Cơcấu ngành phản ánh qua giá trị sản xuất

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành quận tân phú, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2005 – 2020 (Trang 40 - 120)

Bảng 4. Bảng giá trị sản xuất công nghiệp chia theo ngành TT ngành cấp2 Tên ngành Năm 2004 (triệu đồng) Kế hoạch năm 2005 (triệu đồng) Tốc độ phát triển (%) Tổng số 2.669.512 3.100.0840 116,16 1 15 Sản xuất thực phẩm và đồ uống 298.540 313.647 105,00 2 16 Sản xuất các sản phẩm thuốc lá 3 17 Dệt 209.470 222.038 106,00

4 18 Sản xuất trang phục nhuộm & da 243.187 301.552 124,00

5 19 Thuộc da, túi xách… 92.803 91.875 99,00

6 20 Chế biến gỗ & sản phẩm gỗ, tre 37.607 39.487 105,00 7 21 Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy 124.251 134.191 108,00 8 22 Xuất bản in và sao bản in 79.185 105.316 133,00 9 23 Sản xuất than cốc

10 24 Sản xuất hóa chất & sản phẩm từ

hóa chất 76.896 93.813 122,00

11 25 Sản xuất các sản phẩm từ cao su 553.702 647.831 117,00 12 26 Sản xuất sản phẩm từ khoáng chất

phi kim loại 35.475 37.249 105,00

13 27 Sản xuất kim loại 57.144 69.144 121,00

14 28 Sản xuất các sản phẩm từ kim loại 317.308 361.731 114,00 15 29 Sản xuất MMTB chưa được … 67.672 93.387 138,00

Nguồn: Đề án chuyển dịch cơ cấu ngành nghề của quận 2005-2010

Bảng số liệu trên đây, tính theo giá cố định năm 1994, chỉ tính phần quận quản lý cho thấy: mức tăng bình quân chung về giá trị sản xuất của ngành công nghiệp là 16,6%; trong đó có một số ngành mức tăng trưởng cao tới 38% như máy móc thiết bị, sản xuất giường tủ 26,42%, sản xuất trang phục nhuộm và da 24%

Việc phân tích các số liệu cho thấy, đối với quận Tân Phú để phát huy thế mạnh của mình trên một số các lĩnh vực như may mặc, cao su, nhựa, cơ khí, thực phẩm cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành; trong đó đặc biệt chú trọng một số ngành nghề như: sản xuất máy móc thiết bị có tốc độ phát triển nhanh 138% là một yêu cần bức thiết trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa, quá trình đô thị hóa nông nghiệp nông thôn, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành của quận, không những phát huy thế mạnh của mình mà còn là yêu cầu cấp thiết giải quyết việc làm, ổn định đời sống nhân dân.

Tân Phú là một quận mới vùng ven Thành phố, trong những năm qua tốc độ đô thị hóa rất nhanh, do đó dân số biến động cơ học lớn, tỷ lệ lao động chưa có việc làm ổn định bình quân khoảng 6%, tỷ lệ dân nhập cư khoảng 47%, đây là lực lượng lao động chưa qua đào tạo. Nhìn chung chất lượng tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ thấp, chủ yếu là lao động thủ công là một trở ngại lớn trong chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, nhất là phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất đòi hỏi đội ngũ trình độ lao dộng có chất lượng cao.

Một số ngành trong Quận nếu so sánh dưới góc độ giá trị sản xuất công nghiệp có thể rút ra một số ngành hàng chủ lực cần phải phát huy thế mạnh của lĩnh vực công nghiệp.

Bảng 5. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành nghề kinh tế cấp 1. Năm 2004 Năm 2005 ngành cấp 1 Tên ngành Giá trị (tr. đồng) Cơcấu (%) Giá trị (tr. đồng) Cơcấu (%) Chia theo ngành 9.006.082 100,00 10.407.313 100,00

D Công nghiệp chế biến 7.063.675 78,43 8.001.368 76,88

F Xây dựng 307.393 3,41 356.712 3,43

G Thương nghiệp 512.795 5,69 615.353 5,91

H Ăn uống, khách sạn 189.296 2,10 227.155 2,18 I Vận tải, viễn thông 196.768 2,18 236.122 2,27 L Dịch vụ, KDTS, tư vấn 579.281 6,43 781.725 7,51 N Giáo dục đào tạo 17.128 0,19 20.554 0,20

O Hoạt động y tế 46.438 0,52 55.726 0,54

P Văn hóa, thể thao 19.024 0,21 22.829 0,22 T Phục vụ cá nhân cộng đồng 74.584 0,83 89.500 0,86

Chia theo khu vực kinh tế 9.006.082. 100,00 10.407.313 100,00

Công nghiệp-xây dựng 7.370.768 81,84 8.358.350 80,31 Thương mại dịch vụ 1.635.314 18,16 2.048.963 19,69

Nếu dựa vào cơ cấu giá trị sản xuất các ngành nghề kinh tế cấp 1 tính tên địa bàn quận theo giá hiện hành cho thấy tiềm năng của quận còn rất dồi dào, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng trên 76%, khu vực công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng trên 80%, khu vực thương mại - dịch vụ qua 2 năm gần đây chỉ dao động ở mức 18 -19%.

Đối với ngành nông nghiệp trên địa bàn quận hiện còn khoảng 115,38 ha đất nông nghiệp. Cây trồng chủ yếu là các loại rau đậu, hiệu quả kinh tế không cao. Theo quy hoạch sử dụng đất của sở Tài nguyên –Môi trường và sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2010 đất nông nghiệp của Quận Tân Phú được chuyển toàn bộ sang đất xây dựng đô thị. Do đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, đối với lĩnh vực vực nông nghiệp là không cần phải tính đến; tuy nhiên nếu quận phát triển các ngành công nghiệp chế biến liên quan đến nông sản phẩm do nông nghiệp cung cấp, hay chế biến thủy hải sản phải giải quyết tốt mối quan hệ hai chiều mới đảm bảo tốt cho yêu cầu quá trình sản xuất kinh doanh.

Bảng 6. Giá trị sản xuất các ngành thương mại dịch vụ

(tính theo giá hiện hành)

Năm 2004 Năm 2005 Thứ tự ngành cấp 1 Tên ngành Giá trị (tr. đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đồng) Cơ cấu (%) Tổng số 1.635.314 100 2.048.963 100 1 G Thương nghiệp 512.795 31,36 615.353 30,03 2 H Ăn uống, khách sạn 189.296 11,58 227.155 11,09 3 I Vận tải, Viễn thông 196.768 12.03 236.12 11,52 4 L DVKD tài sản, tư vấn 579.281 35,42 781.725 38,15 5 N Giáo dục đào tạo 17.128 1,05 20.554 1,00

6 O HĐ y tế 46.438 2,84 55.726 2,72

7 P Văn hóa, thể thao 19.024 1,16 22.829 1,11 8 T Phục vụ CN, cộng đồng 74.584 4,56 89.500 4,37

Đối với ngành thương mại - dịch vụ trong năm 2004 khối Trung ương liên doanh với nước ngoài chỉ có công ty Vikamex, công ty Cổ phần vận tải ô tô số 2 chiếm tỷ trọng rất nhỏ 11,5% trong khu vực thương mại - dịch vụ và chiếm 2% trên tổng giá trị sản xuất toàn địa bàn. Điều này cho thấy trong điều kiện kinh tế thị trường với một Thành phố năng động, trung tâm kinh tế của cả nước, cần phải phát huy hơn nữa thế mạnh của mình trong xây dựng và phát triển kinh tế.

Trong ngành kinh tế thương mại - dịch vụ trên địa bàn quận chiếm tỷ trọng lớn nhất là ngành dịch vụ kinh doanh tài sản, tư vấn chiếm tới 38,15%. Theo bảng phân ngành kinh tế cấp 1, nhóm ngành này bao gồm các ngành nghề: kinh doanh cho thuê bất động sản như thuê mặt bằng, thuê nhà, thuê kho, thuê phòng trọ; cho thuê thiết bị máy móc, thuê văn phòng; cho thuê máy tính máy photocopy; dịch vụ quảng cáo môi giới, giới thiệu việc làm, tư vấn trong tất cả các lĩnh vực …

Đối với nhóm G hoạt động thương nghiệp là một ngành kinh doanh năm 2002 trong cơ cấu chiếm 31,36% trong cơ cấu giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ, song năm 2005 chỉ chiếm 30,03%. Hoạt động chủ yếu của nhóm này mới chỉ dừng lại ở việc mua bán hàng hóa trong nước, trong đó phần lớn giao dịch quan hệ mua bán phục vụ cho nhân dân lao động, chưa có những hoạt động thương mại phục vụ cho nhu cầu sản xuất, cung cấp dịch vụ tư liệu sản xuất (tư liệu lao động và đối tượng lao động) cho quá trình sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Trong điều kiện của nền kinh tế tri thức vấn đề thúc đẩy tốc độ sản xuất hiệu quả kinh tế cao đó là ngành vận tải viên thông, có thể nói về lĩnh vực này tốc độ phát triển của quận còn rất khiêm tốn mới chỉ chiếm 11,52% so với năm 2004 giảm 0,51% là vấn đề đáng quan tâm. Quận phải chú trọng hơn nữa về phát triển kết cấu hạ tầng vật chất để thúc đẩy lĩnh vực này phát triển, trong quá

trình chuyển dịch cơ cấu ngành cần đầu tư đúng mức với các ngành quan trọng này.

Đối với kết cấu hạ tầng xã hội, là một quận vừa mới tách ra từ quận Tân Bình. Do đó, việc đầu tư để phát triển các ngành thuộc kết cấu hạ tầng xã hội của quận đang ở mức độ rất thấp, chưa đáp ứng kịp theo yêu cầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong bảng giá trị sản xuất các ngành thương mại - dịch vụ cho thấy lĩnh vực giáo dục đào tạo ở mức độ quá thấp, ở các ngành này năm 2004 trong cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành thương mại - dịch vụ chỉ chiếm 1,05%, đến năm 2005 cùng với đà tăng lên của các ngành này thì lĩnh vực này chỉ còn 1% trong cơ cấu giá trị; mặc dù số lượng tuyệt đối có tăng lên song mức độ tăng lên chưa tương xứng.

Các ngành trong lĩnh vực hoạt động y tế, bảo vệ sức khoẻ là 2,84% năm 2004, năm 2005 là 2,72% ; hoạt động chăm sóc sức khoẻ thể dục thể thao là 1,16%, phục vụ cá nhân cộng đồng 4,56% các chỉ số này so sánh với năm 2005 đều giảm, điều đó phản ánh mặt bằng xã hội và hoạt động kinh tế ở các ngành thương mại - dịch vụ còn thấp so với mức tăng lên của các ngành khác và so với các quận nội thành trong quá trình xây dựng và phát triển.

Điều đáng quan tâm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố là dịch vụ - công - nông nghiệp. Tuy nhiên, đến nay Quận Tân Phú chưa có một trung tâm thương mại lớn trở thành điểm giao dịch chung của quận, nối liền với các quận khác và các tỉnh trong cả nước nhằm phát huy thế mạnh của mình.

Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của mỗi quốc gia cần phải đáp ứng theo xu hướng chung của thế giới đó là quốc tế hóa, toàn cầu hóa hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, đối với quận Tân Phú, thuộc TPHCM một trung tâm kinh tế, văn hóa, công nghiệp của cả nước. Việc phát triển các ngành nghề phải đặt trong xu thế chung đó vừa phát huy được thế mạnh của mỗi quốc gia, mỗi

quận, song qua đó biết tranh thủ tận dụng những lợi thế tương đối, tạo đà cho tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn.

2.2.3. Cơ cấu ngành phản ánh qua đóng góp ngân sách địa phương.

Như chúng ta đều biết việc phát triển các ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành không chỉ có ý nghĩa giải quyết việc làm tăng thu nhập, sử dụng có hiệu quả nguồn tiềm năng sẵn có của quận. Đặc biệt trong những năm qua nguồn lao động nhập cư từ các vùng trong cả nước đến quận là rất lớn, vì vậy giải quyết việc làm trở thành một vấn đề cấp bách.

Chuyển dịch cơ cấu ngành chính là thúc đẩy sản xuất của quận phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gia tăng sự đóng góp cho ngân sách địa phương. Trong những năm vừa qua các ngành kinh tế đã đóng góp cho ngân sách địa phương cho quận như sau.

Bảng 7. Bảng tổng hợp đóng góp ngân sách địa phương

chia theo ngành nghề kinh tế ĐVT : tỷ đồng

ngành

cấp 1

Ngành Thực hiện Năm 2004 Tỷ trọng (%) Kế hoạch năm 2005

(1) (2) (3) (4) (5)

Khối Công nghiệp – Xây dựng 65.593 63,8 82.923

D Công nghiệp 52.437 51,0 66.291 F Xây dựng 13.156 12,8 16.632

(1) (2) (3) (4) (5)

Khối Thương mại – dịch vụ 37.238 36,2 47.077

G Thương nghiệp 24.918 24,2 31.502 L Dịch vụ 12.320 12,0 15.575

Tổng cộng 102.831 100,0 130,000

Nguồn: Đề án chuyển dịch cơ cấu ngành nghề của quận 2005-2010 Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành không chỉ thích ứng với xu thế của thời đại, để tận dụng nguồn tiềm năng hiện có mà vấn đề đặt ra là việc chuyển

dịch sao cho mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, vừa nâng cao đời sống nhân dân, vừa đóng góp nhiều cho ngân sách Trung ương và địa phương.

Bảng tổng hợp trên cho thấy khối công nghiệp xây dựng đóng góp cho ngân sách địa phương trong năm 2004 chiếm 63,8%. Đây là một tỷ lệ rất lớn, đặc biệt trong năm 2005 con số tuyệt đối tăng so với năm 2004 là 20%, điều đó chứng tỏ việc phát triển các ngành công nghiệp có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong giai đoạn cả nứơc đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề phát triển công nghiệp là một vấn đề tất yếu. Song cũng cần chú trọng đến việc phát triển các ngành dịch vụ - thương mại nhất là khu trung tâm đô thị lớn, nơi giao lưu thuận lợi đối với các vùng trong cả nước.

2.2.4. Cơ cấu kinh tế phản ánh qua kim ngạch xuất khẩu

Bảng 8. Bảng tổng hợp kim ngạch xuất khẩu của năm 2004 so với 2003 ĐVT : 1.000

USD

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 2004/2003(%) Tổng cộng 27.997 40.357 144,15

Quốc doanh và cổ phần 2.169 3.178 146,52 Ngoài quốc doanh 25.528 37.179 143,95

Trong đó

Xuất khẩu công nghiệp 25.264 35.837 141,93

Quốc doanh và cổ phần 2.170 3.178 146,52 Ngoài quốc doanh 23.094 32.679 141,50

Xuất khẩu thương mại 2.733 4.500 164,65

Quốc doanh và cổ phần

Ngoài quốc doanh 2.733 4.500 164,65 Nguồn: Đề án chuyển dịch cơ cấu ngành nghề của quận 2005-2010 Qua bảng số liệu trên cho thấy kim ngạch xuất nhập khẩu của Quận năm sau cao hơn năm trước, đánh dấu bước phát triển chuyển dịch cơ cấu các ngành sản xuất kinh doanh; đặc biệt tiềm năng to lớn của quận, nhất là đối với các

doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh đã đạt được một tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra nguồn vốn từ xuất khẩu cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của quận cũng như TPHCM nói chung.

2.2.5. Cơ cấu ngành phản ánh qua các ngành hàng chủ lực

Mặc dù mới chia tách từ quận Tân Bình, song qua thực tiễn phát trểin kinh tế xã hội trong những năm vừa qua, quận tân Phú cũng đã rút ra những ngành hàng thế mạnh của mình, những ngành đảm bảo được tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của quận như sau:

Bảng 9. Các ngành hàng chủ lực của quận năm 2004

Ngành chủ lực Giá trị sản xuất công nghiệp (tỷ dồng) Tỷ trọng (%) So với năm 2003 May mặc 243,18 9,11 25,46 Cao su 553,70 20,74 18,35 Cơ khí 317,31 11,88 14,89 Dệt 209.47 7,84 6,86 Thực phẩm 298,54 11,18 4,43 Tổng cộng 1.622,21 100 14,26

Nguồn: Đề án chuyển dịch cơ cấu ngành nghề của quận 2005-2010

Đối với ngành thương mại - dịch vụ trong những năm qua Quận đã có sự chú trọng đầu tư đúng mức, song so với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của TPHCM thì tỉ trọng các ngành này còn ít chưa đạt được tốc độ cơ cấu chung của Thành phố. Bảng số liệu dưới góc độ giá trị sản xuất cho thấy rõ điều đó.

Tuy nhiên, với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố, của Quận Tân Phú thì xuất khẩu thương mại đạt tỷ trọng quá nhỏ chưa tương xứng

với một đô thị phồn vinh. Do vậy, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế quận phải quan tâm, đầu tư thích đáng vào các ngành thuộc khu vực kinh tế này.

2.3. Nguyên nhân, bài học kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành.

Qua phân tích đặc điểm và thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh, có thể rút ra một số nguyên nhân và bài học kinh nghiệm đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành của quận như sau:

2.3.1. Nguyên nhân

Nguyên nhân thứ nhất.

Trong những năm qua, mặc dù là một quận vừa mới tách ra từ quận Tân Bình, song nhờ sự lãnh đạo quan tâm của Thành ủy, Ủy Ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, mà trực tiếp là sự lãnh đạo của Quận ủy, Ủy Ban nhân dân Quận trong định hướng chỉ đạo chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành nghề, triển khai kịp thời các chính sách thu hút vốn đầu tư, các

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành quận tân phú, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2005 – 2020 (Trang 40 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)