Quy định phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động kinh tế

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành quận tân phú, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2005 – 2020 (Trang 31 - 32)

Như trên đã phân tích chuyển dịch cơ cấu ngành xuất phát từ cơ sở của quan hệ sản xuất, bởi dựa trên quan hệ sản xuất nào trong đó dựa trên sở hữu loại hình tư liệu sản xuất nào, có hình thức tổ chức quản lý sản xuất tương ứng, từ đó có phương hướng hoạt động và phương pháp tổ chức sản xuất ngành nghề tương ứng.

Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, tất yếu có nhiều hình thức tổ chức sản xuất khác nhau. Chính sách cơ cấu kinh tế đặc biệt là chính sách ngành nghề là một trong những bộ phận hợp thành chính sách kinh tế quốc gia, là hành vi của mọi chính phủ lợi dụng mọi chính sách, biện pháp và các cơ quan chức năng để can thiệp vào sự phát triển ngành nghề và thay đổi cơ cấu kinh tế ngành ở nước mình. Sự can thiệp của các chính sách đối vơiù cơ cấu kinh tế có đặc điểm là đi trước, lâu dài và toàn diện và hệ thống, nó không ngừng điều chỉnh, phát triển và biến đổi theo nhu cầu thực tế, phản ánh trình độ nhận thức quá trình phát triển kinh tế và năng lực dự báo kinh tế của con người.

Khái niệm chính sách cơ cấu kinh tế, trọng tâm là chính sách ngành nghề, mới chỉ được các nhà kinh tế học sử dụng rộng rãi từ những năm 70 của thế kỷ XX. Ở các nước khác nhau có nhiều cách lý giải khác nhau. Ở những nước đề cao vai trò thị trường, đề cao vai trò tự do cạnh tranh, chính sách ngành nghề của họ thiên về chính sách tổ chức, nhấn mạnh nguyên tắc hàng đầu chống độc quyền, chính phủ đã trực tiếp tạo điều kiện nâng đỡ và phát triển một số ngành vận tải bằng tàu thuyền, ngành đường sắt… Con đường thực hiện chính sách ngành nghề là thông qua cơ chế thị trường để đạt được mục đích nhất định.

Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy chính sách cơ cấu mà trước hết là cơ cấu ngành nghề có thể đưa ra sớm nhằm bù đắp những khiếm khuyết của thị trường, đáp ứng những nhu cầu về sản phẩm làm cho quá trình phát triển kinh tế đạt mức tối ưu, họ đã đưa ra chính sách ngành nghề hoàn chỉnh nhất, điển hình nhất trong các nước tư bản phát triển. Chính sách ngành nghề của họ có đặc điểm là thiên về chính sách cơ cấu, bảo hộ những ngành trọng điểm, ưu tiên giúp đỡ các xí nghiệp có năng lực cạnh tranh quốc tế và tích cực chủ động can thiệp sớm.

Mặc dù ở các nước chính sách cơ cấu, chính sách ngành nghề có những điểm khác nhau, song điểm chung đều xuất phát từ trật tự thuận trong tái sản xuất xã hội để điều hoà các mâu thuẫn vốn có trong nền sản xuất nhằm đảm bảo sự cân đối giữa các ngành, các khu vực của nền sản xuất xã hội. Tuy nhiên, do lực lượng sản xuất trong chủ nghĩa tư bản được xã hội hóa cao buộc nhà nước cần phải can thiệp, song quan hệ sản xuất vẫn dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, không thể giải quyết một cách triệt để mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản, do vậy tác dụng điều hòa sự phát triển sức sản xuất và quan hệ kinh tế xã hội trong điều kiện đó là có hạn. Như vậy, vai trò của chuyển dịch cơ cấu ngành có ý nghĩa quan trong ở chỗ nó quy định phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động kinh tế cho mỗi giai đoạn mỗi thời kỳ.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành quận tân phú, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2005 – 2020 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)