Thu hút vốn, đầu tư vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành quận tân phú, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2005 – 2020 (Trang 72 - 75)

Bảng 10. Bảng ước tính nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế 2005-2010

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010

1. Giá trị sản xuất ước tính (tỷ đồng)

Tổng cộng 10.407 12.045 13.939 16.132 18.670 21.608 * Công nghiệp – xây dựng 8.358 9.533 10.873 12.401 14.144 16.132 * Thương mại – dịch vụ 2.049 2.494 3.036 3.696 4.498 5.476

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010

2. Giá trị đầu tư ước tính (tỷ đồng)

Tổng cộng 1.048 1.242 1.473 1.750 2.080 2.475 * Công nghiệp – xây dựng 438 500 570 650 741 846 * Thương mại – dịch vụ 610 742 903 1.100 1.339 1.629

* Bảng số liệu trên chưa tính chi phí di dời ô nhiễm

Nguồn vốn cần phục vụ cho chuyển dịch ngành nghề của quận là rất lớn, giai đoạn 2002 - 2010 cần khoảng hơn 10.000 tỷ chưa kể nhu cầu đầu tư cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội mà ngân sách sẽ chi. Vì vậy, cần phải huy động vốn từ nhiều nguồn: ngân sách địa phương và thành phố, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, nguồn vốn từ nhàn rỗi trong dân, phat huy tối đa năng lực

nội sinh và phải tranh thủ ngoại lực. Thông qua các chính sách thu hút vốn đầu tư, vận dụng chính sách chung của nhà nước trên địa bàn quận, sử dụng tốt các lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối để thu hút nguồn vốn tạo điều kiện tốt nhất cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.

Tạo vốn thông qua thanh lý tài sản: số lượng trang thiết bị tài sản cũ lạc hậu trong công nghiệp khá lớn, sử dụng tốt nguồn vốn thanh lý này vào việc đổi mới thiết bị máy móc và phát triển sản xuất công nghiệp. Ngoài ra có thể đẩy mạnh các hình thức khác như: thuê mua tài chính, vay tín dụng, phát hành cổ phiếu…

Nguồn vốn ngân sách thông qua các chính sách thuế, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, thực hành tiết kiệm, phấn đấu mức chi đầu tư phát triển chiếm 25-30% chi ngân sách. Tranh thủ nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng của Thành phố.

Nguồn vốn tích lũy tái đầu tư và nguồn vốn tín dụng. Các doanh nghiệp tích lũy từ khấu hao cơ bản, nguồn tài chính do điều chỉnh cơ cấu tài sản. Để tăng nguồn vốn này cho đầu tư cần tận dụng công suất máy móc, thiết bị nhà xưởng; sử dụng có hiệu quả sức lao động; giảm chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất; tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm; phát hiện thị trường mới, lĩnh vực đầu tư mới…

Để thu hút nguồn vốn, phải tìm được vị trí ngành có nhu cầu lớn trước mắt để đầu tư, tạo bước đột phá, tạo sức bật, sự chuyển động lớn cho đầu ra tiếp theo của chuyển dịch ngành nghề kinh tế từng ngành, từng khu vực, tránh đầu tư tràn lan không có trọng điểm, hiệu quả thấp. Lựa chọn dự án có tính khả thi, có hiệu quả kinh tế cao, thời gian thu hồi vốn nhanh để kêu gọi đầu tư trước nhằm tạo sự tin tưởng của các nhà đầu tư vào các dự án của quận.

Chuyển dịch cơ cấu ngành phải được thực hiện đồng bộ, thống nhất ở các cấp quản lý, có xác định trọng tâm và hiệu quả đầu tư, tránh đầu tư dàn trải, gây lãng phí về vốn đầu tư và thời gian thu hồi vốn chậm. Kết hợp chuyển dịch ngành nghề với đầu tư đổi mới công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Trên cơ sở quy hoạch các dự án đầu tư, các ban ngành các tổ chức chủ động tuyên truyền, cổ động, tổ chức các buổi hội thảo để mời gọi giới thiệu các dự án đầu tư đối với các doanh nghiệp trong nước, cũng như ngoài nước tham gia vào các dự án của quận và doanh nghiệp trên địa bàn hoặc thông qua trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư của thành phố mời gọi.

Quận cần hướng dẫn kỹ cho các nhà đầu tư hiểu rõ các khung pháp lý theo quy định cho các dự án đầu tư cũng như các chính sách ưu đãi đầu tư theo từng lĩnh vực, ngành dịch vụ, thủ tục đầu tư để phục vụ khách hàng, trên các lĩnh vực: thuế đất đai, nhà xưởng, thủ tục cấp phép đầu tư xây dựng, thế chấp tài sản, vay vốn..,.

Tập trung đầu tư vào các dự án mang tính chiến lược, có khả năng làm chuyển biến rõ rệt diện mạo đô thị, làm động lực kích thích sự chuyển dịch ngành nghề. Mỗi cụm kinh tế, mỗi ngành phải chuẩn bị kỹ các dự án đầu tư có tính khả thi cao, để mời chào các nhà đầu tư, hoặc kêu gọi vốn đầu tư bằng hình thức công ty cổ phần.

Khuyến khích thành lập các câu lạc bộ doanh nghiệp hoặc hội ngành nghề trên địa bàn quận để các doanh nghiệp tham gia hỗ trợ nhau trong các lĩnh vực về vốn đầu tư, liên kết sản xuất kinh doanh. Kinh nghiệm - kỹ thuật, cũng như kêu gọi về đầu tư để chuyển dịch ngành nghề kinh tế theo định hướng phát triển của quận.

Tổ chức các hội nghị các doanh nghiệp trong cùng một cụm, để thống nhất lựa chọn phương án đầu tư tối ưu mang tính đồng bộ, thống nhất cách thức tiến hành các dự án chung cũng như riêng của mỗi doanh nghiệp trong khu vực.

Hình thành bộ phận tư vấn và thông tin kinh tế trong việc cải cách kinh tế, nhằm giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư nắm bắt kịp thời chủ trương của Thành phố và quận trong lĩnh vực phát triển kinh tế của địa phương. Nếu các doanh nghiệp có nhu cầu thì bộ phận tư vấn sẽ lo thủ tục đầu tư cho nhà đầu tư theo thủ tục hành chính “một cửa, một dấu”.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành quận tân phú, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2005 – 2020 (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)