Phân công lại lao động, phát triển ngành nghề theo hướng

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành quận tân phú, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2005 – 2020 (Trang 63 - 72)

nghiệp hóa, hiện đại hóa

Giai đoạn 2005 – 2010

Trong giai đoạn này, trên địa bàn Quận, phấn đấu đạt tốc độ tăng bình quân của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là 11%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp do Quận quản lý đạt 14 -16% / năm. Tốc độ tăng bình quân của ngành thương mại - dịch vụ là 18%, khu vực thương mại - dịch vụ do Quận quản lý tăng 20 - 25% / năm. Phấn đấu đến năm 2010, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 75% và thương mại - dịch vụ chiếm 25% trong đó cơ cấu ngành nghề kinh tế của Quận (tính theo giá hiện hành).

Trong giai đoạn này việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Quận còn chậm; vì thời gian này phải chuẩn bị kết cấu hạ tầng vật chất và hạ tầng xã hội, triển khai thực hiện chương trình di dời, chương trình đầu tư mở rộng, đầu tư thay đổi thiết bị công nghệ sản xuất, thu hút vốn đầu tư, lựa chọn hình thức đầu tư, lựa chọn ngành nghề đầu tư theo chương trình chuyển dịch ngành nghề của Thành phố.

Chủ trương chung là khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư phát triển, đưa tốc độ tăng trưởng khối thương mại - dịch vụ đạt bình quân 20 -25%/ năm, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng khối công

nghiệp - xây dựng là 14 - 16%/ năm (khu vực do Quận quản lý, tính theo giá hiện hành). Thực hiện chương trình di dời ô nhiễm, thì quỹ đất của các doanh nghiệp di dời, một phần dành cho đầu tư thương mại - dịch vụ, một phần tái đầu tư sản xuất nhưng tập trung vào các ngành sản xuất sạch, để đảm bảo cho kinh tế phát triển bền vững, với các ngành cụ thể là: công nghệ, tin học, cơ khí chính xác, cơ khí thiết bị - phụ tùng, sản xuất đồ điện gia dụng - điện tử, sản xuất nhựa và lắp ráp các sản phẩm cao su nhựa, chế biến gỗ gia dụng - gỗ mỹ nghệ, chế biến thực phẩm (trừ hải sản).

Khống chế tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm khoảng trên 1%. Xây dựng kế hoạch định hướng đào tạo các nghề phục vụ các ngành kinh tế cụ thể mà quận đã quy định phát triển.

Tạo điều kiện cho dân nhập cư làm ăn sinh sống, nhưng phải tăng cường quản lý an ninh trật tự, và có chính sách quản lý biến động về tăng dân số cơ học cao, tránh tình trạng quá tải làm nảy sinh các hệ quả xấu cho xã hội. Kết hợp phát triển kinh tế với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng khu dân cư văn minh, lịch sự, nghĩa tình, có đời sống khá, giàu.

Đối với ngành công nghiệp - xây dựng :

Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 94) khối Trung ương – Liên doanh nước ngoài và khối dân doanh năm 2005 đạt 1.636.475 triệu đồng, năm 2010 đạt 1.173.791 triệu đồng do giảm dần các hoạt động sản xuất gây ô nhiễm, bình quân giá trị sản xuất công nghiệp của khối này mỗi năm giảm 6.43%.

Dự kiến giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 94) năm 2010 chia theo ngành :

(Chỉ tính phần do Quận quản lý) STT ngành cấp 2 Tên ngành Năm 2005 (Tr.đ) Năm 2010 (Tr.đ) Tốc độ phát triển BQ(%) Tổng số 3.100.840 6.516.209 006.01 1 15 Sản xuất thực phẩm và đồ uống 313.467 400.072 105.00 2 16 Sản xuất các sản phẩm thuốc lá 3 17 Dệt 222.038 297.137 106.00

4 18 Sản xuất trang phục, thuộc &

nhuộm da 301.552 884.037 124.00

5 19 Thuộc da, túi xách, yên, giày 91.875 89.869 99.56 6 20 Chế biến gỗ & sản phẩm từ gỗ, tre 39.487 50.397 105.00 7 21 Sản xuất giấy & sản phẩm từ giấy 134.191 199.210 107.00 8 22 Xuất bản in và sao bản in 105.316 373.259 128.80 9 23 Sản xuất than cuốc

10 24 Sản xuất hóa chất & sản phẩm từ hóa chất

93.813 214.545 117.99 11 25 Sản xuất các sản phẩm từ cao su,

plastic 647.831 1.420.337 117.00

12 26 Sản xuất các sản phẩm từ hóa chất

kim loại 37.249 43.168 102.99

13 27 Sản xuất kim loại 69.144 158.128 117.99 14 28 Sản xuất các sản phẩm từ kim loại 361.731 587.530 110.19 15 29 Sản xuất máy móc thiết bị chưa

được phân vào đâu

93.387 392.823 133.29 16 30 Sản xuất thiết bị văn phòng & máy

vi tính

17 31 Sản xuất máy móc thiết bị điện

chưa phân vào đâu 108.507 274.029 120.36 18 32 Sản xuất radio, ti vi, thiết bị truyền

thông 6.435 6.558 100.38 19 33 Sản xuất dụng cụ y tế, chính xác, đồng hồ 389 830 116.39 20 34 Sản xuất xe có động cơ

21 35 Sản xuất phương tiện vận tải khác 15.353 37.548 119.59 22 36 Sản xuất giường, tủ, bàn ghế sản

phẩm khác 417.654 1.056.113 120.39

23 37 Tái chế 41.420 41.620 100.10

Xác định quy mô các nghề sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn trong những năm trước mắt và lâu dài là các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ. Do vậy, những ngành nghề trên cần được định hướng để cho các doanh nghiệp được hoạt động ổn định trên địa bàn nhằm giải quyết lao động tại chỗ, thu hút chất xám và vốn nhàn rỗi trong nhân dân; tuy nhiên cần đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ. Vì vậy, dựa vào một số cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hiện hữu ở các phường quy hoạch lại thành các khu vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp địa phương có qui mô khoảng 10 ha. Khuyến khích các hộ trong khu vực hoán đổi đất hoặc bán lại cho các doanh nghiệp trong khu vực, để cho các doanh nghiệp đầu tư mở rộng, phát triển sản xuất của địa phương, từng bước hình thành các cụm công nghiệp riêng biệt có kết cấu hạ tầng đảm bảo để doanh nghiệp phát triển bền vững.

Đối với ngành thương mại - dịch vụ :

Dự báo giá trị sản xuất khối thương mại - dịch vụ giai đoạn 2005 - 2010 (giá hiện hành) Năm 2005 Năm 2010 Tên ngành Giá trị (tr. đ) cấu (%) Giá trị (tr. đ) cấu (%) ngàn h cấp 1 Tổng số 2.048.963 100 5.475.802 100 G Thương nghiệp 615.353 30.03 1.527.176 27.89 H Ăn uống, khách sạn 227.155 11.09 627.784 11.46

I Vận tải – viễn thông 236.122 11.52 482.666 8.81 L Dịch vụ kinh doanh tài sản, tư

vấn 781.725 38.15 2.393.691 43.72 N Giáo dục đào tạo 20.554 1.00 43.168 0.79

O Hoạt động y tế 55.726 2.72 144.522 2.64 P Văn hóa thể thao 22.829 1.11 49.536 0.90

Ngành Thương mại :

Do tập quán kinh doanh của người dân còn đầu tư phát triển thương mại trên mặt tiền các đường phố, vì vậy cần :

Quy hoạch hình thành các tuyến đường chuyên doanh một vài loại mặt hàng như phố ăn uống, phố kinh doanh, hàng trang trí nội thất bằng gỗ, phố chuyên doanh các mặt hàng điện - điện tử… để tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch, tạo sự cạnh tranh tích cực trong thương mại. Cụ thể các tuyến chính như : Lũy Bán Bích, Âu Cơ, Trường Chinh, Thoại Ngọc Hầu, Tân Kỳ, Tân Quý….

Đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị chuyên ngành hay bách hóa tổng hợp, từ đó hình thành đầu mối thương mại - dịch vụ cung ứng phân phối nguyên phụ liệu, sản phẩm ngành công nghiệp từ Quận và Thành phố đi các tỉnh và ngược lại.

Đầu tư phát triển mới và nâng cấp các chợ, nâng cao văn minh thương mại phục vụ cho nhu cầu mua sắm nhu yếu phẩm và phục vụ thực phẩm tươi sống cho nhân dân địa phương, từ đó xoá bỏ các tụ điểm kinh doanh tự phát lấn chiếm lòng lề đường .

Dịch vụ:

Khuyến khích đầu tư phát triển các loại hình như :

Loại hình dịch vụ tài chính - ngân hàng với qui mô phù hợp khu vực. Dịch vụ giáo dục đào tạo chất lượng cao (trường học, trường dạy nghề - hướng nghiệp).

Dịch vụ du lịch (lữ hành, khách sạn).

Dịch vụ văn hóa (nhà hát, rạp chiếu bóng, câu lạc bộ văn hóa - nghệ thuật).

Dịch vụ thể thao (xây dựng nhà thi đấu, các trung tâm thể dục thể thao, sân bãi tập luyện …)

Dịch vụ đô thị (công viên, các loại hình dịch vụ như xây dựng, giữ xe, vệ sinh đô thị, giao thông đô thị, bưu chính viễn thông…)

Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ (bệnh viện, phòng khám, viện an dưỡng)

Cơ cấu ngành giai đoạn 2005 – 2010 :

Dự báo giá trị sản xuất các ngành kinh tế cấp 1 tính trên địa bàn Quận theo giá hiện hành: (Kể cả liên doanh, trung ương và đầu tư nước ngoài)

Năm 2005 Năm 2010 Tên ngành Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) ngành cấp 1 Chia theo ngành 10.407.313 100.00 21.607.668 100.00

D Công nghiệp chế biến 8.001.638 76.88 14.999.961 69.42 F Xây dựng 356.712 3.43 1.131.905 5.24 G Thương nghiệp 615.353 5.91 1.527.176 7.07 H Ăn uống, khách sạn 227.155 2.18 627.784 2.91

I Vận tải – viễn thông 236.122 2.27 482.666 2.23 L Dịch vụ kinh doanh tài sản,

tư vấn

781.725 7.51 2.393.961 11.08 N Giáo dục đào tạo 20.554 0.20 43.168 0.20

O Hoạt động y tế 55.726 0.54 144.522 0.67 P Văn hóa thể dục thể thao 22.829 0.22 49.536 0.23

T Phục vụ cá nhân cộng đồng 89.500 0.86 206.989 0.96

Chia theo khu vực kinh tế 10.407.313 100.00 21.607.668 100.00

1.Công nghiệp – xây dựng 8.358.350 80.31 16.131.866 74.66 2. Thương mại - dịch vụ 2.048.963 19.69 5.475.802 25.34 Do thế mạnh của Quận Tân Phú là công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tỉ

trọng sản xuất công nghiệp của khối Trung ương - Liên doanh đầu tư nước ngoài chiếm 38% trong tổng số giá trị sản xuất thực tế của ngành công nghiệp trên địa bàn, nên để tạo sự chuyển biến trong chuyển dịch cơ cấu ngành trong suốt giai đoạn 2005 - 2020 xu thế chung là tốc độ tăng trưởng ngành thương mại - dịch vụ

bình quân tăng 20 - 25%/ năm, cao hơn ngành công nghiệp bình quân mỗi năm tăng 11 - 15% .

Phấn đấu đến cuối giai đoạn 2005 - 2020, tỉ trọng giữa hai khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng; thương mại - dịch vụ cơ bản là 75%/25%, về quy hoạch các ngành cơ bản ổn định, các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư, thay đổi thiết bị công nghệ, và xây dựng thương hiệu, nâng dần hình ảnh về kinh tế của Quận để tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn 2010 - 2020.

Giai đoạn 2010 - 2020 :

Ngành công nghiệp - xây dựng. Đây là thời kỳ cần tập trung phát triển cao

về chất lượng. Những kết quả đạt được những giai đoạn trước sẽ được đúc kết kinh nghiệm để tiếp tục phát huy, tạo tiền đề tiếp theo cho sự phát triển vững chắc, không khuyến khích những ngành thâm dụng lao động, khuyến khích phát triển các ngành thâm dụng tài chính. Tuy nhiên, để hạn chế các bất cập về xã hội do phát triển nóng gây ra, có thể cần hạn chế phần nào mức phát triển của khu vực công nghiệp - xây dựng.

Trên cơ sở các ngành công nghiệp - xây dựng đã được định hình ở giai đoạn trước, khuyến khích đầu tư tăng hiệu quả kinh tế ở những mặt chủ yếu sau:

Tăng cường công tác nghiên cứu phát triển các loại hình sản phẩm có hàm lượng chất xám, hiệu quả kinh tế cao vào mỗi sản phẩm cụ thể.

Xây dựng thương hiệu vững mạnh

Chú trọng đầu tư, phát triển công nghiệp phụ trợ, các loại hình dịch vụ công nghiệp cho các khu vực công nghiệp tập trung và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ nội địa và xuất khẩu.

Tạo điều kiện đẩy mạnh tích tụ và tập trung vốn, hình thành các đơn vị sản xuất kinh doanh lớn đủ sức mạnh để phát triển hiện đại hóa.

Cơ cấu ngành nghề kinh tế đựơc xác định trong giai đoạn này là giảm dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng so với thương mại - dịch vụ. Do đó, mức tăng trưởng khu vực công nghiệp - xây dựng (phần do Quận quản lý) có thể hạn chế lại chỉ còn bình quân 10 - 14%/ năm.

Ngành thương mại - dịch vụ: Tốc độ tăng trưởng khối thương mại - dịch vụ

(phần do Quận quản lý) phần đấu tương đương mức tăng trưởng cũ là bình quân 20 - 25%/ năm. Trong nội ngành thương mại - dịch vụ thì dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng cao hơn từ 50 - 60%.

Khuyến khích phát triển các trung tâm, siêu thị như trong giai đoạn 2005 - 2010 nhưng chú trọng phát triển các ngành dịch vụ với tốc độ cao, các loại hình kinh doanh tài chính, các trường học quốc tế, các cơ sở dịch vụ khám chữa bệnh, các khu vui chơi giải trí lớn.

Khuyến khích tiếp tục phát triển về chiều rộng lẫn chiều sâu các ngành đã định hướng. Thu hút và khuyến khích hình thành các Liên hiệp - Hợp tác xã, tập đoàn sản xuất - thương mại lớn.

Quan tâm đến các chuyển dịch kinh tế của khu công nghiệp Tân Bình, định hướng phát triển khu công nghiệp này.

Giai đoạn năm 2010 – 2015:

Tốc độ tăng bình quân của Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là 11%, riêng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp do Quận quản lý phấn đấu tăng 12 - 14 %/ năm; tốc độ tăng bình quân của ngành thương mại - dịch vụ là 20%; riêng khu vực thương mại - dịch vụ do Quận quản lý phấn đấu tăng 20 - 25%/năm. Đến năm 2015, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng còn 62% và thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng 38%.

Quy hoạch ngành nghề, theo kế hoạch của UBND Quận Xác định ngành nghề, công nghệ, thiết bị được trang bị hoạt động trong khu công nghiệp. Trên

cơ sở đó có kế hoạch hoán đổi đất, bồi hoàn đối với các hộ dân phải di dời tạo mặt bằng cho các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất các ngành sản xuất.

Trên cơ sở quy hoạch quận Tân Phú hiện có các cụm công nghiệp nhỏ tại một số khu vực sau đây phải quy hoạch: Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tam giác phường Hiệp Tân; cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phường Tân Thới Hòa. Hai cụm công nghiệp này sẽ được quy hoạch ngành nghề cụ thể phù hợp với định hướng phát triển chung.

Đối với khu vực thương mại - dịch vụ, với diện tích mặt bằng hiện hữu của quận, thì diện tích đất trống dành cho phát triển ngành thương mại - dịch vụ của quận còn rất ít. Do vậy, muốn phát triển ngành thương mại - dịch vụ, Quận chỉ có thể tận dụng mặt bằng (diện tích đất) của các doanh nghiệp nhà nước, các cơ sở sản xuất di dời vào các khu công nghiệp tập trung để quy hoạch và chuyển hướng sử dụng vào mục đích phát triển thương mại - dịch vụ. Trên cơ sở đó hiện nay có các khu thương mại - dịch vụ như sau:

Khu tam giác phát triển thuộc địa giới 3 phường: Hòa Thạnh, Tân Thành, Phú Thọ Hòa. Tại đây có sẵn diện tích một số mặt bằng tương đối rộng của các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân kinh doanh… phần lớn các đơn vị này đều nằm trong chương trình di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm của Thành phố, bản thân các doanh nghiệp cũng đang tìm hướng chuyển dịch đầu tư qua lĩnh vực thương mại - dịch vụ.

Khu dịch vụ - thương mại thuộc cụm phường Phú Trung, Hòa Thạnh, Tân Thới Hòa. Đây là khu vực nằm cạnh công viên Đầm Sen, khu vực này hiện còn còn một số mặt bằng với diện tích rộng thuộc các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp này cũng nằm trong chương trình di dời của Thành phố. Là khu vực có mật độ dân số khá cao nhưng lĩnh vực dịch vụ như: giáo dục - đào tạo, khám chữa bệnh, dịch vụ ngân hàng - tài chính, dịch vụ

công nghệ hầu như chưa có. Hướng quy hoạch tương lai sẽ phát triển khu thương mại - dịch vụ trên các lĩnh vực: dịch vụ giáo dục - đào tạo chất lượng cao, dịch vụ cao ốc văn phòng, dịch vụ khám chữa bệnh, dịch vụ tài chính ngân hàng.

Khu phức hợp công viên dịch vụ văn hóa thể dục thể thao Sơn Kỳ. Đây là

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành quận tân phú, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2005 – 2020 (Trang 63 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)