căn cứ vào thế mạnh của lãnh vực sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và thực tế phát triển kinh tế của Quận thì trong thời gian từ 5 đến 10 năm tới, cơ cấu ngành nghề kinh tế của Quận vẫn duy trì công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ. Tuy nhiên, từng bước sẽ nâng dần tỷ trọng khu vực thương mại – dịch vụ từ 19,69% hiện nay lên khoảng 55% vào cuối những năm 2020 (tính theo giá trị sản xuất hiện hành), theo cơ cấu dịch vụ – thương mại – công nghiệp.
- Công tác chuyển dịch cơ cấu ngành nghề kinh tế phải được thực hiện đồng bộ, thống nhất ở các cấp quản lý, có xác định trọng tâm và hiệu quả đầu tư, tránh đầu tư dàn trải, gây lãng phí về vốn đầu tư và thời gian của xã hội. Kết hợp chuyển dịch ngành nghề kinh tế với đầu tư đổi mới công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
- Xây dựng quy hoạch và định hướng chuyển dịch cơ cấu ngàng nghề kinh tế theo chủ trương và định hướng phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố, phù hợp với khả năng và thực tế của Quận. Hỗ trợ về mặt pháp lý – thủ tục và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được thuê đất và tiếp cận các nguồn vốn đầu tư, các chương trình, dự án đầu tư trong nước. Việc đầu tư chuyển đổi cơ cầu ngàng nghề kinh tế sẽ do các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế – xã hội chủ động thực hiện trên cơ sở định hướng chung của Quận đã đựơc Thành phố duyệt.
3/ Định hướng chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế của Quận : 3.1 Định hướng phát triển của Thành phố :
Trong báo cáo chuyên đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn TP Hồ Chí Minh số 170-BC/TU ngày 12/8/2004 của Thành ủy Tp Hồ Chí Minh đả xác định rõ chiến lược chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế trên địa bàn trong thời gian tới cụ thể như sau :
“… - Trong lĩnh vực công nghiệp tập trung các giải pháp nhằm khuyến
khích đầu tư để đẩy nhanh các nhóm ngành : (1) cơ khí (trong đó cơ khí chế tạo, cơ khí ô tô, cơ khí chính xác); (2) Điện tử – công nghệ thông tin ; (3) hoá chất ; (4) công nghiệp dược, theo hướng ứng dụng nhanh công nghệ sinh học để đưa các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế; (5) sản xuất các loại vật liệu mới, trong đó chú trọng đến việc ứng dụng vật liệu nano.
- Trong lĩnh vực dịch vụ, tập trung vào: (1) thương mại (trong đó chú ý các dịch vụ thương mại quốc tế); (2) tài chính – tín dụng – ngân hàng (trong đó chú ý đến thị trường phát triển vốn trung và dài hạn); (3) dịch vụ cảng – kho vận ; (4) dịch vụ bưu chính viễn thông; (5) thị trường khoa học và công nghiệp; (6) thị trường bất động sản ; (7) dịch vụ giáo dục đào tạo; (8) dịch vụ y tế, nhất là y tế kỹ thuật cao ….. “
3.2/ Định hướng, mục tiêu chung chuyển dịch cơ cấu ngành nghề kinh tế của Quận :
Với tổng quan về mục tiêu và định hướng của TP như trên, quận Tân Phú xác định mục tiêu chung như sau :
- Hoàn cảnh quy hoạch chung 1/5000 toàn Quận, quy hoạch chi tiết 1/2000, quy hoạch điều chỉnh tỷ trọng cơ cấu ngành kinh tế của Quận một cách hợp lý, nâng cao tỷ trọng các ngành dịch vụ, thương mại so với công nghiệp. Đầu tư hình thành các trung tâm thương mại, khu vực công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp kỹ thuật cao gắn với phát triển đô thị, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Khuyến khích chuyển đổi ngành nghề theo hướng phát triển các ngành công nghiệp sạch theo định hướng tại Quyết định số 188/2004/QĐ-TTg ngày 01/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, có tính đến năm 2020.
- Tiếp tục đầu tư nâng cấp mở rộng hệ thống giao thông, hạ tầng cơ sở, khuyến khích phát triển thương mại ở các tuyền đường phố, hình thành những tuyến buôn bán theo một số chủng loại hàng hoá theo phương châm “ Buôn có bạn, bán có phường “ .
- Tạo được thế chủ động hội nhập và tính năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhằm phát triển kinh tế ổn định, bền vững.
- KCN Tân Bình: Dựa theo: “ Quy chế quản lý cụm công nghiệp TP.HCM”, khuyến khích KCN Tân Bình phát triển theo hướng hình thành khu công nghiệp – thương mại. Sản xuất sẽ di dời một vài công đoạn có hàm lượng chất xám thấp sang địa bàn của các khu công nghiệp khác có chi phí sử dụng mặt bằng và giá sinh hoạt thấp hơn. Mặt bằng hiện tại sẽ được đầu tư vào các dịch vụ hỗ trợ như: Kho tàng, kho trưng bày sản phẩm, văn phòng hoặc đầu tư một số trung tâm thương mại thay thế cho các nhà xưởng sản xuất.
III/ MỤC TIÊU CỤ THỂ TỪNG GIAI ĐOẠN : 1/ Giai đoạn 2005 – 2010
Trên đại bàn Quận, tốc độ tăng bình quân của ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 11%, phấn đấu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp do Quận quản lý đạt 14 – 16% / năm. Tốc độ tăng bình quân của ngành thương mại - dịch vụ là 18%, phấn đấu khu vực thương mại - dịch vụ do Quận quản lý tăng 20 – 25%/năm. Do vậy mới có điều kiện đảm bảo tới năm 2010, tỷ trọng khu vực
công nghiệp - xây dựng chiếm 75% và thương mại - dịch vụ chiếm 25% trong đó cơ cấu ngành nghề kinh tế của Quận (tính theo giá hiện hành).
1.1/ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành giai đoạn 2005 – 2010:
Trong giai đoạn này việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Quận không thể tiến hành chuyển mạnh, vì cần phải có thời gian chuẩn bị cơ sở hạ tầng thực hiện chương trình di dời, chương trình đầu tư mở rộng, đầu tư thay đổi thiết bị công nghệ sản xuất, thu hút vốn đầu tư, lựa chọn hình thức đầu tư, lực chọn ngành nghề đầu tư theo chương trình chuyển dịch ngành nghề của Thành phố.
Chủ trương lớn là khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN đẩy mạnh đầu tư phát triển, đưa tốc độ tăng trưởng khối thương mại - dịch vụ đạt bình quân 20 -25%/ năm nhanh hơn tốc độ tăng trưởng khối công nghiệp - xây dựng là 14 – 16%/ năm (khu vực do Quận quản lý, tính theo giá hiện hành). Thực hiện chương trình di dời ô nhiễm, thì quỹ đất của các doanh nghiệp di dời, một phần dành cho đầu tư thương mại - dịch vụ, một phần tái đầu tư sản xuất nhưng tập trung vào các ngành sản xuất sạch hơn, để đảm bảo cho kinh tế phát triển bền vững, với các ngành cụ thể là :
• Công nghệ • Tin học
• Cơ khí chính xác
• Cơ khí thiết bị – phụ tùng
• Sản xuất đồ điện gia dụng – điện tử
• Sản xuất nhựa và lắp ráp các sản phẩm cao su nhựa. • Ngành biến gỗ gia dụng – gỗ mỹ nghệ.
1.2/ Đối với dân số – lao động :
Dự báo dân số trung bình năm 2005 – 2010
Trong giai đoạn này khống chế tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm khoảng trên 1%. Phục vụ phát triển và chuyển dịch ngành nghề kinh tế phải xây dựng kế hoạch định hướng đào tạo các nghề phục vụ các ngành kinh tế cụ thể mà quận đã quy định phát triển.
Tạo điều kiện cho dân nhập cư làm ăn sinh sống, nhưng phải tăng cường quản lý an ninh trật tự, và có chính sách quản lý biến động về tăng dân số cơ học cao, tránh tình trạng quá tải làm nảy sinh các hệ quả xấu cho xã hội. (Đầu tư thay đổi thiết bị công nghệ, chuyển ngành nghề, xây dựng thương hiệu …)
Kết hợp phát triển kinh tế với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng khu dân cư văn minh, lịch sự, nghĩa tình, có đời sống